Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 69)

- Nhận thức của đội ngũ lãnh đạo và các cán bộ, viên chức về tự chủ tài chính còn chƣa sâu sắc, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật còn chƣa cao, một số cán bộ vẫn có tƣ tƣởng bao cấp, ỷ lại, e ngại khi thay đổi cơ chế gây khó khăn cho việc triển khai nghị định, hay một số cán bộ vẫn còn hoài nghi, chƣa mạnh dạn đƣa ra các ý kiến đóng phù hợp cho đơn vị.

- Công tác hƣớng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra của các cơ quan chuyên ngành cấp trên chƣa thƣờng xuyên, chƣa kịp thời.

- Năng lực trình độ của cán bộ còn nhiều hạn chế. Nhận thức về tự chủ còn chƣa thống nhất, kiến thức, kĩ năng về quản lí kinh tế y tế, tài chính y tế, quản trị bệnh viện còn hạn chế trong khi hệ thống thông tin, giám sát còn yếu kém, dẫn đến việc triển khai thực hiện ở phần lớn các đơn vị còn lúng túng.

- Kinh phí Ngân sách nhà nƣớc cấp cho Bệnh viện trong tình trạng bị động. Trong khi đó hƣớng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ y tế về công tác quản lý tài chính BVCL còn chƣa đƣợc tổ chức thƣờng xuyên.

Cơ chế, chính sách tài chính đối với các ĐVSNYTCL còn tồn tại nhiều bất cập, vƣớng mắc, tính hiệu lực chƣa cao. Nguyên nhân do chậm đổi mới, hoàn thiện, hệ thống các văn bản pháp quy thiếu đồng bộ nhƣng lại chồng chéo, các quy định thiếu cụ thể dẫn đến tình trạng các ĐVSN thực hiện tự chủ tài chính lúng túng khi triển khai thực hiện không kịp thời. Do đó chƣa phát huy đƣợc tính chủ động sáng tạo tổ chức khai thác các nguồn lực tài chính và quản lý, phân phối, sử dụng những nguồn tài chính có hiệu quả.

Giá viện phí hiện nay chỉ là một phần viện phí, chƣa đƣợc tính đúng, tính đủ, chƣa phản ánh đủ các yếu tố đầu vào theo quy trình chuyên môn kỹ thuật tiêu chuẩn từ chuẩn đoán đến điều trị, phẫu thuật và chƣa áp giá hợp lý (chi

phí trực tiếp, thuốc, điện, nƣớc, tiền lƣơng, tin công, khấu hao, vệ sinh môi trƣờng v.v... đối với các dịch vụ khác nhau của các bệnh viện). Thiếu minh bạch trong việc phân định cái gì do ngân sách Nhà nƣớc trả, cái gì do Bảo hiểm y tế thanh toán và cái gì do ngƣời bệnh phải đóng góp

Tiểu kết chương 2

Trong chƣơng 2 này, luận văn trình bày về quản lý tài chính tại Bệnh viện Phổi Trung ƣơng. Các nội dung liên quan đến thực trạng quản lý tài chính của bệnh viện trong thời gian qua đã đƣợc phân tích, đánh giá, từ đó chỉ ra kết quả đạt đƣợc và những tồn tại trong quản lý tài chính của bệnh viện. Đây là cơ sở để luận văn đƣa ra các giải pháp và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính tại bệnh viện sẽ đƣợc trình bày ở chƣơng 3.

Chƣơng 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƢƠNG

3.1. Định hướng phát triển của Bệnh viện Phổi Trung ương giai đoạn 2020-2030

3.1.1. Định hướng phát triển

Bệnh viện Phổi Trung là cơ sở đầu ngành, cùng với hệ thống các cơ sở y tế điều trị bệnh lao và bệnh phổi. Cán bộ viên chức bệnh viên bao gồm các nhà khoa học, các thầy thuốc - thầy giáo có kinh nghiệm -là niềm tự hào đối với mỗi cán bộ viên chức bệnh viện. Tập thể lãnh đạo bệnh viện và các khoa phòng có sự đoàn kết, đồng thuận cao. Giám đốc bệnh viện tăng cƣờng phân quyền cho các khoa, phòng trong công tác tổ chức, điều hành và quản lý các khoa phòng. Cán bộ viên chức cơ bản đánh giá rất tốt việc đảm bảo quy chế dân chủ, chi tiêu nội bộ và hài lòng với công tác điều hành, quản lý và môi trƣờng làm việc; bệnh nhân hài lòng với công tác chăm sóc và phục vụ của bệnh viện.

