Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 54 - 61)

2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các khu công nghiệp ở Nam Định

2.3.1. Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển

triển khu công nghiệp ở Nam Định

2.3.1.1. Công tác xây dựng chiến lược * Chiến lược các KCN

Về tổng thể các KCN của vùng Đồng bằng Sông Hồng có nhiều thuận lợi về vị trí, gần sân bay Nội Bài như KCN Quang Minh (Vĩnh Phúc), KCN Bắc Thăng Long (Hà Nội), KCN Tiên Sơn (Bắc Ninh); Gần cảng Hải Phòng như các KCN của Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, gần các ga đường sắt như các KCN của Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội, gần các quốc lộ lớn như quốc lộ 1, quốc lộ 18, quốc lộ 10. Ngoài ra vùng Đồng bằng Sông Hồng còn có nhiều lợi thế về mặt tuyển dụng lao động, gần các trung tâm đào tạo lớn của cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, gần các làng nghề truyền thống, vùng này cũng là vùng đông dân số nên thuận tiện cho việc tuyển dụng lao động.

Đến hết năm 2009 toàn tỉnh Nam Định đã có 11 KCN được Thủ tướng Chính Phủ chấp thuận đưa vào quy hoạch phát triển các KCN trên cả nước. Nhìn chung các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định đều có vị trí thuận lợi, đều gần các quốc lộ lớn như quốc lộ 1A, quốc lộ 21, quốc lộ 10, gần cảng đường sông, gần ga đường sắt, cách cảng Hải Phòng trung bình 90 km, cách sân sân bay Nội Bài trung bình

là 120km. Các KCN này đều thuộc các vùng có nguồn lao động dồi dào, có các làng nghề truyền thống như dệt may, cơ khí.

Các KCN của Nam Định đều có vị trí tốt được đặt ở vị trí thuận lợi, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt như hệ thống đường giao thông quốc gia (QL 1A, QL 21, đường vành đai ven biển), hệ thống cấp thoát nước, hệ thống lưới điện quốc gia, hệ thống thông tin, viễn thông; ở các vùng quy hoạch KCN đều có khả năng cung cấp nguồn nhân lực dồi dào; Sau khi thành phố Nam Định được Chính Phủ quy hoạch thành trung tâm vùng Nam Đồng bằng sông Hồng thì các điều kiện sinh hoạt, vui chơi giải trí phục vụ các nhà đầu tư trong và ngoài nước ngày càng được nâng lên và sẽ đáp ứng được trong tương lai không xa

Hình 2.1: Bản đồ quy hoạch phát triển các KCN tỉnh Nam Định đến 2020

Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Nam Định * Về các ngành nghề tỉnh định hướng phát triển

Bảng 2.2: Các mục tiêu phát triển công nghiệp tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025

Giá trị sản xuất công nghiệp (tỷ

đồng) Tốc độ tăng trƣởng (%/năm) 2010 2015 2020 2025 2006- 2010 2011- 2015 2016- 2020 2021- 2025

Toàn ngành công nghiệp 9.834 27.607 69.779 157.995 20,67 22,93 20,38 17,76

Dệt may - da giầy 3.848 9.383 20.222 40.497 19,85 19,50 16,60 14,90

Chế tạo máy gia công

kim loại 2.527 8.333 22.521 56.041 22,54 27,00 22,00 20,00

Công nghiệp chế biến gỗ

giấy và lâm sản 1.386 4.585 10.053 21.114 26,38 27,00 17,00 16,00

Công nghiệp chế biến

Thực phẩm, đồ uống 711 1.429 2.875 5.536 13,37 15,00 15,00 14,00

Sản xuất hoá chất, dược,

nhựa 529 1.965 5.996 16.882 26,34 30,00 25,00 23,00

Sản xuất vật liệu xây

dựng 574 1.429 3.268 6.573 19 20,00 18,00 15,00

Khai thác khoáng sản 141 216 318 2.039 9,41 9,00 8,00 45,00

Sản xuất phân phối điện

& nước 34 109 4.126 8.298 6,01 15,00 107,00 15,00

Công nghiệp khác 84 158 400 1.016 17,82 20,00 20,40 20,50

Bảng 2.3: Tổng hợp tình hình phát triển KCN của tỉnh Nam Định trong 5 năm từ 2013 - 2017

