Hiệu quảsử dụng vốn lưu động của công ty giai đoạn 2012-20

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN KIM KHÍ MIỀN TRUNG (Trang 73 - 86)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Hiệu quảsử dụng vốn lưu động của công ty giai đoạn 2012-20

thép các loại nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh với trên 6 triệu tấn, giá lại rất rẻ, đơn giá nhập khẩu sắt thép các loại bình quân giảm tới 22,7% so với năm ngoái, thép Trung Quốc rẻ vì sản lượng của họ lớn, xuất khẩu hàng năm lên tới trên 80 triệu tấn. Thời gian qua, lượng thép nội địa dư thừa nhiều, nên Trung Quốc tìm mọi cách để đẩy mạnh xuất khẩu, kể cả phá giá, cộng với việc điều chỉnh tỷ giá đồng nhân dân tệ, khiến giá thép xuất khẩu của Trung Quốc rất cạnh tranh.

Một mối lo khác với ngành thép. Đó là sắp tới, khi một loạt FTA, điển hình là FTA với Liên minh Kinh tế Á-Âu (EEU) có hiệu lực, sẽ khiến thép ngoại tràn vào nước ta nhiều hơn nữa.VSA cho hay, trong số các FTA Việt Nam đã ký kết hoặc đang đàm phán, thì FTA với EEU là mối lo ngại lớn nhất đối với ngành thép. Trong số 5 thị trường thuộc EEU, Nga là nước có sản lượng thép trên 70 triệu tấn, với lợi thế về chi phí sản xuất thấp, nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, công nghệ cao, chất lượng tốt, bởi thế khi EEU có hiệu lực, các dòng thuế nhập khẩu giảm về 0%, chỉ cần 10% sản lượng thép từ Nga đổ vào thị trường nội địa cũng đủ làm doanh nghiệp thép Việt Nam liêu xiêu.

2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty giai đoạn 2012-2014 2014

a. Hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền

Để đánh giá hiệu quả quản lý sử dụng vốn bằng tiền ta xét một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán sau:

66

Bảng 2.8. Khả năng thanh toán công ty KMT giai đoạn 2012 -2014

ĐVT: Triệu đồng ST T Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1 Tiền 14,149 9,012 15,384 (5,137) (36.31) 6,372 70.71 2 Hàng tồn kho 32,266 10,559 93,540 (21,707) (67.28) 82,981 785.88 3 Tài sản ngắn hạn 178,549 157,592 264,774 (20,957) (11.74) 107,182 68.01 4 Nợ ngắn hạn 137,910 116,019 218,595 (21,891) (15.87) 102,576 88.41

5 Khả năng thanh toán tức thời

=(1)/(4) 0.10 0.08 0.07 (0.02) (20.00) (0.01) (12.50)

6 Khả năng thanh toán hiện hành

=(3)/(4) 1.29 1.36 1.21 0.07 5.43 (0.15) (11.03)

7 Khả năng thanh toán nhanh

=[(3)-(2)]/(4) 1.06 1.27 0.78 0.21 19.81 (0.49) (38.58)

67

Ta thấy khả năng thanh toán tức thời của công ty có xu hướng giảm dần qua ba năm thể hiện rõ sự bất ổn trong việc thanh toán nợ ngắn hạn, cụ thể năm 2013 lượng tiền giảm với tỷ lệ 36.31% lớn hơn mức giảm củanợ ngắn hạn là 15.87% so với năm 2012 làm cho khả năng thanh toán tức thời của công ty sụt giảm mạnh chỉ còn 0.08 lần, chứng tỏ công ty sẽ gặp phải khó khăn khi phải thanh toán ngay cho các khoản nợ trước mắt. Trong một số trường hợp công ty bán hàng chậm, khối lượng hàng tồn kho lớn, công ty quyết định cho nhà phân phối của mình được thanh toán chậm lại, kết quả là doanh thu tăng (mà thực chất là doanh thu trả chậm tăng, tiền mặt giảm). Như vậy trong trường hợp này, tổng TSLĐ tăng, tỷ số khả năng thanh toán tăng nhưng khi đến hạn trả nợ, doanh nghiệp có thể không thanh toán được vì thiếu hụt tiền mặt. Năm 2014 khả năng thanh toán tức thời tiếp tục giảm so với năm 2013 do lượng tiền tăng 70.71% nhưng mức tăng lại thấp hơn so với mức tăng của nợ ngắn hạn là 88.41%, nguyên nhân chủ yếu là do công ty phải sát nhập và vay ngắn hạn tăng cao mục đích là để mua thép và trả các chi phí sản xuất kinh doanh, bổ sung VLĐ làm khoản mục nợ ngắn hạn tăng vọt.

