Thành công và hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT việt nam, chi nhánh eatoh, buôn hồ, tỉnh đăk lăk (Trang 72 - 76)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.1. Thành công và hạn chế

a. Thành công

Nhận thức được tầm quan trọng của hộ kinh doanh đối với nền kinh tế nói chung và đối với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Đắk Lắk nói riêng, những năm qua Agribank chi nhánh Eatoh đã tập trung tới việc mở rộng quan hệ, đáp ứng được nhu cầu vay vốn đồng thời thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo về cho vay đối với đối tượng hộ kinh doanh trên địa bàn. Từ những số liệu và phân tích ở phần trên, ta thấy tuy chất lượng hoạt động cho vay đối với hộ kinh doanh của Agribank chi nhánh Eatoh chưa thực sự cao nhưng cũng có được những kết quả nhất định.

- Quy mô cho vay có xu hướng tăng qua các năm 2011-2013. Cụ thể dư nợ cho vay hộ kinh doanh trên tổng dư nợ tăng qua các năm cho thấy chi nhánh đã kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn vay cho các hộ kinh doanh, tạo điều kiện giúp hộ kinh doanh hoạt động ổn định và hiệu quả hơn trong việc mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư nguyên vật liệu, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Điều này cho thấy những nỗ lực không ngừng của chi nhánh trong việc mở rộng cho vay đối với đối tượng này, góp phần đa dạng hóa cơ cấu khách hàng, giảm rủi ro trong danh mục tín dụng của ngân

hàng. Số lượng khách hàng là hộ kinh doanh cũng tăng đều qua các năm, cho thấy chi nhánh đã phần nào có những chính sách kinh doanh hợp lý hơn, linh hoạt hơn giúp ngân hàng giữ chân được những khách hàng truyền thống đồng thời cũng thu hút được một lượng khách hàng mới nhất định. Số bình quân dư nợ hộ kinh doanh cũng tăng qua các năm, cho thấy số lượng HKD vay vốn tại chi nhánh tăng lên đáng kể góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã Eatoh.

- Chất lượng cho vay có chiều hướng cải thiện và đang phát triển, việc kiểm soát rủi ro trong cho vay cũng phát huy hiệu quả thể hiện qua tỷ trọng nợ xấu tại chi nhánh thấp qua các năm. Qua năm 2011 tình hình kinh tế có nhiều chuyển biến khả quan, thực hiện chủ trương của Chính phủ trong việc tập trung mọi nỗ lực để chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, các năm qua ngân hàng đã đáp ứng phần nào nhu cầu vay vốn của khách hàng, trong đó đối tượng HKD có mức tăng trưởng dư nợ và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh. Đặc biệt thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất theo QĐ 131, 443, 497 của Thủ tướng Chính phủ, đã góp phần giúp nhiều HKD trên địa bàn ổn định sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương làm cho tình hình nợ xấu có xu hướng giảm. Tuy nhiên, chi nhánh cũng phải tăng cường công tác quản lý tín dụng, khắc phục tình trạng gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ để giảm thiểu nợ quá hạn.

- Để thể hiện sự quan tâm đối với việc cho vay khu vực nông nghiệp nông thôn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dành 3000 tỷ đồng cho vay tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Gói tín dụng này mang lại cho người vay nhiều ưu đãi: thời hạn vay dài (khoảng 7 năm), lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất các món vay thông thường. Hiện tại Chi nhánh Agribank Eatoh đã và đang tăng cường công tác tuyên truyền, đẩy nhanh quá

trình đưa số vốn này đến các hộ kinh doanh, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu vay tái canh cà phê.

- Từ khi địa bàn xã có thêm chi nhánh và các điểm giao dịch, việc vay mượn đã thuận lợi hơn trước rất nhiều. Trước đây gần chục năm, cũng với số tài sản thế chấp gần 4 ha cà phê, tiêu và nhà ở, ngân hàng chỉ giải quyết cho hộ kinh doanh vay vài chục triệu đồng thì nay đã khác. Hiện tại số tiền mà ngân hàng cho vay tương đối đủ để đầu tư vào việc kinh doanh của các hộ. Không những số tiền vay tăng lên mà thủ tục giải quyết cũng được cải thiện, đúng hoặc sớm hơn lịch hẹn.

- Việc áp dụng hai phương thức cho vay hiện tại tăng dần cả về số tuyệt đối lẫn tương đối cho thấy các đơn vị hộ kinh doanh vay vốn ngày càng hoạt động ổn định, trình độ sản xuất ngày một nâng lên; tuy nhiên vì địa phương có đặc điểm là vùng nông thôn, miền núi nên đại đa số các HKD chỉ được áp dụng phương thức chủ yếu là cho vay từng lần.

