Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh đà nẵng (Trang 81 - 87)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành quả đạt được ngân hàng TMCP Cơng thương chi nhánh Đà Nẵng cịn gặp phải một số hạn chế như sau:

a. Hạn chế

- Quy mơ hoạt động thanh tốn quốc tế vẫn cịn hạn chế so với tiềm

năng vị thế của ngân hàng TMCP Cơng thương

Hoạt động thanh tốn xuất nhập khẩu tại địa bàn thành phố Đà Nẵng có sự tăng trưởng mạnh trong những năm qua. Năm 2013, giá trị xuất khẩu trên

địa bàn thành phố đạt trên 1 tỷ USD. Tuy nhiên doanh thu từ hoạt động thanh

toán quốc tế của NHCT Đà Nẵng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với các ngân

hàng khác hoạt động trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng trong và ngoài nước cũng làm cho thị phần dịch vụ

thanh toán quốc tế của ngân hàng cũng bị thu hẹp, mặc dù đã cố gắng trong

cơng tác gia tăng thị phần nhưng vẫn cịn thấp, chưa xứng tầm một ngân hàng lớn như NHCT.

Hoạt động thanh toán quốc tế nhập khẩu là chủ yếu. Các phương thức thanh toán xuất khẩu thực hiện chưa nhiều do các doanh nghiệp đang quan hệ

với ngân hàng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu vì vậy nguồn

ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu của một số doanh nghiệp chưa

giúp chi nhánh đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng nhập khẩu. Các

nguồn ngoại tệ còn thiếu đều phải mua thêm từ ngân hàng TMCP Cơng

thương Việt Nam. Do đó tại thời điểm cần nguồn thanh toán nhiều chi nhánh gặp khó khăn trong việc cân đối nguồn ngoại tệ tại chỗ để cung cấp cho

khách hàng nhập khẩu.

- Chưa có biện pháp thu hút khách hàng, sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng

Những khách hàng thực hiện thanh toán quốc tế tại NHCT Đà Nẵng

chủ yếu là khách hàng truyền thống có mối quan hệ thân thiết với ngân hàng. Ngân hàng chưa thu hút được những khách hàng tiềm năng tham gia dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng.

thu và L/C. Đây là những sản phẩm mà hầu hết các ngân hàng đều có nên

ln có sự cạnh tranh gay gắt. Loại thư tín dụng được áp dụng chủ yếu tại chi nhánh hiện nay là L/C trả chậm – trả ngay. Các phương thức thanh toán mới

như phương thức giao chứng từ trả tiền ngay, phương thức ủy thác mua,

phương thức thư bảo đảm trả tiền được các ngân hàng trên thế giới áp dụng

phổ biến nhưng NHCT vẫn chưa triển khai các sản phẩm đó để đáp ứng nhu

cầu khách hàng.

- Mức phí vẫn cịn cao

Dịch vụ TTQT chưa có khả năng cạnh tranh cao hoặc chưa dành được thiện cảm của khách hàng một phần là do mức phí dịch vụ vẫn cịn cao hơn so

với các ngân hàng khác. Mức phí được ngân hàng áp dụng chung trong hệ

thống nhưng địa bàn thành phố Đà Nẵng có giá cả khác so với các thành phố lớn khác nên việc áp dụng mức phí chung đó gây khó khăn trong việc thu hút khách hàng mới.

- Hạn chế về mặt công nghệ, chưa đầu tư cơ sở hạ tầng một cách thích

đáng

Mặc dù là một trong những ngân hàng lớn nhất của Việt Nam nhưng so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới thì ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam nói chung và chi nhánh Đà Nẵng nói riêng có thời gian hoạt

động quá ngắn so với các ngân hàng thương mại lớn trên thế giới. Do vậy,

kinh nghiệm hoạt động và cơ sở vật chất còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu

cầu chung cho chuẩn ngân hàng hiện đại tại khu vực và thế giới. - Trình độ nghiệp vụ của cán bộ không đồng đều.

