Phân tích quy mô cho vay hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT việt nam, chi nhánh eatoh, buôn hồ, tỉnh đăk lăk (Trang 25)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.1. Phân tích quy mô cho vay hộ kinh doanh

Phân tích quy mô cho vay là phân tích dư nợ cho vay thông qua việc tăng hay giảm đối tượng cho vay của ngân hàng, dư nợ bình quân trên một khách hàng và số lượng vốn vay của khách hàng. Ngân hàng muốn phát triển hoạt động tín dụng trước hết phải phát triển được quy mô cho vay hay nói cách khác là tăng quy mô cho vay qua việc tìm kiếm khách hàng, chính sách chăm sóc khách hàng và chính sách lãi suất hợp lý… Sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá việc tăng quy mô cho vay của ngân hàng:

a. Dƣ nợ cho vay hộ kinh doanh

Dư nợ cho vay là số tiền ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng nhưng chưa thu hồi lại được, bao gồm:

- Dư nợ thời điểm: phản ánh tại từng thời điểm như cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

- Dư nợ bình quân: phản ánh quy mô trong một thời kỳ (năm).

Chỉ tiêu đánh giá dư nợ cho vay: mức tăng dư nợ cho vay (DNCV) là chênh lệch giữa DNCV tại một thời điểm nhất định so với DNCV kỳ trước, được xác định bởi công thức:

Mức tăng dư nợ cho vay = Dư nợ cho vay kỳ này – Dư nợ cho vay kỳ trước

Tốc độ tăng trưởng dư nợ là số tiền mà khách hàng còn nợ ngân hàng tại một thời điểm nhất định so với kỳ trước, cho thấy lượng tiền mà ngân hàng chưa thu hồi được, được xác định qua công thức:

Dư nợ cho vay kỳ này – Dư nợ cho vay kỳ trước

Tốc độ tăng trưởng = x100% dư nợ cho vay Dư nợ cho vay kỳ trước

- Dư nợ của ngân hàng được xem xét theo thời gian có dư nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, theo thành phần kinh tế, theo các loại hình doanh nghiệp… Chỉ tiêu dư nợ thể hiện dư nợ của ngân hàng chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế ở cùng thời kỳ, thời điểm. Dư nợ cho vay càng lớn cho thấy lượng khách hàng càng nhiều, ngân hàng có thêm nhiều cơ hội mở rộng cho vay. Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này tăng quá nhanh qua các thời kỳ sẽ gây áp lực lớn về vốn huy động cho ngân hàng và đặt dấu chấm hỏi về chất lượng cho vay.

b. Số lƣợng khách hàng

Số lượng khách hàng là những người vay vốn từ ngân hàng đề đầu tư kinh doanh, phát triển mở rộng sản xuất.

Quy mô số lượng khách hàng là toàn bộ số lượng khách hàng có quan hệ giao dịch qua các thời gian nhất định. Phân tích quy mô khách hàng để biết được số lượng khách hàng đến giao dịch tăng, giảm qua các năm trong những điều kiện nhất định. Nếu số lượng khách hàng tăng tức là hoạt động kinh

doanh tăng và ngược lại, số lượng khách hàng giảm thì hoạt động kinh doanh dịch vụ cũng giảm.

Để gia tăng số lượng khách hàng là hộ kinh doanh, ngân hàng cần có những chính sách cụ thể và hợp lý nhằm giữ chân các đối tượng khách hàng cũ và thu hút thêm các đối tượng khách hàng mới; điều này sẽ giúp ngân hàng nâng cao vị thế của mình trên thị trường tài chính. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện thực tế trong từng thời kỳ mà ngân hàng sẽ có những chiến lược thu hút khách hàng tiềm năng đi đôi với chấp nhận rủi ro hay đánh đổi việc tăng/giảm lợi nhuận.

