PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG TGTK CỦA NHTM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP công thương, chi nhánh quảng nam (Trang 28)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.2.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG TGTK CỦA NHTM

1.2.1. Mục tiêu phân tích tình hình huy động TGTK của NHTM

TGTK thƣờng có tính ổn định cao nên là nguồn vốn cốt lõi giúp tăng tính an toàn và chủ động kinh doanh của NHTM. Nguồn vốn này trong dân hiện còn rất lớn, với thói quen tiêu dùng và cất giữ tại nhà đã gây lãng phí một nguồn vốn quan trọng đối với NHTM.

Phân tích tình hình huy động TGTK là thực hiện phân tích trên nhiều khía cạnh: Phân tích và đánh giá về quy mô vốn TGTK, cơ cấu vốn TGTK, chi phí huy động TGTK, chất lƣợng cung ứng dịch vụ TGTK, rủi ro trong hoạt động huy động TGTK, cũng nhƣ các yếu tố khác liên quan, ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến hoạt động huy động TGTK của NHTM. Mỗi khía cạnh phân tích sẽ có những mục tiêu cụ thể nhƣ sau:

- Phân tích quy mô vốn TGTK: Mục tiêu phân tích nhằm đánh giá đƣợc sự đáp ứng nhu cầu vốn theo kế hoạch huy động của ngân hàng. Từ đó sẽ thực hiện các phƣơng án nhằm tăng doanh số huy động vốn TGTK nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh ngân hàng.

- Phân tích cơ cấu vốn huy động TGTK: Để xác định tính cân đối giữa huy động vốn và nhu cầu sử dụng vốn. Nhằm có những điều chỉnh cho phù hợp giữa quá trình đa dạng hóa cơ cấu huy động TGTK với nhu cầu và bối cảnh của thị trƣờng mục tiêu, với nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng và năng lực nội tại của ngân hàng.

- Phân tích chi phí huy động TGTK: Để kiểm soát và tối thiểu hóa chi phí huy động TGTK (bao gồm cả chi phí trả lãi và chi phí ngoài lãi) đảm bảo cạnh tranh và phù hợp với mục tiêu kế hoạch lợi nhuận của ngân hàng.

- Phân tích chất lƣợng cung ứng dịch vụ TGTK: Để tìm ra những mặt ƣu và hạn chế trong việc cung ứng dịch vụ nhằm có biện pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ TGTK đem lại sự hài lòng của khách hàng sử dụng các sản

phẩm dịch vụ TGTK tại ngân hàng. Bên cạnh lãi suất, đây là công cụ quan trọng đƣợc các NHTM vận dụng hiện nay để thu hút khách hàng, tăng tính cạnh tranh.

- Phân tích rủi ro tác nghiệp trong hoạt động huy động TGTK của NHTM: Nhằm đánh giá lại những rủi ra mà ngân hàng gặp phải, những rủi ro chủ quan, khách quan để tìm ra cách hạn chế rủi ro thấp nhất giúp cho ngân hàng:

+ Hạn chế, giảm thiểu các chi phí, tổn thất có thể xảy ra từ các hoạt động tác nghiệp.

+ Tăng thêm nguồn vốn TGTK đƣa vào hoạt động kinh doanh.

+ Bảo vệ uy tín của ngân hàng, đạt mục tiêu hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả.

1.2.2. Nội dung, chỉ tiêu phân tích hoạt động huy động TGTK của NHTM NHTM

Hoạt động huy động TGTK của một ngân hàng đƣợc đánh giá thông qua:

a. Quy mô nguồn vốn huy động TGTK

Vấn đề đầu tiên đƣợc quan tâm đến khi xem xét khả năng huy động vốn của một NHTM chính là quy mô vốn ngân hàng đó huy động đƣợc. Chi tiết hơn cần xem xét rõ số dƣ huy động vốn của ngân hàng.

Quy mô vốn của mỗi ngân hàng cần đƣợc xác định dựa trên sự so sánh tƣơng quan với hoạt động cho vay và các hoạt động sử dụng tài sản khác. Nếu một NHTM huy động quá nhiều vốn và không kịp cho vay, nó sẽ rơi vào tình trạng ứ đọng vốn và có nguy cơ bị thua lỗ. Để giải quyết tình trạng đó, một số ngân hàng mở rộng cho vay một cách mạo hiểm, không thẩm định tín dụng chặt chẽ. Điều này có thể dẫn đến hậu quả là các khoản nợ xấu và nguy cơ mất khả năng thanh toán. Bên cạnh đó, việc mở rộng quy mô vốn sẽ làm phát sinh chi phí mới. Quy mô vốn huy động càng lớn, chi phí biên sẽ càng cao và

ảnh hƣởng đến thu nhập của ngân hàng. Do đó, một quy mô vốn hợp lý là điều mỗi NHTM cần có sự tính toán cẩn trọng.