Chỉ tiêu này trong 3 năm đều quá nhỏ, trong 3 năm con số này cũng chỉ ở mức thấp hơn hoặc bằng 0.1 và đều thấp hơn so với trung bình ngành, mà công ty lại hầu như vay ngắn hạn là nhiều do đó khi có khoản nợ đến hạn phải trả, không có tiền mặt để trả tức thời thì công ty sẽ đi vào con đường bế tắc. Do đó khả năng thanh toán tức thời của công ty cần được cải thiện, công ty cần có các biện pháp huy động nguồn tài trợ cho VLĐ một cách hợp lý để giảm áp lực thanh toán khác khoản nợ ngắn hạn giúp nâng cao uy tín cho công ty

Năm 2013 hệ số khả năng thanh toán hiện hành tăng với tỷ lệ 5.43% so với năm 2012, năm 2014 lại giảm với tỷ lệ 11.03% so với năm 2013, nguyên nhân giảm là do mức tăng của tài sản ngắn hạn thấp hơn so với mức tăng của nợ ngắn hạn nên làm cho hệ số khả năng thanh toán của công ty giảm xuống.

68

Tuy nhiên nhìn chung trong 3 năm qua thì hệ số khả năng thanh toán hiện hành của KMT vẫn lớn hơn so với trung bình ngành.

Việc khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp ngành thép lớn hơn 1 là do giá nguyên vật liệu phục vụ cho ngành thép 90% là nhập khẩu, giá cả thị trường thế giới thường xuyên biến động và gây ảnh hưởng lớn cho doanh nghiệp nên các doanh nghiệp thường xuyên phải dự trữ nguyên vật liệu, cũng như hàng hóa do đó lượng hàng tồn kho thường cao. Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành khoảng bằng 2 là hợp lý và an toàn, cho nên theo đánh giá tổng quan thì khả năng thanh toán hiện hànhcủa doanh nghiệp như vậy là tương đối trung bình thấp và điều này có nghĩa là doanh nghiệp chỉ vừa đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty KMT năm 2013 tăng 19.81% so với năm 2012 và nhưng vào năm 2014 lại giảm 38.58% so với năm 2013 chỉ còn 0.78. Nhìn chung hệ số này là khá nhỏ, nhưng ở mức chấp nhận đượcso với trung bình ngành là 0.45(năm 2014), 0.41(năm 2013), 0.54(năm 2012) do tỷ lệ hàng tồn kho công ty thép là khá cao cho nên khi loại trừ khoản mục hàng tồn kho ra khỏi tử số của công thức phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thì khả năng thanh toán nợ của công ty sẽ thấp hơn rất nhiều. Ta cũng thấy rằng tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản của KMT là khá cao, điều này có nghĩa là công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn vì khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền của hàng tồn kho là không cao, do đó doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ.

Tóm lại, qua việc phân tích hệ số thanh toán trên ta có thể thấy mặc dù công ty có xu hướng giảm các hệ số thanh toán trong ba năm qua nhưng vẫn được duy trì khá tốt và cũng được đánh giá tương đối tốt so với các doanh nghiệp cùng ngành.

69

b. Hiệu quả sử dụng khoản phải thu

Bảng 2.9. Hiệu quả quản lý và sử dụng khoản phải thu công ty KMT giai đoạn 2012-2014

ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

1 Doanh thu thuần 1,348,771 1,418,096 1,283,167 69,325 5.14 (134,929) (9.51) 2 Khoản phải thu 123,047 129,302 143,504 6,255 5.08 14,202 10.98 3 Khoản phải thu bình quân 123,807 126,175 136,403 2,368 1.91 10,229 8.11

4 Vòng quay khoản phải thu (vòng)

=(1)/(2) 10.89 11.24 9.41 0.34 3.17 (1.83) (16.30)

5 Kỳ thu tiền bình quân (ngày/vòng)

=360/(4) 33.05 32.03 38.27 (1.01) (3.07) 6.24 19.47

70

Từ bảng phân tích số liệu trên ta thấy như sau:

- Năm 2012 do tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu, tình hình kinh tế trong nước tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức: mục tiêu cắt giảm đầu tư công, tình trạng nợ xấu còn quá lớn và chưa xử lý dòng vốn trong một số ngành xây dựng, giao thông…vẫn bế tắc, nhu cầu thép sụt giảm mạnh, giá thép giảm chậm nhưng kéo dài từ đầu năm đến cuối năm nên doanh thu thuần năm 2012 đạt 1.348,045 triệu đồng. Mặt khác, năm 2012 là năm đặc biệt khó khăn đối với công nợ do hầu hết khách hàng của công ty đều gặp khó khăn về tài chính nên tình hình thu nợ rất chậmở hầy hết các đơn vị thuộc công ty nên số vòng quay khoản phải thu là 10.89 vòng, tức là trong năm phải mất bình quân là 10.89 ngày để thu hồi các khoản nợ.