Đối với những khách hàng truyền thống - đây hầu hết là đối tượng vay vốn có uy tín, có phương án kinh doanh cụ thể, khả thi và hiệu quả - ngân hàng nên mở rộng điều kiện cho vay và có những chính sách ưu đãi hợp lý nhằm mục đích tri ân và giữ chân đối tượng khách hàng vay vốn này. Đối với khách hàng chưa vay vốn tại ngân hàng, cần tăng cường hoạt động maketing, xác định và đánh giá khách hàng mục tiêu, từ đó xây dựng chính sách khách hàng cho từng khách hàng mục tiêu đó. Đồng thời cũng cần chú trọng hơn nữa việc đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của ngân hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay đối với hộ kinh doanh.

c. Dƣ nợ bình quân trên trên khách hàng

Dư nợ bình quân trên một khách hàng HKD phản ánh quy mô cho vay mà ngân hàng cấp cho một HKD là lớn hay nhỏ, từ đó cho thấy thực trạng vấn đề mở rộng cho vay của chi nhánh. Tăng dư nợ bình quân trên một khách hàng là tăng mức dư nợ từng khách hàng tại từng thời điểm khác nhau; có những thời điểm dư nợ kỳ này tăng so với kỳ trước nhưng dư nợ bình quân trên một khách hàng lại giảm, và ngược lại có thời điểm tuy dư nợ giảm nhưng dư nợ bình quân trên một khách hàng lại tăng.

Dư nợ cho vay Dư nợ bình quân/khách hàng =

Số khách hàng

Phân tích dư nợ bình quân trên một khách hàng để đánh giá sự hài lòng và mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ cho vay của ngân hàng. Để tăng dư nợ bình quân trên một khách hàng các ngân hàng cần đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích, có những cơ chế chính sách như tài sản đảm bảo tiền vay, khách hàng không cần phải đảm bảo tiền vay hay phải đảm bảo một phần tài sản tiền vay mà ngân hàng sẽ đánh giá mức độ tín nhiệm để có chính sách ưu đãi về lãi suất phù hợp với từng đối tượng khách hàng… nhằm thỏa mãn hơn nữa nhu cầu ngày càng cao của khách hàng vì các khách hàng đang vay vốn tại ngân hàng nếu được đáp ứng sự thỏa mãn sẽ tiếp tục vay nhiều hơn nữa. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần giải quyết những khó khăn, vướng mắc về các thủ tục và quy trình tín dụng để thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng.

d. Kiểm soát rủi ro trong cho vay hộ kinh doanh

Rủi ro trong cho vay là những biến cố bất ngờ xảy ra, không lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách quan và để lại những thiệt hại tiềm ẩn về vật chất hay phi vật chất trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Vì vậy cần kiểm soát rủi ro trong cho vay hộ kinh doanh qua các biện pháp phòng ngừa rủi ro và xử lý các rủi ro trong kinh doanh.

- Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro trong cho vay: + Đa dạng hóa cơ cấu trong cho vay hộ kinh doanh

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện cho vay theo quy trình cho vay một cách chặt chẽ

+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin, đánh giá và xếp loại khách hàng

+ Thẩm định hồ sơ vay và phân tích tín dụng + Theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay + Phân tán rủi ro

+ Hạn chế cho vay.

- Một số biện pháp xử lý rủi ro:

+ Thực hiện phân loại nợ, trích lập quỹ dự phòng và xử lý rủi ro

+ Xử lý các khoản vay có vấn đề: có hai sự lựa chọn tổng quát là khai thác hoặc thanh lý.

- Một số chỉ tiêu đánh giá kiểm soát rủi ro: + Tỷ lệ nợ xấu

Tổng dư nợ thuộc nhóm 3,4,5

Tỷ lệ nợ xấu năm N = x 100% Tổng dư nợ năm N

(Trong đó N là thời điểm xét dư nợ)

+ Tỷ lệ trích lập dự phòng = Dự phòng RRTD trích lập/Dư nợ bình quân

Tùy theo mức độ rủi ro mà ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro từ 0 đến 100% giá trị khoản vay, như vậy nếu ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ này càng cao.

+ Tỷ lệ xóa nợ = Nợ được xóa/Dư nợ bình quân

Những khoản nợ khó đòi sẽ bị xóa và bù đắp bởi quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Như vậy nếu ngân hàng có tỷ lệ xóa nợ cao chứng tỏ chất lượng tín dụng không tốt.

