Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về công tác thanh niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về công tác thanh niên trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 32 - 36)

Theo điều 7 Luật thanh niên năm 2005 quy định hợp tác quốc tế về công tác thanh niên với các nước, tổ chức quốc tế trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng chủ quyền, phù hợp với pháp luật mỗi nước và thông lệ quốc tế. Nội dung hợp tác quốc tế về công tác thanh niên bao gồm:

Thứ nhất, xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế

về công tác thanh niên.

Thứ hai, tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết, gia nhập và thực hiện các

điều ước quốc tế về công tác thanh niên.

Thứ ba, giao lưu thanh niên; trao đổi thông tin, kinh nghiệm về công tác

thanh niên.

Để quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về công tác thanh niên đạt hiệu quả, cần chú trọng vào một số vấn đề sau:

Một là, cần bồi dưỡng và nâng cao nhận thức của thanh niên về công tác

triển, đa phương hóa, góp phần bảo vệ hòa bình, tiến bộ xã hội.

Hai là, cần đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế

về quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên, trao đổi kinh nghiệm xây dựng, thực hiện chính sách đối với thanh niên. Tranh thủ nguồn lực của các tổ chức quốc tế cho phát triển thanh niên và công tác thanh niên.

Ba là, cần tạo điều kiện để Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các tổ chức thanh niên do Đoàn Thanh niên làm nòng cốt mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác với các tổ chức thanh niên trong khu vực và thế giới. Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong công tác thông tin, tuyên truyền vận động thanh niên và người Việt Nam ở nước ngoài hướng về xây dựng đất nước.

Bốn , cần tạo điều kiện để học sinh, sinh viên và người lao động Việt Nam ở nước ngoài trong độ tuổi thanh niên thường xuyên được học tập, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đối với cả nước nói chung và lực lượng thanh niên nói riêng. Do đó, quản lý hoạt động hợp tác quốc tế là một nội dung rất quan trọng, đa phương hóa, đa dạng hóa sẽ tạo ra cho thanh niên nhiều cơ hội tiếp cận với nền văn minh hiện đại của các nước trên thế giới. Đây là cơ hội tốt để thanh niên tiếp cận với nền văn hóa và học hỏi các tiến bộ khoa học của các nước trên thế giới. Từ đó, áp dụng có chọn lọc các thành tựu của nhân loại phù hợp với tình hình đất nước, nhằm phát triển nền kinh tế xã hội của đất nước. Đây cũng là cơ hội tốt để thế hệ trẻ quảng bá hình ảnh, con người đất nước Việt Nam thân thiện, giàu lòng yêu nước và mến khách, là cơ hội tốt để bạn bè quốc tế biết đến Việt Nam.

Trên thực tế ngoài những nội dung nêu trên, để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh niên thì cơ quan quản lý nhà nước phải làm tốt các nội dung sau:

- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về chính sách phát

triển thanh niên: Kết quả tổng kết 10 năm thi hành Luật thanh niên và các

chính sách liên quan đến thanh niên, cho thấy công tác thống kê, tổng hợp tình hình, số liệu về thanh niên chưa được quan tâm, đầu tư và chỉ đạo thực hiện một cách nghiêm túc, toàn diện. Cụ thể là, các cơ quan có thẩm quyền không có công cụ đo lường để đánh giá được kết quả triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong từng lĩnh vực nêu trên mà chỉ đánh giá định tính trên cơ sở tổng hợp từ các nhận định đánh giá chủ quan của các bộ, ngành và địa phương mà chưa có số liệu minh chứng cụ thể. Công tác xây dựng, hoạch định chính sách và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến thanh niên hiện nay rất cần những thông tin xác thực phản ánh đúng thực trạng sự phát triển của thanh niên. Song trên thực tế, những số liệu thông tin về thanh niên thường là các nhóm chỉ tiêu rời rạc, được thu thập từ nhiều nguồn và theo các phương pháp khác nhau nên thiếu tính hệ thống và độ tin cậy không cao. Mặt khác, nhà nước chưa có quy định thống nhất về việc lập, tổ chức thu thập, xử lý số liệu và công bố các chỉ tiêu thống kê về thanh niên một cách đầy đủ, toàn diện, đồng bộ phù hợp với hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Hiện nay, vấn đề về thanh niên đã được nhiều nhà khoa học, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đầu tư nghiên cứu, song việc nghiên cứu hầu hết tập trung vào các chủ đề như: Tổng quan tình hình thanh niên, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi; xu hướng và quan niệm về tình yêu, tình dục, lối sống của thanh niên; vấn đề lao động, việc làm cho thanh niên, vấn đề về tội phạm trong thanh thiếu niên,... Tuy nhiên, đến thời điểm này chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu thống kê thanh niên, báo cáo đánh giá về tình hình thanh niên một cách bài bản, khoa học và thực chất để làm cơ sở đánh giá tác động của các chính sách đã được ban hành cho thanh niên, cũng như xây dựng chính sách, chiến lược và định hướng phát triển thanh

niên; đồng thời, làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động thống kê, thu thập tư liệu, số liệu về thanh niên.

Thực tiễn tổ chức triển khai các chương trình phát triển thanh niên thời gian qua cho thấy, các bộ, ngành và địa phương đã tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao, nhưng chưa có số liệu cụ thể để so sánh, đánh giá mang tính định lượng, thể hiện bằng chỉ số cụ thể về sự trưởng thành, phát triển của thanh niên trong mỗi giai đoạn; hiệu quả sự tham gia của thanh niên trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội,... Việc xây dựng và hoàn thiện bộ công cụ thống kê về thanh niên một cách đầy đủ và toàn diện dựa trên bằng chứng là yêu cầu bức thiết trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên nói riêng, là tiền đề quan trọng giúp cho việc xây dựng, hoạch định chính sách và đánh giá tác động của các chính sách đối với thanh niên.

- Sơ kết, tổng kết việc thực hiện pháp luật, chính sách về phát triển thanh niên: Nghị định số 78/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2017, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2007 của Chính phủhướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh niên đã quy định các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm “Báo cáo kết quả thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên và việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên về Bộ Nội vụ trước ngày 15 tháng 12 hằng năm để tổng hợp báo

cáo Chính phủ”. Quy định này của Chính phủbuộc các cơ quan ở Trung ương

và địa phương thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo tình hình thực hiện chính sách pháp luật đối với thanh niên là nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước về thanh niên. Nếu các bộ, ngành và địa phương thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo và chất lượng của các báo cáo được bảo đảm thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở các cấp sẽ nắm bắt được thực chất

tình hình hoạt động và có các biện pháp, giải pháp chỉ đạo kịp thời nhằm nâng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về công tác thanh niên trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)