7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢSỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY
TY CỔ PHẦN KIM KHÍ MIỀN TRUNG
48
Bảng 2.3. Tình hình vốn lưu động của công ty KMT giai đoạn 2012-2014
ĐVT: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch
2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 1 Tiền và các khoản
tương đương tiền 14,149 7.92 9,012 5.72 15,384 5.81 (5,137) (36.31) 6,372 70.71 2 Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn 1,563 0.88 1,641 1.04 1,814 0.69 78 4.99 173 10.54 3 Các khoản phải thu
ngắn hạn 123,047 68.91 129,302 82.05 143,504 54.20 6,255 5.08 14,202 10.98 4 Hàng tồn kho 32,266 18.07 10,559 6.70 93,540 35.33 (21,707) (67.28) 82,981 785.88 5 Tài sản ngắn hạn
khác 7,524 4.21 7,079 4.49 10,532 3.98 (445) (5.91) 3,453 48.78
Tổng VLĐ 178,549 100 157,592 100 264,774 100 (20,957) (11.74) 107,182 68.01
49
Qua bảng phân tích trên ta thấy VLĐ của công ty biến động tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2013 giảm 20,957 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 11.74% so với năm 2012, nguyên nhân chính là do có sự biến động giảm của các khoản mục như tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho. Năm 2014 VLĐ lại tăng 107,182 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 68.01% so với năm 2013, nguyên nhân là do sự biến động tăng của các khoản mục như tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho.
- Vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền: Chỉ tiêu này biến động tăng giảm qua các năm, năm 2013 vốn bằng tiền giảm xuống một lượng đáng kể là 5,137 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 36.31% so với năm 2012, nhưng năm 2014 vốn bằng tiền tăng 6,372 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 70.71% so với năm 2013 điều này cho thấy khả năng thanh toán của công ty đã được cải thiện. Mặt khác tiền cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng VLĐ của đơn vị cho thấy khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp không cao lắm. Tuy nhiên số lượng tiền dự trữ của công ty như trên cho thấy công ty đã sử dụng vốn để đầu tư vào hàng hoá cho năm đến để nhằm có đủ hàng hoá để bán ra và thu được lợi nhuận do giá thép biến đổi liên tục và theo chiều hướng tăng cao. Công ty dự trữ như vậy tương đối hợp lý nhưng trong thời gian đến công ty cần có biện pháp để đầu tư sang các lĩnh vực khác tránh dự trữ tiền nhiều gây lãng phí vốn.
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Chỉ tiêu này tăng dần qua các năm, năm 2013 tỷ lệ các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng lên là 4.99% tương ứng với giá trị tăng là 78 triệu đồng so với năm 2012, đến năm 2014 tỷ lệ này tiếp tục tăng 10.54% tương ứng với giá trị tăng là 173 triệu đồng so với năm 2013.
50
- Các khoản phải thu ngắn hạn: Chỉ tiêu này tăng dần qua các năm,năm 2013 tỷ lệ các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên là 5.08% tương ứng với giá trị tăng là 6,255 triệu đồng so với năm 2012,đến năm 2014 tỷ lệ này tiếp tục tăng 10.98% tương ứng với giá trị tăng là 14,202 triệu đồng so với năm 2013, về mặt tỷ trọng, khoản mục khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số VLĐ điều này cho thấy công ty bán được hàng, nhưng lại bị chiếm dụng vốn nhiều.
- Hàng tồn kho: năm 2013 chỉ tiêu hàng tồn kho giảm 21,707 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 67.28% so với năm 2012, tuy nhiên năm 2014 chỉ tiêu này lại tăng vọt 82,981 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 785.88% chứng tỏ công ty bị ứ đọng ở chỉ tiêu hàng tồn kho.
- Tài sản ngắn hạn khác: năm 2013 chỉ tiêu này giảm 445 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 5.91% so với năm 2012, năm 2014 tài sản ngắn hạn khác tăng 3,453 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 48.78%,theo số liệu BCĐKT thì tài sản ngắn hạn khác tăng chủ yếu là do công ty mua hàng với số lượng lớn nên khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tăng lên, mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số VLĐ của công ty nhưng sự tăng lên của khoản mục này cũng góp phần làm cho VLĐ tăng lên.