NHCT Đà Nẵng có một đội ngũ cán bộ hoạt động thanh tốn quốc tế

trẻ, nhiệt tình, nhiều người trong đó có nghiệp vụ thanh tốn quốc tế tốt và

giỏi ngoại ngữ. Chính điều đó đã góp phần quan trọng trong việc mở rộng

nghiệm thực tế của đội ngũ cán bộ chưa nhiều dẫn đến tốc độ và độ chính xác trong việc xử lý các tình huống còn thấp và nhiều khi còn mắc khiếm khuyết.

b. Nguyên nhân

Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có trên 57 tổ chức tín dụng và các

ngân hàng nước ngoài như HSBC, ANZ…đang hoạt động nên sự cạnh tranh

thị phần ngày càng gay gắt. Các ngân hàng nước ngồi ln đi tiên phong

trong việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, phát triển các sản phẩm

TTQT mới tại Việt Nam. Nhiều chi nhánh nước ngồi đã có những chiến lược mở rộng và xây dựng mạng lưới khách hàng khá tốt, đa dạng. Đồng thời các ngân hàng nước ngồi có dịch vụ TTQT tốt hơn nhờ kinh nghiệm và mạng

lưới ngân hàng đại lý khắp thế giới và đội ngũ nhân sự có chất lượng cao.

Chính vì thế đây là những đối thủ có tiềm năng cạnh tranh rất lớn đối với các NHTM Việt Nam nói chung và NHCT chi nhánh Đà Nẵng nói riêng.

Việc tiến hành khảo sát thị trường đối với các sản phẩm dịch vụ được

ngân hàng thực hiện trên toàn hệ thống. Tuy nhiên, trên thực tế tại chi nhánh NHCT Đà Nẵng mới chỉ mới tập trung vào hình thức huy động vốn, các hình thức phát hành thẻ… chưa tiến hành việc thành lập riêng một ban khảo sát thị

trường cho dịch vụ TTQT, mặc dù đây là dịch vụ mang lại một nguồn thu

nhập lớn cho ngân hàng. Khi thực hiện các chương trình khuyến mãi cho khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT việc đưa thông tin sản phẩm, giới thiệu về sản phẩm vẫn còn sơ sài, chỉ những khách hàng có quan hệ lâu năm với ngân hàng mới nắm bắt được thông tin. Thông tin khuyến mãi về các sản phẩm huy

động, cho vay, dịch vụ thẻ… thì được ngân hàng quảng cáo thường xuyên,

rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thông tin về dịch vụ TTQT chỉ được đăng trên website của ngân hàng, chính điều này gây khó khăn trong việc tiếp cận, thu hút khách hàng mới sử dụng dịch vụ TTQT…

được đầu tư đúng mức, công tác điều tra và nghiên cứu khảo sát nhu cầu

khách hàng vẫn còn khiêm tốn. Khi tiến hành nghiên cứu khảo sát nhu cầu

của khách hàng sẽ giúp ngân hàng thu thập được những thông tin về sản

phẩm, dịch vụ mà khách hàng muốn sử dụng, nắm bắt được mong muốn của

khách hàng từ đó NHCT mới đưa ra các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đã đi vào phân tích đánh giá tình hình kinh

doanh dịch vụ TTQT của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh

Đà Nẵng trong giai đoạn 2011-2013. Luận văn đã phân tích những vấn đề

sau:

- Thứ nhất, phân tích thực trạng các giải pháp kinh doanh dịch vụ

TTQT ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng đã tiến

hành. Kết quả kinh doanh TTQT, từng phương thức cụ thể, thị phần, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT, thu nhập từ dịch vụ TTQT, thực kiểm soát rui ro trong TTQT của NHCT chi nhánh Đà Nẵng.

- Thứ hai, chương 2 đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình

kinh doanh dịch vụ TTQT của NHCT chi nhánh Đà Nẵng.

- Thứ ba, chương 2 đã ghi nhận các kết quả đạt được trong hoạt động

kinh doanh dịch vụ TTQT trong giai đoạn 2011-2013. Đồng thời nêu ra

những hạn chế cần phải khắc phục.

Qua những phân tích ở chương 2, tác giả nhận thấy được những hạn

chế và nguyên nhân, đây là cơ sở để đưa ra các giải pháp và kiến nghị về dịch vụ TTQT của NHCT chi nhánh Đà Nẵng trong thời gian đến.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP KINH DOANH DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -

CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh đà nẵng (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)