- Chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc
Việt Nam đang dần hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới, thoát khỏi sự cô lập và bao vây kinh tế, quan hệ quốc tế ngày càng đƣợc mở rộng. Trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, nhà nƣớc ta đã có sự quan tâm đặc biệt đối với y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sự nghiệp y tế công lập hợp tác quốc tế, thu hút nguồn viện trợ nƣớc ngoài cũng nhƣ tiếp cận các tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
Chính sách xã hội hóa cho phép các đơn vị sự nghiệp y tế công lập đa dạng hoá việc khai thác các nguồn tài chính phục vụ cho công tác khám chữa bệnh của mình. Sự cạnh tranh giữa các đơn vị sự nghiệp y tế công lập công lập và dân lập, cũng nhƣ giữa các đơn vị sự nghiệp y tế công lập công với nhau, đòi hỏi đơn vị sự nghiệp y tế công lập phải nâng cao chất lƣợng hoạt động khám chữa bệnh và hoàn thiện quản lý tài chính theo hƣớng công bằng và hiệu quả.
Chính sách viện phí và bảo hiểm y tế là hai chính sách tài chính y tế có tác động rõ rệt nhất đến quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp y tế công lập công. Viện phí cũng là một chính sách tăng cƣờng sự tham gia đóng góp của cộng
để tăng cƣờng khám chữa bệnh cho ngƣời nghèo. Do đó, để đơn vị y tế hoạt động một cách có hiệu quả thì cần phải kết hợp hài hòa giữa hai chính sách này trên quan điểm hƣớng tới mục tiêu công bằng đối với những ngƣời thụ hƣởng dịch vụ đó.
- Trình độ phát triển kinh tế xã hội
Từ khi đổi mới đến nay, nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng: Tăng trƣởng kinh tế hàng năm tƣơng đối cao và ổn định: từ 5-8%; Cấu trúc hạ tầng phát triển mạnh mẽ; Lạm phát đƣợc kiềm chế. Vì vậy, đầu tƣ của Nhà nƣớc cho các lĩnh vực kinh tế xã hội cũng nhƣ y tế tăng nhiều. Chi NSNN cho y tế hàng năm chiếm khoảng 1% GDP. Đây là nguồn kinh phí chủ yếu cho hoạt động của đơn vị sự nghiệp y tế công lập.
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nƣớc, đời sống vật chất của đại đa số nhân dân đƣợc cải thiện so với trƣớc thời kỳ đổi mới. Nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ tăng lên. Số lƣợt ngƣời đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh tăng vọt so với trƣớc. Do đó, nguồn thu viện phí cũng tăng. Tất cả những yếu tố nói trên tạo cơ hội tăng nguồn kinh phí cho hoạt động của đơn vị sự nghiệp y tế công lập công. Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế thị trƣờng là sự phân hóa giàu nghèo trong tầng lớp dân cƣ. Do mức sống của ngƣời dân đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa còn thấp nên khả năng thu phí của bộ phận nhóm ngƣời này còn rất hạn chế. Do vậy, việc xác định các đối tƣợng nghèo không có khả năng chi trả chi phí khám chữa bệnh để thực hiện các chế độ ƣu đãi còn rất khó khăn.
- Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực y học
Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển rất mạnh mẽ trong lĩnh vực khám chữa bệnh, chẩn đoán và điều trị đã mở ra cơ hội hiện đại hóa, phát triển đơn vị sự nghiệp y tế công lập cả về số lƣợng và chất lƣợng. Do đó đặt
ra những nhu cầu cấp thiết trong quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập nói chung và quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp y tế công lập nói riêng là làm thế nào để đơn vị sự nghiệp y tế công lập có thể duy trì đƣợc hoạt động, nâng cao chất lƣợng đơn vị sự nghiệp y tế công lập mà vẫn phải dựa trên nguyên tắc đảm bảo tính công bằng và hiệu quả. Đây thực sự là bài toán mà cần đƣợc các nhà quản lý đặc biệt quan tâm.