7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.4. Phân tích cân bằng tài chính của công ty
Bảng 2.12. Phân tích cân bằng tài chính ngắn hạn công ty KMT giai đoạn 2012-2014
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1.Hàng tồn kho 32,266 10,559 93,540 2.Các khoản phải thu 123,047 129,302 143,504 3.Nợ ngắn hạn(không vay) 54,519 50,340 107,642 4.Nợ dài hạn 2,132 1,638 0 5.VCSH 117,076 116,103 116,263 6.NVTX=(4)+(5) 119,208 117,741 116,263 7.TSDH 78,569 76,166 70,084 8.Vốn lưu động ròng=(6)-(7) 40,639 41,575 46,179 9.Nhu cầu VLĐR =(1)+(2)-(3) 100,794 89,521 129,402 10.Ngân quỹ ròng(NQR)= (8) – (9) -60,155 -47,946 -83,223
Bảng phân tích cho thấy VLĐ ròng của công ty đều đạt giá trị dương cụ thể VLĐR của 3 năm liên tiếp như sau: 40,639 triệu đồng, 41,575 triệu đồng và 46,179 triệu đồng. Cho thấy công ty đạt trạng thái cân bằng tài chính trong dài hạn. Đồng thời khi VLĐR dương cũng có nghĩa là TSNH lớn hơn nợ ngắn hạn, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, có thể trang trải được các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản có khả năng quay vòng nhanh.
Nhu cầu VLĐ ròng qua 3 năm có biến động không đều. Năm 2012 nhu cầu VLĐR là 100,794 triệu đồng thì sang năm 2013 nhu cầu VLĐR đã giảm xuống còn 89,521 triệu đồng, sở dĩ xảy ra điều này là vì hàng tồn kho đã giảm mạnh. Đến cuối năm 2014 thì nhu cầu VLĐR lại tăng lên đáng kể là 129,402
79
triệu đồng. Nguyên nhân chính là vì năm 2014 công ty sát nhập Chi nhánh Miền Trung Tổng Công ty thép Việt Nam làm cho khoản phải thu và hàng tồn kho của công ty tăng mạnh. Trong khi đó nợ ngắn hạn không kể nợ vay cũng tăng đáng kể lên 107,642 triệu đồng nhưng thấp hơn sự tăng lên của các khoản phải thu và hàng tồn kho. Vì vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng trong hàng tồn kho và khoản phải thu nên công ty phải huy động vốn từ nguồn đi vay để đảm bảo vốn hoạt động. Việc tăng các khoản nói trên không hoàn toàn là xấu nhưng công ty cần phải có biện pháp thích hợp để thu hồi các khoản nợ phải thu và dự trữ lượng hàng tồn kho tối ưu, nếu 2 khoản này tăng thì công ty sẽ không đủ vốn hoạt động vì vậy sẽ sử dụng vốn vay như vậy sẽ làm tăng chi phí và áp lực thanh toán trong ngắn hạn sẽ cao.
Tuy nhiên để đánh giá cân bằng tài chính trong ngắn hạn của công ty qua 3 năm như vậy tốt hay là xấu ta cần phải phân tích trạng thái cân bằng tài chính của công ty thông qua mối liên hệ giữa vốn lưu động ròng và nhu cầu VLĐ ròng. Đó chính là ngân quỹ ròng.
Qua số liệu tính toán và phân tích ta thấy chỉ tiêu ngân quỹ ròng qua 3 năm đều có giá trị âm, điều này cho thấy VLĐR không đủ để tài trợ cho nhu cầu VLĐR. Trước tình hình về sự thiếu hụt của ngân quỹ ròng buộc công ty phải huy động các khoản vay ngắn hạn để bù đắp cho sự thiếu còn hụt đó. Cân bằng tài chính trong ngắn hạn được xem là kém an toàn và bất lợi đối với công ty, công ty sẽ chịu áp lực trong việc trang trải các khoản nợ vay ngắn hạn.