ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh đà nẵng (Trang 87 - 90)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN

QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh trong thời

gian tới

Tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực hoạt động của ngân hàng thông

qua nâng cao năng lực tài chính, cơng nghệ và quản trị rủi ro. Khơng ngừng thay đổi tư duy quản trị theo hướng áp dụng các chuẩn mực tiên tiến, hiện đại trên thế giới trong hoạt động ngân hàng. Tập trung phát huy các lợi thế, khắc phục các tồn tại/hạn chế, tận dụng tối đa các cơ hội trên thị trường, nhằm

hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh doanh năm 2014, tạo tiền đề cho việc thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng đến năm 2015, xây dựng ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trở thành một Tập đồn tài chính ngân hàng lớn mạnh, có sức cạnh tranh cao theo phương châm: “An toàn - Hiệu quả - Hiện đại - Tăng trưởng bền vững”.

Mục tiêu kinh doanh đặt ra là tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng, chiếm

lĩnh thị trường, giữ vững vai trò là ngân hàng trụ cột trong việc thực thi chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Tập trung thực hiện tái cấu trúc toàn diện ngân hàng theo hướng hiện đại, nâng cao tiềm lực tài chính, năng lực

cạnh tranh, đổi mới mơ hình tổ chức, mơ hình kinh doanh, quản trị điều hành phù hợp với thông lệ và chuẩn quốc tế.

Đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm

VietinBank tăng trưởng an toàn, hiệu quả, bền vững, đồng thời thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng...

· Tổng tài sản và vốn huy động:

Nguồn vốn là một trong những chỉ tiêu quan trọng, vì vậy phải tiếp tục

đẩy mạnh khơi tăng nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư, các tổ chức kinh

tế, doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp… Cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng

tăng cường nguồn vốn trung dài hạn, ổn định, lãi suất thả nổi nhằm hạn chế

rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản.

Nâng cao chất lượng cơng tác phân tích dự báo để có định hướng đúng

đắn, ban hành các cơ chế, chính sách kịp thời , điều hành lãi suất phù hợp và

sát với tình hình thị trường để giúp chi nhánh tăng cường khả năng cạnh tranh. - Phấn đấu nguồn vốn cuối năm 2014 đạt 2800 tỷ đồng.

- Tăng cường các hình thức huy động vốn tiền gửi các tổ chức doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm dân cư.

- Triển khai đầy đủ các sản phẩm huy động vốn của ngân hàng TMCP

Công thương Việt Nam đã ban hành, vận dụng linh hoạt chính sách tiếp thị,

khuyến mãi, bảo đảm giữ vững, ổn định và tăng trưởng nguồn vốn.

· Tín dụng, đầu tư

Nâng cao năng lực quản trị điều hành, siết chặt kỹ cương tín dụng, chú trọng cơng tác kiểm tra, kiểm soát giám sát hoạt động tín dụng. Tập trung

tăng trưởng tín dụng ngắn hạn, hạn chế cho vay trung dài hạn…

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, tăng cường công tác quản lý

khách hàng, cơng tác kiểm sốt trước, trong và sau khi cấp tín dụng, phải thực

hiện nghiêm túc, đảm bảo cho vay đúng mục đích, tuân thủ quy định của

Vietinbank.

- Phấn đấu dư nợ cho vay nền kinh tế cuối năm 2014 đạt 3000 tỷ đồng. - Tăng cường phân tích chất lượng tín dụng, phân loại và sàng lọc khách hàng.

- Khai thác khách hàng tốt, khách hàng tiềm năng, khai thác tìm kiếm các dự án khả thi.

- Phấn đấu đưa nợ xấu xuống dưới 2%/Tổng dư nợ.

3.1.2. Định hướng về dịch vụ thanh toán quốc tế trong thời gian tới

Với sứ mệnh là tập đồn tài chính ngân hàng hàng đầu Việt Nam, hoạt

động đa năng cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính theo chuẩn quốc tế, ngân

hàng TMCP Công thương chi nhánh Đà nẵng phát triển các hoạt động dịch vụ

hiện đại để nâng cao giá trị cuộc sống cho khách hàng, trong đó hoạt động

thanh tốn quốc tế cũng được chú trọng đáng kể.

Tiếp tục cải tiến dịch vụ thanh tốn theo hướng đơn giản hóa thủ tục,

nhanh gọn, đảm bảo an toàn. Hoàn thiện và cập nhật các quy trình đối với

dịch vụ thanh toán, đảm bảo tuân thủ các quy định nội bộ, pháp luật hiện hành và thông lệ quốc tế, nhưng vẫn giữ vững linh hoạt nhằm duy trì mối quan hệ và thu hút khách hàng.

Củng cố và đẩy mạnh hơn nữa các chiến lược phát triển hoạt động

thanh toán quốc tế một cách đồng bộ và có hiệu quả nhằm tăng cường khả

năng cạnh tranh với các ngân hàng khác cũng như đem lại lợi ích cho ngân

hàng. Đồng thời, tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của

khách hàng để giữ vững và mở rộng thị phần.

Tăng cường hoạt động Marketing nhằm thiết lập và duy trì mối quan hệ

đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, khuyến khích các doanh

nghiệp lựa chọn hoạt động thanh tốn nào có lợi nhất đối với các doanh

nghiệp.

kịp thời các nghiệp vụ thanh tốn nhanh chóng, bên cạnh đó tạo ra sự đột phá cho việc phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Nâng cao chất lượng và độ an tồn cho các hoạt động thanh tốn quốc

tế theo các phương thức tại ngân hàng. Đặc biệt phương thức tín dụng chứng

từ chiếm tỷ trọng lớn nhất nên phải nghiên cứu và mở rộng hoạt động thư tín dụng để phục vụ nhu cầu khách hàng.

Chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại, sắp xếp cán bộ, đảm bảo các

cán bộ nắm vững và hiểu rõ các nghiệp vụ thanh toán quốc tế để nâng cao

hiệu quả công tác tư vấn và phục vụ khách hàng, nâng cao uy tín và lợi nhuận cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh đà nẵng (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)