Quy mô vốn TGTK là một chỉ số tuyệt đối. Nếu chỉ đƣợc dùng đơn lẻ, nó không phản ánh đƣợc đầy đủ khả năng huy động vốn của một ngân hàng. Một chỉ tiêu khác cũng đƣợc thƣờng xuyên sử dụng là tốc độ tăng trƣởng vốn. Nếu quy mô vốn TGTK cho biết độ lớn của lƣợng vốn TGTK ngân hàng huy động đƣợc thì tốc độ tăng trƣởng phản ánh sự tăng (giảm) của nguồn vốn này tại các thời điểm khác nhau cũng nhƣ sự tăng (giảm) đó là nhiều hay ít.

Trong đó tốc độ tăng trƣởng vốn TGTK đƣợc tính nhƣ sau:

Tốc độ tăng trƣởng vốn TGTK năm i = Quy mô vốn TGTK năm i - Quy mô vốn TGTK năm i -1 Quy mô vốn TGTK năm i -1

Tốc độ tăng trƣởng >0: Vốn TGTK ngân hàng huy động đƣợc tăng. Tốc độ tăng trƣởng <0: Quy mô vốn TGTK của ngân hàng giảm.

Tốc độ tăng trƣởng có thể đƣợc tính cho tổng vốn huy động TGTK cũng có thể đƣợc xét riêng với từng loại vốn cụ thể. Sự biến động của từng loại vốn, đôi khi, trái chiều nhau và không giống chiều biến động của tổng vốn. Quy mô nguồn vốn TGTK đƣợc đánh giá bằng phƣơng pháp so sánh số liệu qua các năm, kết hợp với tính tỷ trọng vốn, xem xét sự biến động của tỷ trọng theo thời gian giúp sự đánh giá về khả năng huy động vốn TGTK của NHTM đƣợc sâu sắc hơn và toàn diện hơn.

b. Cơ cấu vốn huy động TGTK

Khi một ngân hàng đã có tiềm lực tốt về quy mô vốn thì một vấn đề mà các ngân hàng cũng quan tâm không kém đó là hợp lý hóa các sản phẩm TGTK. Chỉ khi thực hiện hợp lý hoá cơ cấu sản phẩm huy động TGTK ngân hàng mới cung cấp đƣợc nhiều loại dịch vụ một cách nhanh chóng, linh hoạt,

có chất lƣợng cho khách hàng và nền kinh tế. Để huy động tiền gửi đạt kết quả cao, ngân hàng luôn phải tiến hành nghiên cứu và điều chỉnh cơ cấu sản phẩm huy động tiền gửi sao cho phù hợp, linh động và mang tính thiết thực. Đó là cơ cấu theo kỳ hạn, cơ cấu theo lọai tiền,... Một cơ cấu huy động hợp lý phải phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trƣờng và đặc biệt phải gắn liền với nhu cầu hay sự kỳ vọng từ phía khách hàng.

Cơ cấu nguồn vốn huy động TGTK đƣơc đánh giá qua chỉ tiêu tỷ trọng của từng nguồn vốn huy động so với tổng nguồn vốn huy động TGTK dựa trên phân loại nguồn vốn huy động TGTK theo từng tiêu thức nhất định. Sử dụng phƣơng pháp so sánh số liệu qua các năm, tính tỷ trọng, xem xét sự biến động của tỷ trọng theo thời gian.

Việc tỷ trọng vốn đƣợc thực hiện dựa theo nhiều tiêu chí phân loại khác nhau: theo đối tƣợng huy động, theo kỳ hạn, theo tính chất hay theo loại tiền... Tỷ trọng loại vốn nào cao phản ánh ƣu thế của ngân hàng trong việc huy động loại vốn đó. Mặt khác, nó cũng cho thấy sự chú trọng của ngân hàng vào những hình thức huy động vốn TGTK nhất định. Qua đó, ngƣời ta có thể nhận thấy chính sách huy động vốn TGTK của ngân hàng và đánh giá đƣợc ngân hàng có đạt đƣợc mục tiêu trong trƣờng hợp thực hiện thay đổi cấu trúc vốn hay không.