Như vậy, nhìn chung trên đây là những biến động của VLĐ trong những năm qua và để hiểu rõ hơn ảnh hưởng của từng nhân tố ta đi vào phân tích tình hình quản lý các khoản mục cụ thể của VLĐ.
51
a. Tình hình quản lý vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền
Bảng 2.4. Tình hình quản lý vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền của công ty KMT giai đoạn 2012 -2014
ĐVT: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch
2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 1 Tiền mặt 397 2.81 478 5.30 220 1.43 81 20.40 (258) (53.97) 2 Tiền gửi ngân hàng 13,753 97.20 8,534 94.70 15,164 98.57 (5,219) (37.95) 6,630 77.69 Tổng vốn bằng tiền 14,149 100 9,012 100 15,384 100 (5,137) (36.31) 6,372 70.71
(Nguồn: Bảng CĐKT của công ty KMT giai đoạn 2012-2014)
Qua bảng phân tích tình hình trên ta thấy quy mô vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền biến động tăng giảm trong những năm vừa qua. Cụ thể năm 2013 tổng vốn bằng tiền của công ty giảm xuống còn 9,012 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng với tỷ lệ giảm là 36.31% với giá trị giảm là 5,137 triệu đồng, tuy nhiên năm 2014 tổng vốn bằng tiền tăng lên 15,384 triệu đồng so với năm 2013 tương ứng với tỷ lệ tăng là 70.71% với giá trị tăng là 6,372 triệu đồng.
- Tiền mặt chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn bằng tiền, năm 2012 là 2.81%, năm 2013 là 5.30%, năm 2014 là 1.43%, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng nó cũng góp một phần nhỏ ảnh hưởng đến sự biến động của VLĐ. Cụ thể năm 2013, tiền mặt tăng lên với giá trị là 81 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 20.40% so với năm 2012, sự tăng lên là do thu được từ bán hàng, các hoạt động kinh doanh khác. Qua số liệu ở sổ chi tiết tiền cho thấy lượng tiền mặt của
52
công ty chủ yếu tăng mạnh vào thời điểm cuối năm vì các cửa hàng nộp tiền hàng cho công ty và công ty giữ tiền để thanh toán lương cho công nhân viên vào đầu năm sau, hoặc chi tiêu cho các hoạt động phát sinh tại đơn vị. Tuy nhiên việc giữ tiền mặt nhiều không là tốt và nó không mang lại lợi nhuận, dễ mất mát và đồng tiền hiện nay đang mất giá do tỷ lệ lạm phát cao. Việc quản lý và sử dụng tiền mặt không nghiêm, tự ý sử dụng tiền bán hàng để mua hàng hoặc thanh toán chi phí tại đơn vị nhưng không được công ty phê duyệt.
- Tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng cao vì các hợp đồng mua bán của công ty chủ yếu được thực hiện thanh toán qua ngân hàng, cho thấy công ty đáp ứng được khả năng thanh toán nhanh nhưng lượng tiền gửi ngân hàng biến động không đều trong ba năm qua, cụ thể năm 2013 giảm xuống là 5,219 triệu đồng tương ứng giảm với tỷ lệ là 37.95% so với năm 2012, nguyên nhân có thể là do chính sách quản lý tiền của công ty trong từng thời kỳ khác nhau và cũng có thể là do đặc thù kinh doanh thép của mình nên trong năm công ty đã đầu tư một lượng tiền khá lớn vào các công trình, chú trọng đầu tư tài sản cố định, chi cho vay và mua bán các công cụ nợ của đơn vị khác. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty đã giảm mạnh, nhưng năm 2014tiền gửi ngân hànglại tăng 6,630 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 77.69% so với năm 2013 và chiếm phần lớn với tỷ trọng lên đến 98.57% trong tổng vốn bằng tiền của công ty.
Như vậy, qua bảng phân tích trên ta thấy công ty có xu hướng giảm lượng tiền mặt, tăng dần lượng tiền gửi ngân hàng. Chủ yếu công ty chú trọng về mặt an toàn, sinh lời, hạn chế rủi ro khi cất trữ tiền mặt. Tuy nhiên chính điều này cũng một phần nào đó mang lại bất lợi cho công ty làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán tức thời của công ty. Chính vì vậy mà công ty cần phải dự toán một khoản tiền mặt sao cho hợp lý để thuận tiện trong thanh toán nhưng đồng thời cũng mang lại lợi ích và đảm bảo khả năng sinh lời cho công ty.
