1.3.1. Kinh nghiệm của một số tỉnh
1.3.1.1. Hải Dương
Hải Dương là một tỉnh nghèo, không có biển để phát triển ngư nghiệp, lại không có nhiều ngành nghề thủ công phát triển mà công việc chủ yếu là làm nông do đó nền kinh tế trong tình trạng kém phát triển, kết cấu hạ tầng kỹ thuật kém, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, vốn đầu tư thiếu bình quân thu nhập đầu người ở mức
thấp, hàng năm phải trông chờ vào trợ cấp từ ngân sách Trung ương. Hải Dương có xuất phát điểm thấp hơn so với các tỉnh trong vùng và trong khu vực, do vậy chỉ có phát triển công nghiệp, dịch vụ mới giúp Hải Dương vươn lên và khẳng định được vị thế của mình.
Nhằm phát triển công nghiệp, Hải Dương sớm có chủ trương quy hoạch phát triển đồng bộ các KCN tập trung quản lý. Năm 2001, UBND tỉnh phê duyệt “Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2001-2010” và phê duyệt đề án “Xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN tỉnh giai đoạn 2001-2005” đồng thời thành lập và giao cho ban quản lý các KCN tỉnh làm đầu mối thực hiện triển khai thực hiện đề án. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển các KCN của tỉnh đến năm 2015, tầm nhìn 2020 Ban quản lý các KCN đã hoàn thành công tác khảo sát thực tế, lập báo cáo quy hoạch xây dựng 18 KCN tập trung với diện tích quy họach 3.607 ha, trong đó có 10 KCN đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết KCN với diện tích đất quy hoạch 2.087 ha (trong đó diện tích đạt quy hoạch xây dựng các nhà máy công nghiệp là 1.393 ha) bao gồm các KCN sau: KCN Nam Sách, KCN Đại An, KCN Phúc Điền, KCN Tân Trường, KCN Việt Hòa - Kenmark, KCN Tàu thủy - Lai Vu, KCN Phú Thái, KCN Cộng Hòa, KCN Lai Cách, KCH Cẩm Điền - Lương Điền. Trong 10 KCN đang đầu tư xây dựng có 8 KCN do nhà đầu tư trong nước đầu tư xây dựng hạ tầng, 1 KCN do nhà đầu tư nước ngoài xây dựng (KCN Việt Hòa - Kenmark), 1 KCN do nhà đầu tư trong nước liên doanh với nước ngoài xây dựng (KCN Cẩm Điền - Lương Điền).
Ban Quản lý các KCN tỉnh không ngừng nỗ lực thu hút đầu tư vào các KCN. Năm 2013, các KCN của tỉnh mới thu hút được 163 dự án với tổng vốn đăng ký gần 3 tỷ USD. Đến tháng 5.2018, đã tăng lên 245 dự án với tổng vốn đăng ký trên 4,3 tỷ USD. Tỷ lệ lấp đầy bình quân trong các KCN đã đi vào hoạt động của tỉnh đạt trên 65%, thu hút vốn đạt gần 6,5 triệu USD/ha. Số lượng các dự án đầu tư vào các KCN tăng nhanh với nhiều dự án có vốn lớn, sản xuất những sản phẩm hàm lượng kỹ thuật, công nghệ cao... Các dự án mới thuộc các lĩnh vực: sản xuất, lắp ráp linh kiện phụ tùng ô tô, sản xuất, tồn trữ và phân phối khí công nghiệp, sản xuất kinh doanh vật tư trang thiết bị y tế, sản xuất kinh doanh, gia công và thiết kế các linh kiện máy
móc dung trong các lĩnh vực điện tử và điện nói chung… Hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN phát triển ổn định và có mức tăng trưởng khá, nhờ đó đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tỉnh. Trong những năm qua, kinh tế Hải Dương phát triển nhanh chóng với mức tăng trưởng trung bình 10,8%/năm giai đoạn 2001-2005 gấp 1,7 lần năm 2000; tăng trưởng trung bình 7,3%/năm giai đoạn 2011-2015. Đến năm 2017, doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN đạt gần 73.000 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt trên 70.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 1.586 tỷ đồng.