- Thu nhập từ hoạt động cho vay HKD cũng tăng lên, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập từ khoản mục cho vay của chi nhánh cho thấy định hướng mở rộng cho vay HKD là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với định hướng của Chính phủ, đây là loại hình đang được Nhà nước quan tâm và ủng hộ. Đối với Đắk Lắk nói chung và địa bàn xã Eatoh nói riêng thì đây là đối tượng khách hàng có số lượng lớn, giàu tiềm năng nhưng thiếu vốn để sản xuất kinh doanh nên việc tập trung hoạt động vào kinh tế hộ đem lại cho chi nhánh một khoản thu không nhỏ.

- Để trau dồi kỹ năng, chi nhánh Eatoh cũng thường xuyên tham gia các lớp tập huấn do hội sở tổ chức thực hiện, gần đây nhất Agribank chi nhánh Buôn Hồ đã tổ chức lớp tập huấn “Kỹ năng giao tiếp trong ngân hàng thương mại, Văn hóa và Quy định phong cách giao dịch của Agribank” cho toàn thể các bộ tại Hội sở và các đơn vị trực thuộc. Qua đợt tập huấn, lãnh đạo ngân

hàng cũng chỉ ra những khó khăn, thách thức trong công tác phát triển sản phẩm dịch vụ, mong muốn toàn thể cán bộ công nhân viên cùng nhau đoàn kết, nỗ lực và phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh được giao. Việc tổ chức tập huấn giao tiếp khách hàng được Agribank chi nhánh Buôn Hồ nói chung và Agribank Eatoh nói riêng quan tâm, đánh giá và coi là một trong những hoạt động thường xuyên, bởi ngoài chất lượng dịch vụ, tiêu chí làm hài lòng khách hàng là một trong những quan tâm hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của chi nhánh.

Để đạt được những kết quả như trên, chi nhánh đã không ngừng nghiên cứu đề xuất đổi mới chính sách, sản phẩm tín dụng, tuân thủ đúng và đầy đủ những quy định chung đối với việc cho vay; đồng thời cũng có những biện pháp riêng như quan hệ khách hàng HKD, thường xuyên tiến hành phân tích đánh giá khách hàng để tăng quy mô đầu tư đối với những khách hàng có tiềm lực tài chính đủ mạnh để hoạt động kinh doanh và ngược lại, hạn chế quy mô đầu tư đối với những khách hàng không đủ tiềm lực tài chính.

b. Hạn chế

- Quy mô tuy có gia tăng qua các năm nhưng đa số các khoản vay đều được giải ngân bằng tiền mặt, do đó khó quản lý được mục đích vay vốn thực tế và việc sử dụng vốn của khách hàng. Cho vay còn phân tán, chưa tập trung vào vùng quy hoạch, mũi nhọn và trọng điểm.

- Về mạng lưới cho vay: tuy chi nhánh đã có nhiều biện pháp để thu hút khách hàng mới nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả như ý, khách hàng của chi nhánh thời gian qua chủ yếu vẫn là khách hàng truyền thống có mối quan hệ lâu năm với chi nhánh. Mạng lưới giao dịch còn ít, chưa đầu tư quan tâm mở rộng thêm các điểm giao dịch trên địa bàn.

- Các sản phẩm cho vay hộ kinh doanh đơn điệu, chưa đa dạng, các gói sản phẩm chủ yếu là sản phẩm truyền thống, chưa tạo được sức hấp dẫn hay

thu hút sự quan tâm của các HKD trên địa bàn xã Eatoh. Phương thức cho vay còn hạn chế, chủ yếu sử dụng phương pháp chp vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng chưa được quan tâm do nhiều nguyên nhân.

- Các chính sách mở rộng cho vay đã được đề xuất tuy nhiên việc thực hiện các chính sách này vẫn chưa thực sự có hiệu quả, thiếu linh hoạt và chưa có sự đồng bộ. Công tác chăm sóc khách hàng chưa được quan tâm đúng mức, quy trình thủ tục rườm rà, hồ sơ thủ tục quá nhiều và chưa phù hợp với HKD làm ảnh hưởng đến khả năng mở rộng cho vay của ngân hàng trên địa bàn.

- Hình thức cho vay không đảm bảo bằng tài sản chưa được chú trọng và đầu tư, trong quá trình cho vay còn quan tâm nhiều đến tài sản đảm bảo mà không quan tâm đến tính khả thi, hiệu quả của dự án và phương án kinh doanh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT việt nam, chi nhánh eatoh, buôn hồ, tỉnh đăk lăk (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)