53
Bảng 2.5. Tình hình quản lý khoản phải thu công ty KMT giai đoạn 2012 - 2014
ĐVT: Triệu đồng
S T T
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch
2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ rọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 1 Phải thu khách hàng 122,998 99.96 129,217 99.93 143,285 99.85 6,219 5.06 14,068 10.89 2 Trả trước cho người bán 2,692 2.19 128 0.10 5,792 4.04 (2,564) (95.25) 5,664 4.425
3 Các khoản phải thu
khác 80 0.07 1,027 0.79 1,729 1.20 947 1,183.75 702 68.35 4 Dự phòng phải thu NH khó đòi (2,723) (2.21) (1,069) (0.83) (7,303) (5.09) 1,654 (60.74) (6,234) 583.16 5 Tổng các khoản phải thu NH 123,047 100 129,302 100 143,504 100 6,255 5.08 14,202 10.98
54
Qua bảng phân tích số liệu trên ta thấy tình hình khoản phải thu tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2013 tăng 6,255 triệu đồng tương ứng tăng với tỷ lệ là 5.08% so với năm 2012, chủ yếu tăng từ các khoản như phải thu khách hàng và phải thu khác. Bước sang năm 2014 khoản mục này tiếp tục tăng lên 14,202 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 10.98% so với năm 2013 chủ yếu là do tăng dự phòng phải thu NH khó đòi và trả trước cho người bán.
- Đối với khoản mục phải thu khách hàng: ta thấy tuy phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản phải thu ngắn hạn và chỉ tiêu này tăng dần qua các năm nhưng lại tăng với một tỷ lệ nhỏ so với các khoản mục khác trong tổng các khoản phải thu ngắn hạn.
Năm 2012 là năm đặc biệt khó khăn đối với công nợ do hầu hết khách hàng của công ty đều gặp khó khăn về tài chính. Đến thời điểm 31/12/2012, tổng công nợ phải thu khách hàng là 123,047 triệu đồng trong đó nợ quá hạn chiếm 26% tổng công nợ, riêng nợ thép nội là 95,000 triệu đồng, nợ quá hạn thép nội khoảng 33,000 triệu đồng chiếm tỷ lệ 35% tổng nợ thép nội. So với thời điểm đầu năm đều tăng cao, không đạt mục tiêu về quản lý nợ.
Tình hình thu nợ rất chậm ở hầu hết các đơn vị thuộc công ty. Do tình hình khó khăn chung, nợ khó đòi cũng tăng cao so với đầu năm (đến 31/12/2012 nợ khó đòi là 10,256 triệu đồng, tăng với số đầu năm là 6,728 triệu đồng). Việc thu hồi và xử lý nợ khó đòi cũng không đạt được mục tiêu đề ra (tổng số nợ xử lý và thu hồi chỉđạt 2.543 triệu đồng). Công ty đã tăng cường các biện pháp về quản lý nợ như kiểm soát theo từng phương án bán hàng và từng khách hàng nợ. Do đó đến thời điểm hiện nay việc cố ý vi phạm dần được hạn chế. Qua kết quả kiểm tra các đơn vị trực thuộc năm 2012, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác quản lý sau:
+ Tình trạng các đơn vị nhận hàng trước của nhà sản xuất để bán cho khách hàng nhưng không được công ty ủy quyền hoặc bán vượt mức dư nợ
55
được ủy quyền.
+ Việc bán hàng không đúng đối tượng khách hàng đã được phê duyệt trong phương án dẫn đến việc theo dõi quản lý rất khó khăn, hiệu quả của phương án không đảm bảo như được phê duyệt.