Đến nay, các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút gần 8 vạn lao động trực tiếp vào làm việc, trong đó có trên 700 lao động là người nước ngoài, lao động địa phương chiếm trên 80%. Nhằm tạo thật nhiều công ăn việc làm cho người lao động và đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các dự án trong KCN, trung tâm giới thiệu việc làm của Ban quản lý các KCN đã đào tạo, dạy nghề đồng thời giới thiệu cho các doanh nghiệp nhiều lao động vào làm việc. Tỉnh Hải Dương cũng đã có kế hoạch áp dụng một số ưu đãi để khuyến khích các thành phần kinh tế xây dựng nhà ở công nhân KCN, kêu gọi các doanh nghiệp kinh doanh trong các KCN và các doanh nghiệp sử sụng lao động tại các KCN đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân được thí điểm xây dựng khi nhà ở tập trung tại KCN Đại An và KCN Cộng Hòa và đang từng bước mở rộng ra các KCN khác trên địa bàn tỉnh.
Bằng nhiều hình thức quảng bá các lợi thế về đầu tư của Hải Dương trên các phương tiện thông tin đại chúng, đã gây được ấn tượng tốt đối với các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Thành công của việc xây dựng và phát triển các KCN có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong tổng GDP, tạo sự bứt phát trong phát triển KT-XH của tỉnh. Sự thành công được xem từ những nguyên nhân chính là:
- Tỉnh Hải Dương đã đưa ra được nhiều cơ chế ưu đãi, khuyến khích thông
thoáng thu hút các nhà đầu tư.
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống dịch
vụ kỹ thuật… của tỉnh từng bước được chính quyền quan tâm, cải thiện theo chiều hướng thuận lợi cho các nhà đầu tư, cho các doanh nghiệp.
- Trình độ cán bộ công chức trong ban quản lý các KCN từng bước được hoàn thiện, có sự phối hợp tích cực, hiệu quả giữa chính quyền và tổ chức đoàn thể như công đoàn, đoàn thanh niên… qua đó phát huy được tính dân chủ trong cơ quan, doanh nghiệp.
Bên cạnh những thành công đã đạt được trên, Hải Dương vẫn còn bộc lộ
những hạn chế cần khắc phục để từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động các KCN của tỉnh:
- Chưa đưa ra được nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi mang tính riêng biệt của tỉnh để thu hút các nhà đầu tư lớn, những nhà đầu tư tầm cỡ thế giới và khu vực đến đầu tư.
- Đầu tư hạ tầng chưa thật đáp ứng đòi hỏi của các nhà đầu tư, việc cung
cấp các dịch vụ phục vụ cho các doanh nghiệp tuy đã được quan tâm, cải tiến song có mặt hạn chế, có lúc còn gây bức xúc cho doanh nghiệp.
- Công tác quản lý chưa xây dựng được quy chế phối hợp giữa ban quản lý
và các ngành chức năng có liên quan của tỉnh, nên một số hoạt động có nơi có lúc bị chồng chéo gấy tốn kém thời gian của doanh nghiệp.
- Chưa tạo được hiệu quả trong việc phối hợp giữa các doanh nghiệp trong
quá trình sản xuất kinh doanh, gây ra nhiều bất cập.
1.3.1.2. Bắc Ninh
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm gọn trong châu thổ sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh. Với vị trí như thế, xét tầm không gian lãnh thổ vĩ mô, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển KT - XH của tỉnh. Nắm bắt được những điều kiện thuận lợi của mình, Bắc Ninh đã có chủ trương phát triển nền kinh tế của mình qua việc đầu tư, phát triển các KCN.
Hiện nay, Bắc Ninh là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất miền Bắc cũng như của cả nước. Hiện tại Bắc Ninh đã và đang xây dựng 16 KCN tập trung quy mô lớn và hàng chục khu - cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Số vốn FDI của Bắc Ninh đứng thứ 7 cả nước và thứ 2 vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc. Bắc Ninh có tiếng với việc thu hút các nhà đầu tư lớn như Canon, Samsung, Nokia, ABB...