1.2.2. Phân tích chất lƣợng hoạt động cho vay hộ kinh doanh

Phân tích chất lượng hoạt động cho vay là quá trình nghiên cứu, đánh giá mức độ hài lòng và thỏa mãn của khách hàng là hộ kinh doanh khi sử

dụng dịch vụ cho vay của ngân hàng; khả năng thu hồi vốn và lời của các khoản vay. Để gia tăng lợi nhuận thì mức gia tăng về thu nhập về hoạt động cho vay phải tăng nhanh hơn mức chi phí cho hoạt động cho vay, dẫn đến ngân hàng cần có chất lượng cho vay tốt. Chất lượng cho vay phản ánh mức độ thích nghi của ngân hàng với sự thay đổi của môi trường bên ngoài và thể hiện sức cạnh tranh trong môi trường hoạt động.

Để đánh giá được chất lượng cho vay, ta cần đánh giá qua năng lực quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng, nếu khâu quản trị rủi ro trong cho vay của NH không tốt làm phát sinh nhiều nợ xấu tác động tiêu cực đến thu nhập từ hoạt động cho vay, dẫn đến hoạt động của ngân hàng không gia tăng về mặt doanh thu mà còn dẫn đến tăng chi phí như chi phí xử lý nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng… Theo quy định của NHNN, tỷ lệ nợ xấu không được vượt quá 5% trên tổng dư nợ cho vay; tỷ lệ nợ xấu càng cao sẽ dẫn đến nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng; hay nói cách khác tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng cho vay càng thấp.

Khi gặp khó khăn về chất lượng tín dụng, ngân hàng sẽ tập trung nguồn lực để xử lý nợ xấu, nợ quá hạn làm hạn chế nguồn lực dành cho hoạt động cũng như các dịch vụ cho vay gây mất niềm tin và uy tín của khách hàng đối với ngân hàng. Đối với các ngân hàng tại Việt Nam thì cho vay là hoạt động cơ bản nên việc quản trị rủi ro trong cho vay và chất lượng cho vay là những nhân tố quyết định đến sự tồn tại của ngân hàng. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng hoạt động cho vay sẽ hỗ trợ cho việc duy trì, phát triển số lượng khách hàng truyền thống lâu năm và thu hút lượng khách hàng mới của ngân hàng.

Như vậy, trong quá trình phân tích chất lượng cho vay tìm ra được những vấn đề trong quản trị rủi ro cho vay cần giải quyết để nâng cao chất lượng cho vay, nâng cao uy tín và sự tin tưởng của khách hàng.

1.2.3. Phân tích mạng lƣới cho vay

Mạng lưới cho vay cho thấy vị thế, thị phần của ngân hàng qua các năm so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn, bao gồm mạng lưới giao dịch, mạng lưới hoạt động của ngân hàng. Phân tích mạng lưới cho vay của ngân hàng cho thấy khả năng mở rộng mạng lưới qua việc mở rộng các phòng giao dịch, các điểm cho vay…nhằm gia tăng số lượng khách hàng; một ngân hàng có mạng lưới hoạt động càng rộng thì cơ hội kinh doanh, gia tăng thị phần và phát triển dịch vụ càng cao, đáp ứng được những nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Mở rộng mạng lưới cho vay phản ánh sự gia tăng vị thế, thị phần mà ngân hàng thương mại đã chiếm lĩnh được trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn, thường được đánh giá trên một vùng, miền, quốc gia, lãnh thổ. Việc mở rộng mạng lưới cho vay giúp ngân hàng có thêm khách hàng tiềm năng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc tiếp cận vốn đồng thời cũng phân tán được rủi ro trong quá trình hoạt động. Tiêu chí đánh giá việc mở rộng mạng lưới cho vay là sự gia tăng các điểm giao dịch, phòng giao dịch và tốc độ tăng các điểm, phòng giao dịch đó. Tuy nhiên, để mở rộng mạng lưới cho vay, các ngân hàng cần tìm hiểu, phân tích, nghiên cứu địa điểm đặt chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch đi kèm với tính hiệu quả và các chi phí phát sinh.

