chiến lược, chính sách, chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do Nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp pháp luật hoặc trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung được Nhà nước đảm bảo để điều chỉnh các xử sự trong xã hội.
Đảng và Nhà nước ta luôn coi thanh niên và công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. Tại các kỳ họp Quốc hội, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên là quá trình thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng đã đề ra, đồng thời quy định trách nhiệm, nhiệm vụ của các cấp, các ngành trong hoạt động QLNN về công tác thanh niên như ban hành các văn bản luật, các văn bản có liên quan đến QLNN về công tác thanh niên; quyết định ngân sách hàng năm đối hoạt động công tác thanh niên; giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chính sách có liên quan đến thanh niên. Các bộ, cơ quan ngang bộ, ngành phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan mình để xây dựng, triển khai thực hiện các chính sách có liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên. UBND các cấp xây dựng kế hoạch, chương trình nhằm cụ thể hóa chính sách cho phù hợp với tình hình địa phương, đồng thời phối hợp với tổ chức Đoàn, chỉ đạo các ban, ngành phối hợp với Đoàn thanh niên thực hiện tốt QLNN về công tác thanh niên. Ngày 21/3/2005, Chính phủ ban hành Chỉ thị số 06/2005/CT-TTg “về phát huy vai trò thanh niên tham gia phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn
mới”, Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 11/9/2009 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa”, Quyết
định số 2474/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Quyết định
1042/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2017 “ban hành kế hoạch thực hiện phát
triển thanh niên Việt Nam giai đoạn II (2016-2020)” và các chính sách khác
có liên quan đến công tác thanh niên. Chính sách của Nhà nước về thanh niên là sự thể hiện ý chí của hệ thống chính trị, cụ thể hóa đường lối của Đảng.
1.2.2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách về phát triển thanh niên
Thanh niên là một bộ phận quan trọng của xã hội và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong thời kỳ đổi mới như hiện nay. Vì vậy, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách về phát triển thanh niên là việc làm cần thiết và có vai trò quan trọng, là khâu then chốt để đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân nói chung và thanh niên nói riêng nhằm góp phần nâng cao nhận thức về pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, kỹ năng ứng xử pháp luật trong đời sống của thanh niên và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.Công tác tuyên tuyền, phổ biến pháp luật, chính sách cho thanh niên là một trong những nội dung quan trọng không thể thiếu trong việc bồi dưỡng, phát triển thanh niên hiện nay.
Tại chương II Luật Thanh niên quy định thanh niên có các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm trên 8 lĩnh vực quan trọng liên quan nhiều đến thanh niên như học tập; lao động; bảo vệ Tổ quốc; hoạt động khoa học, công nghệ và bảo vệ
tài nguyên môi trường; hoạt động văn hóa nghệ thuật, du lịch, vui chơi giải trí; bảo vệ sức khỏe, thể dục, thể thao; hôn nhân và gia đình; tham gia quản lý nhà nước và xã hội ngoài những quyền và nghĩa vụ như mọi công dân khác đã được quy định trong hiến pháp và pháp luật. Nội dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục cần tập trung vào các quyền và nghĩa vụ của thanh niên, chính sách, pháp luật mới ban hành, chú trọng đến các luật liên quan trực tiếp thanh niên như Luật Thanh niên, Luật Căn cước công dân, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ Luật dân sự, … Bên cạnh đó, cần tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe, hôn nhân và gia đình, dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên… Vì các lĩnh vực này có liên quan trực tiếp và ảnh hưởng lớn đến đời sống của thanh niên.
1.2.3. Xây dựng, kiện toàn bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức làm quản lý nhà nước về công tác thanh niên
Trước đây, chỉ có Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam làm nhiệm vụ tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh niên. Vì vậy, QLNN về công tác thanh niên chưa được cụ thể hóa và còn nhiều bất cập trong việc triển khai thực hiện. Năm 2008, Chính phủ giao Bộ Nội vụ là cơ quan thực hiện chức năng QLNN về công tác thanh niên. Thực hiện Nghị quyết số 25- NQ/TW ngày 25/7/2008 của hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá X) “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh
niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Bộ Chính trị đã thông
qua Đề án “tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác thanh niên”, xác định Bộ Nội vụ là cơ quan giúp Chính phủthống nhất QLNN về công tác thanh niên, thành lập Vụ Công tác thanh niên và Sở Nội vụ được thành lập Phòng Công tác thanh niên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ QLNN về công tác thanh niên. Ngày 10/02/2011 Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 04/2011/TTBNV hướng dẫn bổ sung nhiệm vụ, tổ chức và biên chế của Sở
Nội vụ, Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện về công tác thanh niên. Tuy nhiên, ngày 31/10/2014 Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh đã hủy bỏ Thông tư số 04/2011/TTBNV, ngày 10/02/2011 của Bộ Nội vụ. Theo đó, Phòng Công tác thanh niên được sáp nhập vào Phòng Xây dựng chính quyền và đổi tên thành "Phòng xây dựng chính quyền và công tác thanh niên, nhưng về chức năng, nhiệm vụ của lĩnh vực quản lý nhà nước về thanh niên của địa phương cơ bản vẫn được giữ nguyên.
Vì bộ máy QLNN về công tác thanh niên mới được xây dựng và vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nên đội ngũ cán bộ, công chức làm QLNN về công tác thanh niên chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Do đó, việc tham mưu, triển khai thực hiện nhiệm vụ còn gặp nhiều khó khăn, đôi lúc, đôi nơi còn xem nhẹ nhiệm vụ QLNN về công tác thanh niên hoặc giao hẳn cho tổ chức Đoàn Thanh niên. Vì vậy, cần phải tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho đội ngũ cán bộ, công chức hiểu rõ về nhiệm vụ QLNN về công tác thanh niên. Từ đó, xác định đúng nhiệm vụ, tầm quan trọng của QLNN về công tác thanh niên trong bộ máy nhà nước hiện nay.
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên là nhiệm vụ hết sức quan trọng, để công tác quản lý đạt được các mục tiêu đặt ra thì rất cần thiết phải bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ QLNN về công tác thanh niên từ Trung ương đến địa phương. Để xây dựng các luật, chính sách, kế hoạch, chương trình phát triển thanh niên phù hợp với đối tượng thanh niên thì cần phải có một đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ và am hiểu các vấn đề về thanh niên. Do đó, việc bồi dưỡng đội ngũ này phải được thực hiện thường xuyên và mang tính lâu dài. Nội dung bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm
QLNN về công tác thanh niên cần chú trọng vào một số nội dung quan trọng sau:
Một là, các quan điểm, chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng về
thanh niên và công tác thanh niên, các văn bản quy phạm pháp luật, các kế hoạch, chương trình phát triển thanh niên.
Hai là, chú trọng bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ và phương pháp trong
QLNN về công tác thanh niên như kỹ năng lập kế hoạch, xây dựng chương trình, đề án về thanh niên và công tác thanh niên, kỹ năng tổ chức triển khai các chương trình, đề án, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật cho thanh niên và công tác thanh niên.
Do đặc điểm của hệ thống chính trị và thanh niên là lực lượng xã hội đặc thù nên nhà nước phải phối hợp với các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội có liên quan để thực hiện nhiệm vụ QLNN về công tác thanh niên, trong đó tổ chức Đoàn thanh niên làm nòng cốt dưới sự lãnh đạo của Đảng.