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017

1. Quy chuẩn KCN (ha) 435 435 540 705 705

2. Số lượng KCN 2 2 3 4 4

3. Số lượng doanh nghiệp KCN/ Số lượng doanh nghiệp công nghiệp 99/432 113/473 119/504 125/544 132/589 4. Tỷ lệ (%) GDP công nghiệp KCN/GDP công nghiệp 16,5 20 20,3 20.7 19,26

5. Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) Trung bình doanh nghiệp công nghiệp KCN/ Tỷ số lợi nhuận trên tài sản Trung bình doanh nghiệp công nghiệp ngoài KCN

0,061 0,073 0,085 0,096 0,09

6. Thu nhập thưởng bình quân người lao động doanh nghiệp công nghiệp KCN/ Thu nhập thưởng bình quân người lao động doanh nghiệp công nghiệp ngoài KCN

1,3/1,8 1,4/2,0 1,65/2,5 2,2/2,7 3,2/3,5

7. Tỷ lệ (%) nộp ngân sách bình quân người lao động doanh nghiệp công nghiệp KCN/ nộp ngân sách bình quân người lao động doanh nghiệp công nghiệp ngoài KCN 4,03 4,34 5,24 6,3 6,71 8. Mức độ làm ô nhiễm môi trường Trung bình yếu Trung bình yếu Trung bình yếu Trung Bình Trung bình

Nguồn: Ban quản lý KCN tỉnh Nam Định

ngày càng lớn vào sự phát triển KT - XH của địa phương, cụ thể:

- Số lượng các doanh nghiệp công nghiệp đầu tư vào KCN ngày càng tăng: năm 2013 chỉ có 99 doanh nghiệp, nhưng đến năm 2017 đã có 132 doanh nghiệp với 160 dự án trong nước và 20 dự án đầu tư nước ngoài.

- Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trong KCN chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh: năm 2013 giá trị sản xuất công nghiệp trong KCN chiếm 16,5% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Tỷ lệ này ngày càng tăng trong các năm 2014 - 2016 là 20%; 20,3%; và 20,7%. Riêng năm 2017 do tình hình kinh tế khó khăn, một số doanh nghiệp trong KCN bị giải thể nên tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 19,26%.

- Thu nhập bình quân của người lao động trong thời gian từ 2013 - 2017 đã tăng gần 250% từ 1,3 triệu đồng năm 2013 tăng lên 3,2 triệu đồng năm 2017.

2.3.1.2 Công tác quy hoạch và định hướng phát triển KCN ở Nam Định

Về quy hoạch các KCN của vùng Đồng bằng sông Hồng cũng được quy hoạch tương đối tốt, các KCN của một số tỉnh như Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng đều được quy hoạch một cách đồng bộ, quy hoạch các KCN gắn liền với khu đô thị, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ. Tuy nhiên theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy hoạch vùng này vẫn còn nhiều hạn chế nhất là đối với các tỉnh như Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định… việc quy hoạch chi tiết các KCN chưa được chú trọng, việc phân khu chức năng đều chưa được thực hiện nghiêm túc. Việc quy hoạch các KCN theo vùng nguyên liệu, theo thế mạnh của địa phương như các KCN chuyên ngành nhằm khai thác triệt để thế mạnh của các địa phương như: Dệt may, đóng tàu, sản xuất dược liệu vẫn còn ít.

Quy hoạch tổng thể các KCN của tỉnh Nam Định được Thủ tướng phê duyệt đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lập quy hoạch dài hạn về sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch nhà ở công nhân, quy hoạch giao thông, quy hoạch xử lý môi trường, các quy hoạch liên quan khác trên địa bàn tỉnh; đồng thời các quy hoạch này được xác định sẽ hỗ trợ cho xây dựng phát triển bền vững các KCN. Mặt khác, các KCN đã phê duyệt quy hoạch được phân bố đều trên địa bàn thành phố Nam Định và các huyện sẽ đáp ứng yêu cầu tại chỗ về giải quyết việc

làm và phát triển công nghiệp của các địa phương trong tỉnh. Quy mô của các KCN cũng vừa phải từ 150 đến 200 ha, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của tỉnh.

