Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 45 - 46)

2.1. Khái quát chung về Nam Định

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Nam Định làm tỉnh phía Nam châu thổ sông Hồng, có tọa độ địa lý từ 19°54′

đến 20°40′ độ vĩ Bắc, và từ 105°55′ đến 106°45′ độ kinh Đông. Phía Bắc giáp với tỉnh Thái Bình, phía Nam giáp với tỉnh Ninh Bình, phía Tây Bắc giáp với tỉnh Hà Nam và giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía đông.

Nam Định có vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển KT-XH. Diện tích tự

nhiên của tỉnh 1.669 km². Dân số trung bình 1.830 nghìn người, gồm 1 thành phố và 9 huyện. Thành phố Nam Định là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh. Nam Định có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển KT-XH.

Đường sắt xuyên Việt đi qua tỉnh dài 42km với 5 ga rất thuận lợi chi việc

vận chuyển hành khách và hàng hóa. Đường cao tốc Bắc Nam tiếp tục được đầu tư nâng cấp, Quốc lộ 10, Quốc lộ 21 qua tỉnh dài 108 km được đầu tư nâng cấp thành đường chiến lược ven biển của vùng nam đồng bằng sông Hồng. Hệ thống các sông Hồng, sông Đào, sông Đáy, sông Ninh Cơ chảy qua địa phận tỉnh với chiều dài trên 251 km, cùng hệ thống cảng sông Nam Định và cảng biển Thịnh Long rất thuận tiện có việc phát triển vận tải thủy.

Với vị trí địa lý khá thuận lợi đó là điều kiện quan trọng để Nam Định phát

triển kinh tế năng động, đa dạng và hòa nhập với việc phát triển KT-XH, khoa học kỹ thuật trong nước và quốc tế. Song, đây cũng là một thách thức lớn đối với Nam Định trong điều kiện cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

2.1.1.2. Địa hình

Địa hình khá bằng phẳng, thoải dần ra biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, quá trình hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của hệ Delta sông Hồng, tuổi khá trẻ tương ứng với quá trình trầm tích Delta hiện

đại. Có thể chia Nam Định thành địa hình lục địa (phần trong đê) và địa hình bãi triều (phần ngoài đê)

Địa hình Nam Định có thể chia thành 3 vùng:

+ Vùng đồng bằng thấp trũng nội đồng: gồm các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường. Đây là vùng có nhiều khả năng thâm canh phát triển nông nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền thống;

+ Vùng ven biển: gồm các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hưng; có bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển;

+ Vùng trung tâm công nghiệp - dịch vụ thành phố Nam Định: có các ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, các ngành nghề truyền thống, các phố nghề… cùng với các ngành dịch vụ tổng hợp, dịch vụ chuyên ngành hình thành và phát triển từ lâu. Thành phố Nam Định từng là một trong những trung tâm công nghiệp dệt của cả nước và trung tâm thương mại - dịch vụ, cửa ngõ phía Nam của đồng bằng sông Hồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)