Để tiếp tục giữ vững và phát huy các kết quả đã đạt đƣợc đó và từng bƣớc hoàn thiện, nâng cao những mặt còn yếu kém, Bệnh viện Bạch Mai đã đề ra phƣơng hƣớng phát triển cho những năm tới là đẩy mạnh công tác chuyên môn, nghiên cứu khoa học và ứng dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc ngƣời bệnh để nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh, tăng cƣờng quản lý chất lƣợng bệnh viện, nâng cao uy tín; phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng, ổn định tổ chức hoạt động của Bệnh viện đạt hiệu quả cao; nâng cao đời sống của cán bộ, viên chức, ngƣời lao động, thực hiện tốt Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Nghị định 161/2018/NĐ-CP và tăng cƣờng giám sát, kiểm tra thực hiện, xây dựng cơ sở

vật chất của bệnh viện, duy trì tốt hoạt động của các khu đã đuợc xây dựng và phát triển các khu mới theo kế hoạch đã đuợc Chính phủ và Bộ Y tế phê duyệt đồng thời luôn chú trọng công tác vệ sinh môi trƣờng, giữ gìn cảnh quan Bệnh viện.

Thứ nhất, chuyển từ mô hình quản lý thuần tuý chuyên môn sang mô hình quản lý đơn vị kinh tế dịch vụ. Tổ chức hệ thống định mức kinh tế hợp lý. Quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào, chi phí và thu nhập. Chuyển trọng tâm từ “bác sỹ” sang trọng tâm “ngƣời yêu cầu dịch vụ”.

Thứ hai, đa dạng hoá các hình thức dịch vụ và đồng bộ hoá dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của ngƣời bệnh và xã hội. Thay đổi quan niệm bệnh viện ngồi đợi bệnh nhân đến sang chủ động đến với bệnh nhân, thâm nhập cộng đồng trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu xã hội, tổ chức hệ thống Marketing.

Thứ ba: Bệnh viện cho mọi ngƣời, mọi ngƣời đều đƣợc điều trị tại Bệnh viện, đƣợc hƣởng các dịch vụ y tế nhƣ nhau không phân biệt giàu nghèo. Đó là hƣớng đi thực thi công bằng y tế.

3.1.2 Mục tiêu phát triển

Để vƣơn tới tầm nhìn lành bệnh viện phổi chất lƣợng cao ngang tầm quốc tế, hoàn thành hai sứ mệnh, giữ gìn và phát huy ba giá trị cốt lõi, ngay từ những ngày đầu Bệnh viện Phổi Trung ƣơng đã đề ra những mục tiêu sau đây:

Thứ nhất, chuẩn và chuẩn hóa các kỹ thuật cơ bản để đảm bảo đáp ứng nền tảng kỹ thuật vững chắc và chuẩn mực bao gồm các kỹ thuật lâm sàng nội khoa, nhi khoa, ngoại khoa, hồi sức, cấp cứu, huyết học , sinh hóa, miễn dịch, vi sinh, giải phẫu bệnh, chẩn đoán hình ảnh...

Thứ hai, phát triển kỹ thuật mũi nhọn chuyên ngành lao và bệnh phổi là thách thức lớn nhất và cũng là cơ hội cho phát triển, bao gồm các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị công nghệ cao nhƣ xạ trị ung thƣ, đốt u bằng kim đốt vi

sóng, sinh học phân tử, chẩn đoán gien học, chẩn đoán hình ảnh Scaner, siêu âm, MRI, nội soi chẩn đoán và can thiệp, phẫu thuật nội soi, phục hồi chức năng hô hấp, thăm dò chức năng hô hấp, chẩn đoán và điều trị rối loạn thở khi ngủ, rửa phổi, ghép phổi, điều trị bằng tế bào gốc, ...

