7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.5. Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động ảnh hưởng đến cân bằng
bằng tài chính của công ty
a. VLĐ ròng: Là phần chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên (NVTX) và giá trị tài sản cố định (TSCĐ) và đầu tư dài hạn.
VLĐR = NVTX - TSDH
+ Vốn lưu động ròng <0 : NVTX không đủ để tài trợ cho TSDH, sự thiếu hụt này được bù đắp bằng một phần nguồn vốn tạm thời hay nợ ngắn hạn. Cân bằng tài chính trong trường hợp này không tốt vì doanh nghiệp luôn chịu áp lực về các khoản nợ ngắn hạn. Doanh nghiệp cần phải có những điều chỉnh dài hạn để tạo ra một cân bằng mới theo hướng bền vững.
+ Vốn lưu động ròng = 0 : NVTX vừa đủ để tài trợ cho toàn bộ các khoảng TSDH. Cân bằng tài chính trong trường hợp này tuy có tiến triển và bền vững hơn so với trường hợp 1 nhưng cũng chưa an toàn, có nguy cơ mất tính bền vững.
+ Vốn lưu động ròng >0 : NVTX không chỉ sử dụng để tài trợ cho TSDH mà còn sử dụng để tài trợ một phần cho TSLĐ của Doanh nghiệp, cân bằng tài chính lúc này rất tốt và an toàn.
Tuy nhiên để đánh giá cân bằng tài chính trong dài hạn, ta cần phải xem xét VLĐ ròng trong chuỗi thời gian thì mới dự toán những khả năng triển vọng về cân bằng tài chính trong tương lai. Phân tích VLĐ ròng qua nhiều kỳ có những trường hợp sau :
+ Nếu VLĐ ròng giảm và âm : đánh giá mức độ an toàn và bền vững tài chính của doanh nghiệp càng giảm, vì doanh nghiệp phải sử dụng nguồn vốn tạm thời để tài trợ TSCĐ. Doanh nghiệp sẽ gặp áp lực về thanh toán ngắn hạn và có nguy cơ phá sản nếu không thanh toán đúng hạn và có hiệu quả kinh doanh thấp.
24
+ Nếu VLĐ ròng dương và tăng qua nhiều năm: đánh giá mức an toàn của doanh nghiệp là tốt vì không chỉ TSCĐ mà cả TSLĐ được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên. Tuy nhiên để phân tích kỹ lưỡng cần phải xem xét các bộ phận cấu thành NVTX. Để đạt được mức an toàn như thế thì doanh nghệp phải tăng nguồn vốn chủ sở hữu hay tăng nợ dài hạn. Nếu tăng vốn chủ sở hữu thì sẽ tăng tính độc lập về tài chính của doanh nghiệp nhưng lại giảm đi hiệu ứng đòn bẩy nợ. Ngược lại, tăng nợ dài hạn thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính sẽ phát huy tác dụng nhưng bên cạnh đó lại chịu rủi ro về sử dụng nợ. Còn nếu VLĐ dương và tăng do thanh lý liên tục TSCĐ làm giảm quy mô tài sản cố định thì chưa thể kết luận tính an toàn về tài chính có thể doanh nghiệp đang trong thời kỳ suy thoái, phải thanh lý TSCĐ.
+ Nếu VLĐ ròng có tính ổn định: VLĐ ròng không tăng, không giảm hoặc có tăng, có giảm nhưng không đáng kế qua nhiều năm, điều đó thể hiện các hoạt động của doanh nghiệp đang trong thái ổn định. Tuy nhiên trong trường hợp này cũng cần xem xét đến nguồn tài trợ để có được sự ổn định đó.
b. Nhu cầu VLĐ ròng và ngân quỹ ròng
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên phát sinh nhu cầu VLĐ. Nhu cầu VLĐ ròng của doanh nghiệp là số vốn cần thiết mà doanh nghiệp phải ứng ra để hình thành một mức dự trữ hàng tồn kho nhất định và các khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng tín dụng của nhà cung cấp và các khoản chiếm dụng đương nhiên khác như nợ thuế ngân sách Nhà nước, nợ lương cán bộ công nhân viên, nợ khác.
Nhu cầu VLĐ thường phải được dự kiến trước trong các kế hoạch kinh tế, kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều có nhiệm vụ tổ chức huy động nguồn VLĐ sao cho đủ để đáp ứng nhu cầu của quá trình hoạt động kinh doanh và tiết kiệm vốn, trong trường hợp doanh nghiệp không tự đáp ứng được nhu cầu về vốn, doanh nghiệp có thể vay ngân hàng hoặc các
25
đối tượng khác để bổ sung vào VLĐ của doanh nghiệp. Mặt khác, doanh nghiệp cần phải có những biện pháp để sử dụng có hiệu quả và đảm bảo giá trị các nguồn vốn, tiến hành phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn vốn hiện có nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhu cầu VLĐ ròng hoạt động kinh doanh tổng quát được tính như sau:
Khi phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn, ta đi xem xét chỉ tiêu ngân quỹ ròng. Ngân quỹ ròng là mức độ tài trợ cho nhu cầu tài trợ trong ngắn hạn của VLĐ ròng. Như vậy ngân quỹ ròng được xác định là chênh lệch giữa VLĐ với nhu cầu VLĐ ròng.
+ Ngân quỹ ròng > 0: Thể hiện một trạng thái cân bằng tài chính ngắn hạn rất an toàn vì doanh nghiệp không phải vay để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu VLĐ ròng. Ở một góc độ khác, doanh nghiệp không gặp tình trạng khó khăn về thanh toán trong ngắn hạn và số tiền nhàn rỗi có thể đầu tư vào các chứng khoán có tính thanh khoản cao để sinh lời.
+ Ngân quỹ ròng < 0: VLĐ ròng không đủ để tài trợ cho nhu cầu VLĐ ròng, doanh nghiệp phải huy động các khoản vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt đó và tài trợ cho một phần tài sản dài hạn khi VLĐ ròng âm. Doanh nghiệp mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn và bất lợi với doanh nghiệp.
+ Ngân quỹ ròng = 0: VLĐ ròng vừa đủ để tài trợ cho nhu cầu VLĐ ròng, như vậy doanh nghiệp đạt trạng thái cân bằng tài chính trong ngắn hạn nhưng không bền vững.
Xem xét mối quan hệ giữa VLĐ ròng và nhu cầu VLĐ ròng là cơ sở để doanh nghiệp huy động các khoản vốn vay tài trợ cho nhu cầu VLĐ ròng với chi phí thấp nhất nhưng vẫn đạt được một trạng thái tài chính an toàn.
Nhu cầu VLĐR = Hàng tồn kho + Nợ phải thu - Nợ ngắn hạn ( trừ các khoản vay)
26