Mở rộng mạng lưới cho vay được thực hiện theo các hình thức sau: - Mở rộng mạng lưới theo vùng địa lý: là việc mở rộng theo khu vực địa lý hành chính nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch. Sự gia

tăng số điểm giao dịch trên địa bàn hay gia tăng địa bàn giao dịch của ngân hàng.

- Mở rộng mạng lưới cung ứng theo đối tượng khách hàng : là khuyến khích, kích thích nhóm khách hàng truyền thống tiếp tục sử dụng dịch vụ tại ngân hàng đồng thời thu hút, tìm kiếm nhóm khách hàng tiềm năng mới.

1.2.4. Phân tích việc mở rộng các phƣơng thức cho vay

Mở rộng phương thức cho vay là phát triển các phương thức cho vay hiện có và mở thêm các phương thức cho vay mới. Dựa trên nhu cầu sử dụng vốn vay của khách hàng và khả năng kiểm tra giám sát của ngân hàng, hai bên sẽ thỏa thuận với nhau về việc lựa chọn các phương thức cho vay cụ thể như: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay đồng tài trợ, cho vay theo hạn mức thấu chi...

Mở rộng các phương thức cho vay thể hiện qua việc ngân hàng đa dạng hóa phương thức cho các khoản vay của khách hàng, việc này tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh lựa chọn hình thức vay phù hợp với mục đích kinh doanh. Phương thức cho vay phong phú, đa dạng sẽ tạo ra sức hút đối với khách hàng trong điều kiện cạnh tranh mãnh liệt giữa các ngân hàng hiện nay.

1.2.5. Đánh giá kết quả hoạt động cho vay hộ kinh doanh

Lợi nhuận là thước đo của hiệu quả, sự tăng trưởng về quy mô dư nợ tất yếu phải dẫn đến tăng trưởng về lợi nhuận.

- Tiêu chí đánh giá

+ Doanh thu từ dịch vụ cho vay hộ kinh doanh

* Tốc độ tăng trưởng của doanh thu từ dịch vụ kinh doanh D2 – D1

dDT(%) =

Trong đó: D2 : Doanh thu năm kế hoạch D1 : Doanh thu năm báo cáo dDT(%): Tốc độ tăng trưởng doanh thu

* Tỷ trọng của doanh thu từ dịch vụ cho vay (t%) Dt

(t%) =

D

Trong đó : Dt : Doanh thu năm t

D : Tổng doanh thu + Lợi nhuận từ hoạt động cho vay

* Tốc độ tăng trưởng của lợi nhận từ hoạt động cho vay

LN2 – LN1

dLN(%) =

LN1 Trong đó: LN2 : Lợi nhuận năm kế hoạch

LN1 : Lợi nhuận năm báo cáo DLN(%): Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận

+ Tỷ trọng của lợi nhuận từ hoạt động cho vay (t%) LNt

(t%) =

LN

Trong đó : LNt : lợi nhận năm t

LN : Tổng lợi nhuận

1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH TRONG NGÂN HÀNG KINH DOANH TRONG NGÂN HÀNG

a. Sự phát triển của nền kinh tế - xã hội

Sự phát triển của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Nó tạo môi trường rất thuận lợi để mở rộng hoạt động cho vay.

Bất cứ một ngân hàng nào cũng chịu sự chi phối của các chu kỳ kinh tế. Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển ổn định, doanh nghiệp làm ăn tốt thì xã hội có nhiều nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên nhu cầu vay vốn tăng. Mặt khác nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng, thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân và tạo khả năng tiết kiệm do đó tạo triển vọng cho vay hộ kinh doanh và cho vay tiêu dùng. Ngược lại nền kinh tế suy thoái, dẫn đến nền kinh tế giảm khả năng hấp thụ vốn dẫn đến dư thừa ứ đọng vốn, không những hoạt động cho vay không mở rộng mà còn bị thu hẹp.

b. Sự cạnh tranh của đối thủ

Các Ngân hàng thương mại hoạt động trong môi trường có nhiều đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh là một động lực tốt để ngân hàng ngày càng hoàn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT việt nam, chi nhánh eatoh, buôn hồ, tỉnh đăk lăk (Trang 25)