Tại huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về công tác thanh niên trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 40 - 47)

Phúc Thọ là huyện nằm ở phía Tây Bắc Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 35km. Huyện có diện tích 117km2, dân số khoảng 250.000 người với 23 đơn vị hành chính cấp xã gồm 01 thị trấn và 22 xã. Trên địa bàn huyện, Quốc lộ 32 đóng vai trò là con đường giao thông huyết mạch, ngoài ra, còn có Tỉnh lộ 417, 418, 419 chạy qua nối liền Phúc Thọ với các vùng kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho Phúc Thọ trong quá trình giao lưu, liên kết với trung tâm thành phố Hà Nội và các huyện, thị lân cận.

Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện luôn dành sự quan tâm đến việc chăm lo, giáo dục, phát triển thế hệ thanh niên và đạt

được một số thành tựu quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về thanh niên. Từ những thành tựu đạt được của huyện đã đưa ra những bài học kinh nghiệm cho huyện Sóc Sơn, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đào tạo bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác

thanh niên: Huyện Phúc Thọ đã phối hợp với Sở Nội vụ mở lớp tập huấn cho 90 công chức trực tiếp tham mưu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên của các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện, chủ tịch UBND xã, công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã.

Thứ hai, thực hiện các chính sách phát triển thanh niên, tạo việc làm cho

thanh niên: Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ đã quan tâm chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tích cực phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động lành mạnh thu hút nhiều thanh niên tham gia, các hoạt động phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng nhu cầu của thanh niên. Đã tổ chức các hội thảo đầu bờ, chuyển giao kỹ thuật để thanh niên nông thôn áp dụng các tiến bộ của khoa học vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất, giảm chi phí, cải thiện đời sống.

Thứ ba, xây dựng các thiết chế văn hóa cho thanh niên, đảm bảo quyền

hưởng thụ văn hóa, vui chơi, giải trí cho thanh niên. Hàng năm, ngành văn hóa thông tin huyện phối hợp với các đơn vị tổ chức thành công các chương trình văn hóa, văn nghệ, giao lưu trong toàn huyện, phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân và thanh niên trên địa bàn huyện tham gia. Các câu lạc bộ như Taekwondo, võ cổ truyền, ghita, múa… ngày càng được nhân rộng và thu hút nhiều thanh niên.

Thứ tư, công tác giáo dục tuyên truyền pháp luật và phòng chống tội phạm

trong thanh niên luôn được các cấp ủy Đảng quan tâm, chỉ đạo sâu sát, các hoạt động tuyên truyền giáo dục được thực hiện qua các hình thức như tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật, phòng chống tệ nạn xã hội và ma túy, các buổi tuyên truyền, phổ biến các luật mới đến thanh niên và người dân trên địa bàn.

Bên cạnh, các mặt tích cực nêu trên thì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên ở huyện Phúc Thọ vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như:

Công tác triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển thanh niên còn mang tính hình thức, chậm được triển khai, chưa phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

Đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn các xã còn trông chờ vào sự chỉ đạo của cấp trên, chưa nhạy bén trong công tác tham mưu, đề xuất các giải pháp triển khai thực hiện các chương trình phát triển thanh niên ở địa phương.

Công tác đoàn kết tập hợp thanh niên trên địa bàn huyện chưa có tính chiều sâu, chưa mang tính bền vững.

Một bộ phận thanh niên thiếu ý thức chấp hành pháp luật, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội, tỷ lệ thanh niên phạm pháp vẫn còn khá cao.

Nguyên nhân của những hạn chế, đó là:

Một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa đi sâu sát trong công tác chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương lồng ghép chỉ tiêu phát triển thanh niên vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của ngành, lĩnh vực, địa phương.

Nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên còn khá mới, do đó đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ chưa có kinh nghiệm, còn lúng túng trong việc tham mưu, đề xuất, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch, chương trình liên quan đến thanh niên.

Các chương trình, kế hoạch đồng hành cùng thanh niên trong lập thân, lập nghiệp chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu của thanh niên.

1.4.2. Tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, Phổ Yên là trung tâm tổng hợp về công nghiệp, thương mại và

dịch vụ, đầu mối giao thông của tỉnh và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - văn hóa của Thái Nguyên với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Thị xã Phổ Yên có tổng diện tích tự nhiên 258,869km2, tổng dân số khoảng 139.410 người với 18 đơn vị hành chính trực thuộc (gồm 4 phường và 14 xã). Thị xã huyện Phổ Yên có đường Quốc lộ số 3 Đường cao tốc Hà nội Thái Nguyên và đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên chạy dọc từ nam lên bắc, mang lại cho huyện nhiều thuận lợi về kinh tế - xã hội.

Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền thị xã Phổ Yên luôn quan tâm, chăm lo đến thanh niên và công tác thanh niên, cụ thể là:

Một là, công tác triển khai phổ biến, tổ chức thực hiện các văn bản, chiến lược, chính sách, chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên: UBND thị xã đã ban hành các văn bản chỉ đạo UBND xã, phường và các cơ quan chuyên môn thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2015-2017. Công tác tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết số 25-NQ/TW cũng được quan tâm triển khai thực hiện dưới nhiều hình thức như: Tổ chức hội nghị lồng ghép trong các đợt tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh niên; thường xuyên tổ chức giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng rèn luyện kỹ năng sống cho thanh niên và thực hiện lối sống lành mạnh thông qua các loại hình như diễn đàn, trao đổi, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đối với công tác thanh niên gắn với tình hình thực tế tại địa phương, cụ thể hóa các chỉ tiêu về phát triển thanh niên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thị xã...

Hai là, bồi dưỡng bản lĩnh chính trị, đạo đức, tư tưởng, lối sống văn

minh cho thanh niên: Cấp ủy, lãnh đạo các cấp ủy xã, phường luôn chú trọng bồi dưỡng, phát triển lực lượng đoàn viên thanh niên tại các cơ quan, đơn vị; phân công thành viên trong cấp ủy theo dõi lãnh đạo công tác thanh niên; quan tâm đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống của đòan

viên thanh niên; tạo mọi điều kiện để đoàn viên thanh niên tại cơ quan, đơn vị tham gia học tập nghị quyết, tham gia các hoạt động trong phong trào thanh niên; theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo lực lượng thanh niên trong việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng bộ, chi bộ.

Ba là, nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, trình độ khoa học - công nghệ cho thanh niên, giải quyết việc làm cho thanh niên: Việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, trình độ khoa học công nghệ cho thanh niên luôn là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Hàng năm UBND thị xã đều ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ … cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức nhất là các cán bộ trẻ trong toàn thị xã.

Các cấp chính quyền và các ban, ngành ở địa phương đã tạo mọi điều kiện để thanh niên tham gia phong trào học tập, ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn. Phối hợp với Đoàn thanh niên và các ban ngành có liên quan mở các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông thôn, hội thảo về các hoạt động chuyên đề phù hợp với từng địa phương, hướng dẫn thanh niên ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Ngoài ra, ngân hàng chính sách xã hội đã hỗ trợ cho đoàn viên thanh niên vay vốn để sản xuất kinh doanh, lập thân lập nghiệp. Hoạt động trên đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho thanh niên, giúp thanh niên vượt lên làm giàu chính đáng. Thực hiện tốt công tác nâng cao trình độ chuyên môn, giải quyết việc làm cho thanh niên sẽ động viên, kích lệ sự sáng tạo của thanh niên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Bốn là, công tác tuyên truyền pháp luật, phòng chống tội phạm và các tệ

nạn xã hội trong thanh niên: Công tác tuyên truyền pháp luật, xây dựng các mô hình đấu tranh phòng chống tội phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp quan tâm, đảm bảo mọi điều kiện để thanh niên được tiếp cận với các kênh thông tin tuyên truyền giáo dục pháp

luật. Hàng năm, phòng cảnh sát phòng chống tệ nạn xã hội phối hợp với Đoàn Thanh niên thị xã tổ chức tuyên truyền, tập huấn về phòng chống ma túy, phòng chống tệ nạn mại dâm. Hầu hết các xã, phường, các trường học trên địa bàn đều xây dựng câu lạc bộ, đội hình thanh niên tình nguyện, đội hình thanh niên xung kích an ninh, thanh niên tự quản tham gia giữ gìn trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông và sẵn sàng tham gia các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, vì an sinh xã hội tại các địa phương thu hút hàng trăm lượt thanh niên tham gia.

Các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên hệ thống đài phát thanh, truyền hình thị xã Phổ Yên đạt hiệu quả và chất lượng ngày càng cao, kịp thời chuyển tải lượng thông tin pháp luật nói chung và phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội nói riêng cho toàn thể nhân dân và thanh niên có điều kiện nắm bắt, theo dõi vận dụng vào thực tiễn.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được vẫn còn có những hạn chế, tồn tại như: Các văn bản có liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên ở một số cấp ủy Đảng, ban ngành ở thị xã chưa đồng bộ, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng có nội dung chưa thể hiện sự quyết tâm cao; công tác quản lý nhà nước về thanh niên ở nhiều đơn vị còn hạn chế, vì đa số cán bộ công chức làm quản lý nhà nước về công tác thanh niên mới được tiếp cận và chưa có kinh nghiệm trong quản lý thanh niên.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1, luận văn đã phân tích, hệ thống hóa, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về công tác thanh niên. Đây là một dạng quản lý xã hội tổng hợp, mang tính quyền lực nhà nước đối với một đối tượng đặc trưng là thanh niên; là quá trình tác động của hệ thống các cơ quan nhà nước đối với công tác thanh niên và thanh niên bằng chính sách, luật pháp, cơ chế vận hành và tổ chức bộ máy, bằng kiểm tra, giám sát, đồng thời cũng bằng các chính sách, luật pháp. QLNN về công tác thanh niên góp phần xây dựng thế hệ thanh niên phát triển toàn diện về tư tưởng, đạo đức, phẩm chất và năng lực, trình độ trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao, tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế - quốc tế sâu rộng của đất nước.

Việc phân tích, hệ thống hóa các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài sẽ làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh niên ở chương tiếp theo.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về công tác thanh niên trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)