Thứ ba, cung cấp các dịch vụ y tế với 6 tiêu chí: an toàn, minh bạch, thân thiện, dễ tiếp cận, toàn diện và hiện đại. Mọi kỹ thuật y khoa chỉ có thể phát huy tác dụng khi chuyển thành dịch vụ y tế để cung cấp cho mọi ngƣời dân. Thực hành y khoa liên quan đến tính mạng con ngƣời, dù là lớn hay nhỏ đều cần phải an toàn làm tiêu chí hàng đầu. Minh bạch với trách nhiệm giải trình không đơn thuần chỉ là rõ ràng về tài chính mà còn là quy trình làm việc, thân thiện không chỉ dừng lại ở lời nói mà trong từng cử chỉ và không gian môi trƣờng bệnh viện, dễ tiếp cận thể hiện ở các gói nhỏ trong gói dịch vụ lớn để có nhiều lựa chọn phù hợp cho nhiều đối tƣợng và hoàn cảnh khác nhau. Toàn diện thể hiện dịch vụ của bệnh viện không chỉ chăm sóc bệnh lý hô hấp mà cả những bệnh lý đi kèm, không phải chỉ điều trị bằng thuốc, phẫu thuật, mà còn phục hồi chức năng, dinh dƣỡng, không phải chỉ chăm sóc y tế mà còn các dịch vụ xã hội thiết yếu.

Thứ tư, phát triển bệnh viện gắn liền với phát triển mạng lƣới chống lao và bệnh phổi toàn quốc. Bệnh viện Phổi Trung ƣơng ra đời là vì tình hình Bệnh lao nặng nề, muốn chấm dứt bệnh lao thì chỉ một bệnh viện không thể làm đƣợc mà phải là một mạng lƣới mạnh mẽ với sự tham gia rộng khắp của toàn xã hội. Thông qua nghiên cứu và đào tạo, chuyển giao công nghệ sẽ giúp cho các bệnh viện tuyến tỉnh phát triển đủ năng lực xây dựng và củng cố mạng lƣới đến tuyến huyện, tuyến xã và y tế tƣ nhân trên địa bàn. Đồng thời, cũng là động lực để Bệnh viện Phổi Trung ƣơng liên tục chinh phục những đỉnh cao của khoa học chuyên ngành. Trên nền tảng mạng lƣới đó việc lồng ghép quản lý các bệnh phổi và phát hiện điều trị bệnh lao sẽ đạt mức tối ƣu làm tiền đề cho thực hiện chiến lƣợc chấm dứt bệnh lao.

Thứ năm, tạo dựng và củng cố môi trƣờng công tác chuẩn mực để hội tụ sự thông thái và trung thực. Vì vậy cần xây dựng, gìn giữ môi trƣờng này trên những nguyên tắc chuẩn mực, chỉ có nhƣ vậy mới thấy hạnh phúc, mới thu hút và đào tạo đƣợc những ngƣời tài, những ngƣời tốt, những ngƣời tâm huyết tầng tầng, lớp lớp trƣởng thành cùng phát triển Bệnh viện. Đó chính là gìn giữ và phát huy giá trị cốt lõi thứ 3 của Bệnh viện.

Thứ sáu, mở rộng hợp tác đa ngành và hội nhập quốc tế. Hợp tác đa ngành sẽ là nguồn sức mạnh rất lớn tranh thủ đƣợc tính chuyên nghiệp của các đơn vị hợp tác trên phƣơng diện chất lƣợng cũng nhƣ giá thành. Hơn nữa hợp tác sẽ cho phép sử dụng hiệu quả hơn cả công nghệ và nhân lực cấp cao. Hợp tác quốc tế, hội nhập quốc tế là một chiến lƣợc rất quan trọng, khai thác hết lợi thế của mình, khắc phục những khó khăn và mang lại những lợi ích lớn hơn cho nhân loại.

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Phổi Trung ương Trung ương

Trên cơ sở nhận xét, đánh giá những kết quả đạt đƣợc cần phát huy, cũng nhƣ chỉ ra những mặt hạn chế và nguyên nhân những mặt hạn chế này của cơ chế quản lý tài chính tại Bệnh viện Phổi Trung ƣơng và định hƣớng trong thời gian tới, tác giả nhận thấy việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với Bệnh viện Phổi Trung ƣơng là rất cấp thiết, góp phần nâng cao tự chủ tài chính, giảm gánh nặng cho NSNN theo tinh thần Nghị định 16/2015/NĐ-CP. Bệnh viện cần tập trung thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:

3.2.1. Nhóm giải pháp chung

3.2.1.1. Đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.