Năm 2013 phải thu khách hàng tăng lên với giá trị là 6,219 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 5.06% so với năm 2012, nguyên nhân là do trong tình hình kinh doanh khó khăn như hiện nay để có thể tăng lượng sản phẩm tiêu thụ thì công ty chỉ có thể thực hiên chính sách tín dụng bán hàng dài cho những khách hàng quen. Đồng thời đặc điểm kinh doanh của công ty chủ yếu là bán buôn cho các đại lý, khách hàng lớn do đó tỷ trọng nợ phải thu sẽ cao lên do đặc trưng của phương thức tiêu thụ này là thanh toán chậm. Một nguyên nhân nữa là do chính sách bán hàng của công ty còn chưa linh động thể hiện ở chỗ công ty chưa xây dựng tốt chính sách chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, điều này làm cho khách hàng trì trệ hơn trong việc thanh toán tiền hàng bởi họ không có lợi ích gì khi thanh toán tiền hàng sớm cho công ty. Qua đây cho thấy tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty chủ yếu là phải thu khách hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ, đồng vốn của công ty bị chiếm dụng làm cho hiệu quả kinh doanh của công ty cũng bị giảm đi một phần nào đó. Công ty cần chú ý tới khoản mục này vì nó trực tiếp làm giảm vòng quay VLĐ và làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp trong khi doanh nghiệp đang thiếu vốn để đầu tư vào sản xuất phải đi vay ngân hàng thì lại có một lượng lớn vốn nằm trong tay người mua hoặc ứ đọng mà doanh nghiệp lại không được hưởng một khoản lãi nào.
Ngay từ đầu năm, công ty đã nhận định tình hình thị trường thép cũng như tình hình tài chính tiền tệ vẫn còn đang trong giai đoạn khó khăn nên rất chú trọng đến công tác tổ chức kinh doanh, đặt biệt là công tác quản lý vốn. Hằng quí HĐQT công ty đã đề ra các mục tiêu về quản lý nợ và TGĐ công ty
56
cũng đã chỉ đạo các Phòng nghiệp vụ, các ĐVTT bám sát khách hàng, đôn đốc thu nợ, có lộ trình cam kết thu nợ. Tuy nhiên do hầu hết các khách hàng và công trình đều ở trong tình trạng thiếu vốn nên việc thu hồi nợ gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến nợ quá hạn ngày càng tăng, cụ thể:
-Tổng công nợ bán hàng đến thời điểm 31/12/2013 là 129,217 triệu đồng, trong đó:
+ Nợ luân chuyển 66,212 triệu đồng, chiếm 48% trên tổng nợ bán hàng phải thu
+ Nợ quá hạn: 59,384 triệu đồng, chiếm 43% (không đạt được mục tiêu của HĐQT công ty đề ra là <25%)
+ Nợ khó đòi: 3,621 triệu đồng, chiếm 9% trên tổng nợ bán hàng phải thu.
-Đối với nợ quá hạn, mặc dù công ty đã có lộ trình thu nợ cụ thể nhưng ngoài nguyên nhân khách quan do khách hàng gặp khó khăn về tài chính, còn nguyên nhân chủ quan là do một số đơn vị chưa quyết liệt trong việc thu hồi nợ. Đến thời điểm 31/12/2013, công nợ quá hạn chủ yếu tập trung tại một số đơn vị như: CN TPHCM: 7,145 triệu đồng; CN Khánh Hòa: 3,625 triệu đồng; CN Đắk Lắk: 4,389 triệu đồng; XN10: 1,856 triệu đồng; VP công ty: 33,732 triệu đồng.
-Về tình hình xử lý thu hồi nợ khó đòi: Tổng số thu hồi, xử lý nợ khó đòi trong năm 2013 là 4,891 triệu đồng (trong đó thu của Quý IV là 1,432 triệu đồng/số kế hoạch là 2,000 triệu đồng, đạt 70% kế hoạch). Công nợ khó đòi tập trung chủ yếu tại Chi nhánh Hà Nội (cũ): 4,567 triệu đồng; XN9: 800 triệu đồng; Chi nhánh Đăk Lăk: 1,274 triệu đồng và nợ tồn đọng trước CPH: 2,590 triệu đồng; trong đó một số khoản nợ đã thi hành án qua nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa thu hồi được như: Công ty XD Bạch Đằng 8: 228 triệu đồng, Công ty Đường 126: 484 triệu đồng; Công ty VTTH Bình Định:
57
1,035 tỷ đồng và gần đây Công ty TNHH TM Thành Hiếu: 2,935 triệu đồng...