Năm 2013 phải thu khách hàng tiếp tục tăng nguyên nhân là vẫn do hầu hết các khách hàng và công trình đều ở trong tình trạng thiếu vốn nên việc thu hồi nợ gặp rất nhiều khó khăn, đồng thời công ty thực hiên chính sách tín dụng bán hàng dài cho những khách hàng quen để có thể tăng lượng sản phẩm tiêu thụ. Mặt khác, trong bối cảnh thị trường thép đặc biệt khó khăn, thị trường bất động sản trong nước vẫn tiếp tục đóng băng đã làm nhu cầu thép xây dựng giảm mạnh, giá thép liên tục giảm nên công ty chuyển hướng sang hoạt động mua bán thẳng các sản phẩm thép với tỷ suất lợi nhuận rất thấp nhằm hạn chế tồn kho đồng thời đẩy mạnh kinh mặt hàng phôi thép và thép phế liệu. Vì vậy trong năm 2013, công ty đã hạn chế được rủi ro từ kinh doanh hàng qua kho và làm doanh thu thuần tăng so với năm 2012 và tăng cao hơn so với mức tăng của các khoản nợ phải thu nên làm chotốc độ luân chuyển khoản phải thu tăng 0.34 vòng tương ứng với tỷ lệ tăng là 3.17% và số vòng quay nợ phải thu tăng đồng thời làm giảm kỳ thu tiền bình quân xuống 1.01 ngày tương ứng với tỷ lệ là 3.07% so với năm 2012.

71

tương ứng với tỷ lệ tăng là 10.89% so với năm 2013 là do năm 2014 công ty phải sát nhập với chi nhánh Miền Trung Tổng Công ty thép Việt Nam dẫn đến nợ phải thu của chi nhánh cũng làm cho khoản phải thu của công ty tăng khi sát nhập và làm ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của công ty. Hơn nữa do hầu hết các khách hàng và công trình đều ở trong tình trạng thiếu vốn nên việc thu hồi nợ gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến nợ quá hạn ngày càng tăng.Việc giá cả nguyên vật liệu đầu vào như điện, gas, xăng dầu ngày càng tăng cao và khan hiếm và nhu cầu tiêu dùng cũng tăng nên công ty đã đặt hàng cho nhà cung cấp. Mặc dù công ty đã tạo được uy tín đối với nhà cung cấp nhưng giá trị hợp đồng lớn nên công ty phải ứng trước cho nhà cung cấp 20% giá trị hợp đồng làm đảm bảo, vì vậy công ty bị ứ đọng một số vốn vào trong khoản phải thu này.

Mặt khác trong năm 2014, xu hướng giảm giá vẫn là chủ yếu. Giá thép trong nước liên tục giảm cùng với nhu cầu sử dụng thép không được cải thiện; cạnh tranh giữa các nhà sản xuất thép cũng như giữa các đơn vị thương mại ngày càng gay gắt hơn do cung vượt xa cầu khiến cho nhiều doanh nghiệp thép trong nước điêu đứng, ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất kinh doanh thép trong nước. Trung Quốc hiện đang xuất khẩu phôi ra khắp thế giới với giá rất thấp dưới dạng thép thanh vuông. Đây chính là nguyên nhân công ty không thể xuất khẩu phôi như các năm trước và ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ phôi thép của công ty làm doanh thu thuần giảm so với năm 2013 là 134,929 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 60.74%. Hai nguyên nhân trên làm tốc độ luân chuyển khoản phải thu năm 2014 giảm đi 1.83 vòng tương ứng với tỷ lệ giảm là 16.3% đồng thời cũng làm tăng kỳ thu tiền bình quân lên 6.24 ngày tương ứng tỷ lệ tăng là 19.47% so với năm 2013.