Mỗi ngân hàng, tùy vào điều kiện cụ thể mà duy trì tỷ trọng từng loại vốn ở mức nhất định. Sự sao chép, áp đặt các tỷ trọng vốn giống những ngân hàng khác có thể gây bất lợi hoặc không phát huy đƣợc thế mạnh của bản thân ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Chi phí huy động vốn TGTK

Chúng ta không thể nói rằng một NHTM có hiệu quả huy động vốn TGTK cho dù nguồn vốn này tăng trƣởng ổn định nhƣng chi phí huy động lại

Tỷ trọng của nguồn vốn TGTK i = Quy mô của nguồn vốn TGTK i

quá cao. Do đó, chi phí huy động vốn TGTK là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn TGTK của NHTM. Chi phí huy động vốn TGTK càng cao càng kích thích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Nếu lãi suất đầu vào đã cao thì sẽ tác động đến lãi suất đầu ra và do đó ảnh hƣởng tới lợi nhuận của ngân hàng. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra của mỗi ngân hàng là tìm lãi suất hợp lý để vẫn có thể huy động đƣợc vốn vào và vẫn cho vay đƣợc, thu đƣợc lợi nhuận. Để giảm chi phí huy động vốn TGTK thì ngân hàng không nhất thiết phải giảm lãi suất của từng loại mà có thể chỉ cần thay đổi cơ cấu huy động một cách hợp lý. Một ngân hàng có chính sách lãi suất đúng đắn nếu ngân hàng tối thiểu hóa đƣợc chi phí trong huy động tiền gửi mà vẫn hoàn thành đƣợc kế hoạch về nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng.

Chi phí huy động vốn TGTK là khoản chi phí đƣợc cấu thành bởi tiền lãi (chi phí lãi) phải trả cho các khoản TGTK của khách hàng, và các chi phí khác (chi phí phi lãi) phát sinh trong quá trình huy động vốn TGTK. Đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của mỗi ngân hàng, cho nên với hầu hết các ngân hàng muốn tăng thu nhập thì việc hạ thấp chi phí tiền gửi là một yêu cầu bức thiết, thƣờng xuyên khi quan hệ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt.

Chi phí huy động TGTK đƣợc đánh giá qua tiêu chí tỷ lệ lãi cận biên (NIM)

NIM HĐV TGTK = Giá mua vốn - lãi suất trả cho khách hàng

Theo đó, định kỳ ngân hàng tổng hợp các thông tin về số dƣ huy động vốn TGTK và lãi suất tƣơng ứng để xác định hiệu quả từ huy động vốn TGTK. Từ đó so sánh tốc độ tăng trƣởng hiệu quả huy động qua từng thời kỳ.

d. Chất lượng cung ứng dịch vụ TGTK

Khi một ngân hàng có chất lƣợng dịch vụ tốt, đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng, sẽ tạo niềm tin cho khách hàng vào thƣơng hiệu của ngân hàng mình. Nhờ đó, uy tín, hình ảnh, vị thế và thị phần của ngân hàng đƣợc nâng cao. Nâng cao vị thế của ngân hàng trên thị trƣờng nhờ chất lƣợng dịch vụ là cơ sở cho khả năng duy trì và mở rộng thị phần trên thị trƣờng, tạo sự phát triển lâu dài cho ngân hàng. Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng để tăng lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ huy động TGTK của ngân hàng, từ đó sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho mỗi ngân hàng.

Chất lƣợng dịch vụ đƣợc đo lƣờng bởi cách thức phục vụ KH và đƣợc nhận định bởi KH 5 nhóm yếu tố: Sự tin cậy, sự đáp ứng, năng lực phục vụ, sự đồng cảm, yếu tố hữu hình (Địa điểm giao dịch, công nghệ ngân hàng…)

- Sự tin cậy: Khả năng nhân viên thực hiện dịch vụ đã cam kết một cách nhất quán, chính xác, đáng tin cậy và giữ đúng lời hứa về dịch vụ.

- Sự đáp ứng: Sự sẵn sàng và hết lòng của nhân viên để phục vụ khách hàng, cung ứng dịch vụ một cách nhanh chóng, hiệu quả.

- Năng lực phục vụ: Thể hiện qua kiến thức, kỹ năng, thái độ tác phong và khả năng truyền đạt của nhân viên khi cung cấp dịch vụ.

- Sự đồng cảm: Thể hiện sự am hiểu, chăm sóc và sự quan tâm chú ý cá nhân.

- Những yếu tố hữu hình: Môi trƣờng vật chất, cách bố trí bày biện, trang thiết bị, sự trƣng bày sản phẩm và dịch vụ, các phƣơng tiện truyền thông, hệ thống cung ứng và cách thực hành, hình thức bên ngoài của nhân viên.

