7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển KTTT của huyện Vĩnh Tƣờng tỉnh Vĩnh Phú
Phú.
Sau khi khảo sát đánh giá thực tế, huyện đã thống nhất xây dựng quy hoạch các khu trang trại tập trung, cụ thể cho từng loại trạng trại. Để phát triển trang trại đƣợc thuận lợi, xã ban hành Nghị quyết về quy hoạch phát triển kinh tế trang trại tập trung, trong đó ƣu tiên cấp đất công ích, đổi đất canh tác của các hộ dồn thành thửa lớn tạo quỹ đất làm trang trại ổn định lâu dài để nông dân yên tâm đầu tƣ. Bên cạnh đó, xã còn tạo thuận lợi về thủ tục hành chính, hƣớng đầu tƣ, hỗ trợ xây dựng điện - đƣờng khu quy hoạch trang trại, huy động nhiều nguồn vốn cho các hộ vay vốn với lãi suất thấp để mua giống và đầu tƣ xây dựng trang trại, hỗ trợ xây dựng hầm bioga, hệ thống tiêu nƣớc thải và xử lý môi trƣờng...
Đặc biệt, để việc phát triển trang trại thực sự có hiệu quả, huyện quan tâm đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật thú y, liên kết với các cơ quan chuyên môn mở lớp bồi dƣỡng đào tạo về kỹ thuật thú y, kiến thức quản lý trang trại và cấp chứng chỉ cho các chủ trang trại. Đồng thời, tổ chức nhiều lớp tập huấn, tham quan, trao đổi kinh nghiệm với các chủ trang trại chăn nuôi lớn, điển hình trong và ngoài tỉnh để các chủ trang trại của xã học hỏi, nâng cao hiểu biết về khoa học kỹ thuật; tạo điều kiện liên kết, cung ứng giống vật nuôi, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
Đến nay, toàn huyện có hơn 50 trang trại, với các mô hình trang trại tổng hợp, trang trại chăn nuôi gà, lợn, nuôi trồng thủy sản, kinh phí đầu tƣ