6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.6. Kiểm soát rủi ro trong cho vay
- Nâng cao chất lƣợng thẩm định trong cho vay: Chuyên môn hóa cán bộ thẩm định theo từng ngành nghề cụ thể, bố trí cán bộ thẩm định có đủ trình độ, chuyên môn và trách nhiệm, bồi dƣỡng nghiệp vụ có liên quan, đào tạo,
nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác thẩm định.
- Hoàn thiện nội dung trong khâu thẩm định: Khi thẩm định khách hàng vay, ngoài thẩm định năng lực tài chính, uy tín của khách hàng… Nhân viên QHKH cần quan tâm đến các chỉ số dự báo trƣớc cho vay nhƣ: Giá vàng, tỷ giá, lạm phát… Đồng thời, thu thập thông tin đánh giá KH từ nhiều nguồn, lƣu trữ thông tin một cách khoa học, thuận tiện cho tìm kiếm và xử lý thông tin.
- Hoàn thiện khâu kiểm tra, giám sát khoản vay: Kiểm tra, giám sát không đơn thuần là thực hiện thƣờng xuyên mà phải quan tâm đến chất lƣợng, hiệu quả của quá trình kiểm tra. Kiểm tra khoản vay đƣợc thực hiện trƣớc, trong và sau khi cho vay: Kiểm tra mức độ tuân thủ theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, tình hình sử dụng vốn vay, phát hiện những dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro sau cho vay....Giám sát khoản vay phải đƣợc thực hiện theo hai hƣớng: Giám sát từng khoản vay và giám sát tổng thể danh mục tín dụng. Ngoài ra, Ngân hàng cũng nên có cơ chế kiểm tra chéo để đảm bảo tính khách quan trong khâu kiểm tra, giám sát khoản vay.
- Quản lý tốt tài sản bảo đảm: Việc định giá TSBĐ phải có nguồn thông tin tham khảo rõ ràng về giá trị, định giá phải đảm bảo chính xác, an toàn, khách quan. Việc quản lý TSBĐ không chỉ về tình trạng tài sản, đánh giá lại giá trị TSBĐ mà còn cần hoàn thiện về hồ sơ thế chấp, hồ sơ pháp lý…