Thời gian quan, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tƣ số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện

Nghị định trên. Sau gần 10 năm thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP trên cơ sở tổng kết đánh giá kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những bất cập phát sinh, ngày 14/2/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-CP theo hƣớng quy định các vấn đề chung, làm căn cứ cho các bộ, cơ quan liên quan xây dựng các Nghị định riêng quy định đối với từng lĩnh vực cụ thể. Nghị định 16/2015/NĐ-CP đã thể hiện rõ mục tiêu đổi mới toàn diện các đơn vị sự nghiệp công lập; đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đồng bộ cả về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính. Cụ thể:

Một là, chủ động trong chi đầu tư và chi thường xuyên

Bệnh viện Phổi Trung ƣơng đƣợc chủ động sử dụng các nguồn tài chính đƣợc giao tự chủ, bao gồm nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, nguồn thu phí theo quy định đƣợc để lại chi và nguồn thu hợp pháp khác, để chi thƣờng xuyên. Cụ thể:

Đối với các nội dung chi đã có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, căn cứ vào khả năng tài chính, bệnh viện đƣợc quyết định mức chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Các nội dung chi chƣa có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, căn cứ tình hình thực tế, bệnh viện xây dựng mức chi cho phù hợp.

Căn cứ vào nhiệm vụ đƣợc giao và khả năng nguồn tài chính, bệnh viện đƣợc quyết định mức chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý, nhƣng tối đa không vƣợt quá mức chi do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định.

Hai là, chi tiền lương và thu nhập tăng thêm

Khi Nhà nƣớc điều chỉnh tiền lƣơng cơ sở, Bệnh viện Phổi Trung ƣơng tự bảo đảm chi thƣờng xuyên phải tự bảo đảm tiền lƣơng tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị.

Đối với phần thu nhập tăng thêm, bệnh viện chủ động sử dụng Quỹ bổ sung thu nhập để thực hiện hiện phân chia cho ngƣời lao động trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, theo nguyên tắc gắn với số lƣợng, chất lƣợng và hiệu quả công tác của ngƣời lao động.

Ba là, trích lập các quỹ

Hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp NSNN khác theo quy định; phần chênh lệch thu lớn hơn chi, bệnh viện đƣợc sử dụng để trích lập các quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; quỹ bổ sung thu nhập; quỹ khen thƣởng và quỹ phúc lợi. Ngoài ra, Chính phủ cho phép các bệnh viện đƣợc trích lập các quỹ khác theo quy định của pháp luật sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Về mức trích, căn cứ vào mức độ tự chủ tài chính nhƣ sau:

- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Bệnh viện tự bảo đảm chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ: Trích tối thiểu 25% chênh lệch thu lớn hơn chi; bệnh viện chƣa tự bảo đảm một phần chi thƣờng xuyên trích tối thiểu 15%; bệnh viện đƣợc Nhà nƣớc bảo đảm chi thƣờng xuyên, nếu có kinh phí tiết kiệm chi và số tiết kiệm chi lớn hơn một lần quỹ tiền lƣơng thực hiện thì trích tối thiểu 5%.

- Quỹ bổ sung thu nhập: Bệnh viện tự bảo đảm chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ đƣợc quyết định mức trích Quỹ bổ sung thu nhập (không khống chế mức trích); bệnh viện tự bảo đảm chi thƣờng xuyên trích tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lƣơng; bệnh viện tự bảo đảm một phần chi thƣờng xuyên trích tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lƣơng; bệnh viện đƣợc Nhà nƣớc bảo đảm chi thƣờng xuyên trích tối đa không quá 01 lần quỹ tiền lƣơng.

- Quỹ khen thƣởng và Quỹ phúc lợi: Bệnh viện tự bảo đảm chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ; bệnh viện tự bảo đảm chi thƣờng xuyên trích tối đa không quá 3 tháng tiền lƣơng, tiền công trong năm của đơn vị; bệnh viện tự bảo đảm một phần chi thƣờng xuyên trích tối đa không quá 2 tháng tiền

lƣơng, tiền công; bệnh viện đƣợc Nhà nƣớc bảo đảm chi thƣờng xuyên trích tối đa không quá 01 tháng tiền lƣơng, tiền công.

Bốn là, chủ động trong giao dịch tài chính

Chủ động trong các hoạt động liên doanh, liên kết, đồng thời tạo thêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)