Tính đến hết quý I/2018, toàn tỉnh Bắc Ninh có 16 KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung với tổng diện tích 6.397,68 ha, đã có 11 KCN được cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 16 dự án hạ tầng KCN với tổng diện tích quy hoạch 5.708 ha và diện tích đất công nghiệp cho thuê 3.484,9 ha. Có 10 KCN đã hoạt động với tỷ lệ lấp đầy 73,7% quy hoạch và 87,6% diện tích đất đã thu hồi. Năm 2017, tỉnh có 160 dự án đăng ký mới, 115 dự án điều chỉnh tăng vốn, đưa tổng vốn đăng ký sau điều chỉnh đạt 3,5 tỷ USD. Các KCN đã thu hút 827 doanh nghiệp hoạt động, tạo giá trị sản xuất 664.674 tỷ đồng, xuất khẩu 28,5 tỷ USD, nộp ngân sách 8.700 tỷ đồng và tạo việc làm cho 285.000 lao động.
Năm 2017, hàng loạt các dự án lớn lần lượt được triển khai tại Bắc Ninh; một trong các dự án lớn đó phải kể tới dự án mở rộng sản xuất của Công ty TNHH Samsung Display có vốn đầu tư 2,5 tỷ USD, nhiều dự án có vốn hàng triệu USD của các Công ty TNHH Misumi, Hana Micron... minh chứng sức nóng đầu tư trong các KCN ở Bắc Ninh rong thời gian qua. Theo thống kê, khoảng 5 năm trở lại đây, Bắc Ninh thu hút được 672 dự án, tổng số vốn đầu tư gần 17 tỷ USD, tốc độ và mật độ các dự án tăng trưởng đều đặn qua các năm. Nhờ dòng vốn đầu tư khá ổn định, tính riêng năm 2017, tốc độ tăng trưởng GDP của Bắc Ninh đạt 19,12% (kế hoạch đề ra từ 9 đến 9,2%); giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) đạt 968.846 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu 29,85 tỷ USD, chiếm 14,9% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 21.600 tỷ đồng. Đây là tiền đề quan trọng giúp Bắc Ninh giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội tiến tới mục tiêu phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022.
Các dự án thu hút vào các KCN trong giai đoạn này đều thuộc lĩnh vực điện, điện tử viễn thông, linh kiện điện tử, dược phẩm... tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh đạt gần 16 tỷ 850 triệu USD (trong nước là 1 tỷ 865,11 triệu USD, FDI là 14 tỷ 984,62 triệu USD). Trong số 33 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Bắc Ninh, Hàn Quốc và Nhật Bản đứng đầu bảng với 557 dự án. Đa số dự án sử
dụng máy móc, thiết bị thế hệ mới, công nghệ sản xuất tiên tiến, sản xuất các sản phẩm sạch, không phát sinh nhiều yếu tố ảnh hưởng đến môi trường. Đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy hàm lượng giá trị công nghệ trong giá trị của sản phẩm, giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, từ đó nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị kim ngạch xuất khẩu tại các KCN tỉnh Bắc Ninh.
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên, con người thì Bắc Ninh còn là địa phương nỗ lực rất lớn trong việc cải thiện môi trường đầu tư. Các cấp, các ngành của tỉnh luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo điều kiện giải quyết vướng mắc, nhất là việc thực hiện nhanh chóng các thủ tục đầu tư mà doanh nghiệp nước ngoài gặp phải.
Việc thu hút nhiều dự án đầu tư đã mang lại nhiều cơ hội việc làm cho người lao động nhưng cũng đặt ra những đòi hỏi về hiệu quả công tác QLNN về lao động đảm bảo xây dựng môi trường làm việc tốt, đúng chính sách pháp luật, phát huy thể lực và trí lực của người lao động, tạo nên sự phát triển ổn định, bền vững của doanh nghiệp, của KCN.
