Một số đề xuất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tác động của cấu trúc tài chính đến giá trị doanh nghiệp ngành khai thác khoáng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 85 - 88)

7. Bố cục đề tài

3.3.2.Một số đề xuất

Đối với doanh nghiệp ngành khai khoáng

-Điều chỉnh cấu trúc vốn hợp lý: Theo số liệu nghiên cứu cho thấy, các

doanh nghiệp ngành khai khoáng có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản bình quân gần 40%, khá cao. Điều này cho thấy các doanh nghiệp có xu hƣớng sử dụng nợ nhiều, nguyên nhân là do khiếm khuyết thị trƣờng cũng nhƣ việc gia t ng vốn chủ sở hữu còn hạn chế. Do đó, các nhà quản trị doanh nghiệp cần c n nhắc việc lựa chọn nguồn tài trợ sao cho hợp lý. Một sự gia t ng nợ đối với các doanh nghiệp ngành khai khoáng cũng làm gia t ng giá trị doanh nghiệp, tuy nhiên việc gia t ng nợ còn tùy thuộc vào đặc thù ngành nghề kinh doanh, đặc thù của chính t ng doanh nghiệp và t ng thời điểm mà nhà quản trị mới có thể quyết định một cấu trúc vốn để gia t ng tối đa giá trị doanh nghiệp.

-Đa dạng hóa công cụ huy động: Nhằm nâng cao giá trị doanh nghiệp

và đảm bảo khả n ng điều chỉnh linh hoạt đến cấu trúc vốn, các doanh nghiệp cần đa dạng hóa các công cụ huy động vốn của mình nhằm đáp ứng khả n ng thay đổi cấu trúc vốn mục tiêu trong t ng thời kỳ. Ngoài các kênh huy động vốn phổ biến nhƣ nguồn tín dụng t ngân hàng, các doanh nghiệp cần mở rộng quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, các quỹ đầu tƣ tƣ nh n, t m kiếm đối tác chiến lƣợc, huy động vốn thông qua việc phát hành các công cụ tài chính nhƣ trái phiếu, cổ phiếu…

-Nâng cao trình độ quản trị cấu trúc vốn: Các doanh nghiệp ngành khai

khoáng cần chú ý tổ chức hoạt động và cơ cấu nhân sự phù hợp với hoạt động quản trị tài chính, xây dựng, hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp và hiệu quả bằng cách t ng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, các nhà quản trị cần ý thức vấn đề thông tin bất đối xứng sẽ ảnh hƣởng lớn đến khả n ng tiếp cận nguồn vốn trên thị trƣờng. Do đó, việc minh bạch thông tin trong doanh nghiệp là tiền đề thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận nguồn

vốn. Ngoài ra, các nhà quản trị cần thấy đƣợc tính hai mặt của việc sử dụng nhiều nợ, t đó x y dựng một cấu trúc vốn phù hợp với doanh nghiệp của mình, tránh rơi vào t nh trạng kiệt quệ tài chính.

- Gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp: Lợi nhuận là nguồn vốn quan

trọng để doanh nghiệp phát triển và tái đầu tƣ. Do đó, giải pháp gia t ng lợi nhuận luôn đƣợc mọi doanh nghiệp hƣớng tới. Để gia t ng lợi nhuận, các doanh nghiệp cần tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị t sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ ở tất cả các lĩnh vực và đối tƣợng sản phẩm. Tạo sự gắn kết, chia sẻ lợi nhuận, rủi ro giữa các ên tham gia, qua đó tránh t nh trạng xuất khẩu nguyên liệu thô, t ng giá trị xuất khẩu, nâng cao vị thế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong môi trƣờng hiện nay, việc áp dụng công nghệ mới trong khai thác khoáng sản để gia t ng lợi nhuận là rất quan trọng, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có tiềm lực lớn. Do đó, doanh nghiệp đã đầu tƣ vào ngành khai khoáng cần chủ động hợp nhất hoặc sáp nhập vào các doanh nghiệp lớn hơn, nhằm t ng tiềm lực vốn, công nghệ; qua đó n ng cao n ng suất hoạt động, tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp.

Đối với c quan qu n ý Nhà nước

-Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi: Một trong những vấn đề quan

trọng để thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là môi trƣờng kinh doanh và cơ chế chính sách của Nhà nƣớc. Do vậy, Nhà nƣớc cần tạo điều kiện thuận lợi về môi trƣờng kinh doanh, có cơ chế chính sách thông thoáng hơn, qua đó thu hút các nhà đầu tƣ lớn, tiếp cận công nghệ hiện đại, gia t ng giá trị sản xuất. Bênh cạnh đó, Nhà nƣớc cần đề ra những cơ chế, chính sách để khuyến khích liên doanh, hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau nhằm bổ sung vốn và công nghệ lẫn nhau để phát triển sản xuất. Thông qua liên doanh liên kết, doanh nghiệp khai thác đƣợc những lợi thế của các bên tham gia, tạo nền tảng cho việc xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh.

-Phát triển thị trường chứng khoán: Một trong những kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp khai khoáng trong tƣơng lai là t thị trƣờng tài chính, thị trƣờng chứng khoán. Để ổn định và phát triển thị trƣờng chứng khoán, Nhà nƣớc cần: t ng cƣờng hơn nữa cơ chế quản lý, giám sát công bố thông tin trên thị trƣờng, tạo ra một thị trƣờng minh bạch; tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho thị trƣờng, thiết lập một môi trƣờng pháp lý ổn định. Bên cạnh đó, nhà nƣớc cần chú trọng phát triển thị trƣờng OTC (Over-the-counter) nhằm tạo điều kiện cho các công ty chƣa đủ diều kiện niêm yết có cơ hội tiếp cận với thị trƣờng chứng khoán. Hơn nữa, để các doanh nghiệp Việt Nam đủ uy tín huy động vốn trên thị trƣờng, cũng nhƣ kênh đầu tƣ chứng khoán thật sự là kênh thị trƣờng vốn hiệu quả thì cần có một tổ chức xếp hạng tín nhiệm đạt chuẩn. Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam cần có những quy định hợp lý, ổn định để tổ chức này hoạt động đảm bảo đúng mục tiêu, giảm bớt thông tin bất đối xứng trên thị trƣờng vốn Việt Nam.

-Chính sách ưu đãi về lãi suất và linh hoạt cho các doanh nghiệp: Ngân

hàng nên có chính sách lãi suất ƣu đãi và linh hoạt cho các doanh nghiệp. Cụ thể, các tổ chức tín dụng cần có chính sách lãi suất ƣu đãi cũng nhƣ nhƣ các thủ tục vay vốn gọn nhẹ hơn, mở rộng đối tƣợng tiếp nhận các khoản vay ƣu đãi này hay giảm tỷ lệ thế chấp tài sản cố định xuống dƣới mức nhƣ hiện nay các ng n hàng đang áp dụng khi cho vay. Bên cạnh đó, các ng n hàng cần chủ động t ng cƣờng tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ chính thức hoặc thông qua các chƣơng tr nh, dự án của các tổ chức, tạo nguồn với lãi suất thấp; hay đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp v a và nhỏ cũng để hạ lãi suất cho vay. Qua đó, các doanh nghiệp tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tác động của cấu trúc tài chính đến giá trị doanh nghiệp ngành khai thác khoáng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 85 - 88)