Quy hoạch chi tiết KCN:

Phê duyệt quy hoạch chi tiết, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết KCN theo quy định thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh trên cơ sở phù hợp quy hoạch chung các KCN. Đến nay, UBND tỉnh Nam Định đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 6 KCN, làm cơ sở cho công tác thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN; gồm Hoà Xá, Mỹ Trung, Bảo Minh, Thành An, Hồng Tiến.

Quy hoạch mặt bằng trong KCN gồm các phần diện tích chính sau:

- Diện tích đất cho thuê để sản xuất, kinh doanh chiếm tỷ lệ từ 65% - 70%

- Diện tích đất xây dựng các công trình hạ tầng chiếm tỷ lệ từ 10%- 15%

- Diện tích trồng cây xanh, mặt nước chiếm tỷ lệ từ 10% - 12 %

- Diện tích khu dịch vụ, nhà ở công nhân

Đánh giá: Công tác quy hoạch KCN ở tỉnh Nam Định đã được chú trọng. Công tác quy hoạch phát triển KCN ở Nam Định đã có sự kết hợp một cách hữu cơ giữa 3 loại quy hoạch: Quy hoạch phát triển KT - XH, quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất, giữa quy hoạch ngành và quy hoạch lãnh thổ. Giữa các loại quy hoạch có sự liên hệ với nhau. Từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, quy hoạch KCN có mối liên hệ qua lại, bổ sung cho nhau và hoàn thiện lẫn nhau. Các KCN của tỉnh được thành lập đều phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH và quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm của tỉnh.

Tuy nhiên công tác quy hoạch KCN ở Nam Định vẫn còn một số hạn chế như sau:

(1) Mặc dù đã có định hướng xây dựng KCN Hoà Xá nhưng do không được

quy hoạch sớm và công bố rộng rãi, đến khi triển khai KCN Hoà Xá thì ngành Điện lực đã xây dựng rất nhiều đường dây điện ở các cấp điện áp khác nhau đi qua khu vực KCN, cắt nát không gian, khiến cho việc bố trí mặt bằng trong KCN rất khó khăn và rất lãng phí đo đó phải để lại hành lang các tuyến dây tải điện. Nếu như có quy hoạch chặt chẽ thì không xảy ra điều đáng tiếc này, KCN sẽ đẹp hơn, đất đai được sử dụng hiệu quả hơn, hiệu quả đầu tư KCN cũng cao hơn. Điều này cần rút

kinh nghiệm cho những KCN tiếp theo.

(2) Công tác quy hoạch KCN Nam Định chưa đồng bộ với quy hoạch phát

triển ngoài hàng rào KCN. Mặc dù KCN Hoà Xá đã đi vào hoạt động nhiều năm nay nhưng công tác quy hoạch đô thị ngoài hàng rào KCN này vẫn chưa được tiến hành, chưa có khu nhà ở cho công nhân, khu vui chơi giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ... cho người lao động trong KCN. Hầu hết người lao động trong KCN phải thuê nhà ở xung quanh KCN. Và vấn đề này đang tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người lao động phải đi thuê ở trọ vì điều kiện nhà trọ rất hạn chế về mọi mặt.

(3) Chưa có sự kết hợp tốt giữa quy hoạch phát triển KCN và quy hoạch đô

thị. Vị trí đặt KCN Hoà Xá nằm ở phía Tây thành phố Nam Định cạnh quốc lộ 10, cách Trung tâm thành phố Nam Định 3 km về phía Tây. Theo quy hoạch phát triển đô thị thành phố Nam Định thì đến năm 2020, thành phố Nam Định tiếp tục mở rộng về phía Tây và Nam. Như vậy khi đó KCN Hoà Xá sẽ nằm gọn trong lòng thành phố Nam Định.

Số liệu thực tế đã chỉ ra rằng có đến 68% doanh nghiệp được hỏi đồng ý với công tác quy hoạch hiện nay phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thị trường và quốc gia. Bên cạnh đó cũng có 20,9% doanh nghiệp không đồng ý với việc quy hoạch trên và có 10,9% ý kiến khác khi đánh giá về quy hoạch các KCN ở Nam Định hiện nay. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đang hài lòng với việc quy hoạch các KCN tại Nam Định đem lại cho họ môi trường kinh doanh thuận tiện, phù hợp với nhu cầu về nguồn lực, tài nguyên tại nơi kinh doanh.

Biểu đồ 2.1: Đánh giá về quy hoạch các KCN tại tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)