Đi cùng chủ trương sớm phát triển KCN và chiến lược quy hoạch dài hạn thì chính quyền Bắc Ninh còn tích cực vận động xúc tiến đầu tư, sử dụng nhiều biện pháp thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào KCN của tỉnh mình, có chính sách đối ngoại mềm dẻo để tạo thiện cảm với các nhà đầu tư, tích cực hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong công tác quản lý, chính quyền tỉnh Bắc Ninh khuyến khích các cơ quan chức năng rút ngắn thời gian hoàn tất thủ tục đầu tư trong quá trình cấp phép, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong KCN. Cơ sở hạ tầng KCN được xây dựng khá quy mô, đồng bộ và hoàn chỉnh bao gồm: Hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống giao thông giữa KCN và quốc lộ 5, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp điện, nước, chiếu sáng, cây xanh, nhà xưởng, kho bãi…
Đặc biệt bên cạnh hạ tầng kỹ thuật cho KCN, hạ tầng xã hội cũng rất được quan tâm, chú trọng phát triển đồng bộ với các công trình: khu dịch vụ - văn hóa - thể thao - thương mại, khu nhà ở cho công nhân, cơ sở đào tạo kỹ thuật dạy nghề…
nhằm đáp ứng được nhu cầu cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người lao động trong KCN, đồng thời làm tăng sức hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư đến với KCN. Tuy nhiên, việc quản lý và phát triển các KCN của Bắc Ninh vẫn gặp phải một số hạn chế: chưa chú trọng đúng mức đến tiêu chuẩn môi trường; công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý đã bắt đầu được quan tâm song chưa có được những định hướng, kế hoạch rõ ràng. Chính quyền địa phương đã quan tâm đến đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các KCN song việc đầu tư dàn trải, chưa tập trung, chưa nổi bật nên chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn.
1.3.2. Bài học cho tỉnh Nam Định
Qua nghiên cứu kinh nghiệm QLNN đối với các KCN của một số tỉnh lân cận, có thể rút ra các bài học cho Nam Định:
- Phát triển KCN là một nội dung của quá trình CNH, HĐH là bước đi có tính
tuần tự của các nước đang phát triển bởi:
+ Các KCN là nhân tố chủ yếu duy trì tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp; là giải pháp quan trọng để thu hút đầu tư trong và ngoài nước nhằm phát triển sản xuất công nghiệp.
+ Các KCN chuyển dần từ độc lập về hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào, đến việc đòi hỏi phải có quy hoạch chặt chẽ trong mối liên hệ với các khu dân cư đô thị, hạ tầng xã hội khác ngoài hàng rào KCN.
+ Các KCN từ chỉ phát triển về số lượng chuyển dần sang chú trọng về chất lượng đầu tư trong KCN: công nghệ cao, vốn lớn, tạo giá trị tăng cao; cơ cấu về thành phần, ngành nghề… cũng đòi hỏi phải có sự phát triển cân đối và khả năng cạnh tranh cao. Đồng thời, chú trọng hơn các tiêu chuẩn môi trường, lao động và sinh thái trong các KCN
+ Mô hình KCN phát triển theo hướng KCN - Dịch vụ - Đô thị đang là xu hướng phát triển có tính định hướng các KCN ở các tỉnh nói trên và sẽ là xu hướng phát triển chung của các KCN Việt Nam
- Các chính sách phát triển các KCN đều được hầu hết các địa phương đặt trong chiến lược phát triển KT - XH và được chia thành các giai đoạn thích hợp hướng tới các mục tiêu cụ thể tùy thuộc vào điều kiện từng địa phương và phát triển từ thấp đến cao.
- Để đạt được những thành công nhất định trong việc phát triển các KCN thì các địa phương cần có một số các điều kiện sau:
+ Có địa điểm thuận lợi, chi phí đầu tư có sức cạnh tranh; Tình hình chính trị, xã hội và kinh tế ổn định, chính quyền địa phương khuyến khích doanh nghiệp hoạt động theo nguyên tắc thương mại thích hợp.
+ Có cơ chế linh hoạt, hiệu quả cao, thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