72

c. Hiệu quả sử dụng hàng tồn kho

Bảng 2.10. Hiệu quả quản lý và sử dụng hàng tồn kho công ty KMT giai đoạn 2012-2014

ĐVT: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1 Giá vốn hàng bán 1,303,454 1,366,977 1,228,745 63,523 4.87 (138,232) (10.11) 2 Hàng tồn kho 32,266 10,559 93,540 (21,707) (67.28) 82,981 785.88 3 Hàng tồn kho bình quân 89,922 21,412 52,049 (68,510) (76.19) 30,637 143.08 4 Vòng quay hàng tồn kho (vòng)=(1)/(3) 14.50 63.84 23.61 49.35 340.43 (40.23) (63.02)

5 Số ngày lưu kho

(ngày/vòng)=360/(4) 24.84 5.64 15.25 (19.20) (77.29) 9.61 170.43

73

Mặt hàng kinh doanh chính của công ty là các sản phẩm thép. Tuy nhiên, nhu cầu về mặt hàng này là có tính thời vụ và thép là sản phẩm thép dễ bị gỉ, giảm chất lượng khi điều kiện thời tiết thay đổi cũng như giá cả lên xuống khó lường, mặt khác khối lượng hàng kinh doanh hàng năm của công ty là cũng tương đối lớn nhưng việc tính toán nhu cầu về việc dự trữ, bảo quản lại còn nhiều hạn chế. Hiện tại các kho hàng tại công ty không đáp ứng đủ yêu cầu bảo quản hàng do đó một phần hàng của công ty phải gửi tại nhà cung cấp hoặc kho hải quan điều này làm chi phí lưu kho, bảo quản tăng lên và chất lượng hàng cũng khó kiểm soát. Bên cạnh đó là việc tính toán nhu cầu hàng tồn kho nhiều khi không phù hợp với thực tế.

-Năm 2012 số vòng quay hàng tồn kho là 14.50, có nghĩa là thời gian hàng hóa ở trong kho trước khi bán ra trung bình là 24.84 ngày. Năm 2012 lượng tiêu thụ thép của công ty tuy đạt kế hoạch (vượt 4% so với kế hoạch đã điều chỉnh) nhưng chủ yếu nhờ sản lượng của thép nhập khẩu, còn sản lượng thép xây dựng giảm so với năm trước (do thị trường diễn biến bất lợi, hạn chế bán nợ để phòng tránh rủi ro, hạn chế tiêu thụ các sản phẩm ngoài hệ thống VNSteel).

- Năm 2013 tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng 49.35 vòng tương ứng với số ngày lưu kho giảm xuống còn 5.64 ngày do giá vốn hàng bán trong năm tăng( thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến nguồn cung và làm cho giá cước tăng cũng đẩy giá phôi lên) trong khi lượng hàng tồn kho lại giảm do từ tháng 8 đến cuối năm 2013, giá phế bật tăng trở lại đồng thời giá phôi cũng được cải thiện do nhu cầu ngoài dự kiến của một số thị trường qua đây cho thấy chu trình lưu chuyển hàng hóa của công ty đã được cải thiện, hạn chế việc hàng hoá bị ứ đọng, đồng thời sẽ tiết kiệm được nhiều khoản chi phí liên quan đến việc bảo quản, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng thời chỉ số này cũng cao hơn nhiều so với trung bình ngành là 38 vòng.

74

Tuy nhiên năm 2014 tốc độ luân chuyển hàng tồn kho giảm mạnh 40.23 vòng tương ứng với số ngày lưu kho tăng lên đến 15.25 ngày. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán trong năm 2014 giảm trong khi lượng hàng tồn kho lại tăng lên. Tồn kho công ty đến 31/12/2014 hơn 8.100 tấn (trong đó thép xây dựng 5.400 tấn) giá trị hàng tồn kho là 93,540 triệu đồng tăng vọt so với năm 2013 là 785.88%. Điều này là do khác những năm trước, mặc dù tình hình thị trường trầm lắng nhưng công ty phải duy trì lượng tồn kho thép Miền Nam bình quân 5.000-6.000 tấn tại các khu vực thị trường Miền Trung để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng đồng thời do năm 2014 công ty phải sát nhập với Chi nhánh Miền Trung Tổng Công ty thép Việt Nam dẫn đến hàng tồn kho của chi nhánh cũng làm cho hàng tồn kho của công ty tăng khi sát nhập.

Như vây việc quản lý hàng tồn kho là một việc làm rất quan trọng. Quản lý không tốt hàng tồn kho, không xác định lượng dự trữ một cách chính xác sẽ gây nhiều sự lãng phí và kém hiệu quả, giảm khả năng thanh toán nhanh, đồng thời làm giảm tốc độ luân chuyển VLĐ, dẫn đến hiệu quả sử dụng VLĐ thấp. Vì vậy công ty phải có các phương án luân chuyển hàng tồn kho, tìm kiếm mở rộng thị trường, đảm bảo tiêu thụ hàng hóa ngày càng nhiều, phấn đấu giảm tới mức hợp lý số vật tư hàng hóa.

2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty cổ phần Kim khí miền Trung ta xem xét một số chỉ tiêu cụ dưới đây:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN KIM KHÍ MIỀN TRUNG (Trang 73 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)