Dựa vào số liệu thống kê của bộ phận quản lý chất lƣợng ngân hàng về đánh giá chất lƣợng cung ứng dịch vụ của khách hàng, tổng hợp và đánh giá từng yếu tố để đánh giá, nhìn nhận bản thân ngân hàng về các dịch vụ TGTK đã và đang cung cấp để nâng cao chất lƣợng dịch vụ tốt hơn. Ý kiến đánh giá

của khách hàng là rất quan trọng, giúp ngân hàng hoàn thiện chất lƣợng cung ứng dịch vụ để thỏa mãn đầy đủ, kịp thời nhu cầu khách hàng.

e. Rủi ro tác nghiệp trong hoạt động huy động TGTK

Nhận dạng đƣợc rủi ro là bƣớc khởi đầu của quản trị rủi ro. Rủi ro có rất nhiều loại, một tổ chức không thể cùng một lúc kiểm soát, phòng ngừa tất cả các rủi ro. Cần phân loại rủi ro, cần biết đƣợc đối với ngân hàng loại rủi ro nào xuất hiện nhiều, loại nào xuất hiện ít, loại nào gây ra hậu quả nghiêm trọng, còn loại nào ít nghiêm trọng hơn... Từ đó có biện pháp quản trị rủi ro thích hợp. Để làm việc này cần tiến hành đo lƣờng mức độ nghiêm trọng của rủi ro đối với ngân hàng.

Để đo lƣờng rủi ro tác nghiệp trong hoạt động huy động TGTK, cần thu thập số liệu và đánh giá theo tần suất xuất hiện rủi ro. Tần suất xuất hiện rủi ro là số lần xảy ra tổn thất hay khả năng xảy ra biến cố nguy hiểm đối với tổ chức trong một thời gian nhất định.

1.2.3. Phƣơng pháp phân tích hoạt động huy động TGTK

a. Phương pháp so sánh

Đây là phƣơng pháp cơ bản nhất và thƣờng xuyên đƣợc sử dụng trong phân tích dữ liệu. Phƣơng pháp này đƣợc dùng để so sánh các chỉ tiêu phản ảnh một khía cạnh khác nhau của hoạt động huy động TGTK của ngân hàng. So sánh các chỉ tiêu qua các năm (các thời kỳ) hay so sánh giữa đơn vị này với đơn vị khác để thấy đƣợc sự tăng trƣởng, biến đổi của các chỉ tiêu nhƣ quy mô huy động vốn TGTK, cơ cấu huy động vốn TGTK, chi phí huy động vốn TGTK,...

So sánh dựa vào các tiêu chí:

Tỷ lệ biến động = Biến động số tiền

Biến động số tiền = Giá trị kỳ phân tích – Giá trị kỳ gốc x 100%

Trong đó:

So sánh dựa vào biến động số tiền là so sánh bằng số tuyệt đối. Khi so sánh bằng số tuyệt đối, tác giả sẽ thấy rõ đƣợc sự biến động về quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu của kỳ phân tích và kỳ gốc. Nhƣ so sánh quy mô TGTK qua các năm để thấy sự tăng, giảm quy mô huy động vốn TGTK của ngân hàng.

So sánh tỷ lệ biến động là so sánh bằng số tƣơng đối. Khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số tƣơng đối tác giả sẽ nắm đƣợc mối quan hệ, tốc độ phát triển, xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Số tương đối kết cấu

Số tƣơng đối kết cấu (%) dùng để xác định tỷ trọng của từng bộ phận cấu thành nên tổng thể. Chẳng hạn nhƣ kết cấu TGTK không kỳ hạn và TGTK có kỳ hạn trong tổng TGTK, hoặc có bao nhiêu % TGTK bằng VNĐ trong tổng TGTK của NHTM. Tổng tất cả các tỷ trọng của các bộ phận trong một tổng thể bằng 100%.

c. Phương pháp khác

Có thể sử dụng các bảng biểu, quy trình để phân tích thực trạng và đánh giá tổng quát về tình hình nghiên cứu.

Số tƣơng đối kết cấu = Số tuyệt đối từng bộ phận

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích hoạt động huy động TGTK, nêu rõ nội dung phân tích và các tiêu chí và phƣơng pháp phân tích kết quả tình hình huy động TGTK của NHTM. Đồng thời, chƣơng này cũng có đề cập đến các nhân tố có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động huy động TGTK của NHTM. Đây chính là cơ sở lý luận, là nền tảng để đề tài có thể phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động này tại ngân hàng TMCP Công thƣơng – chi nhánh Quảng Nam.

CHƢƠNG 2

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NH TMCP CÔNG THƢƠNG – CHI NHÁNH

QUẢNG NAM NĂM 2012-2014

2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG – CHI NHÁNH QUẢNG NAM NHÁNH QUẢNG NAM

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Theo điều lệ của ngân hàng Công thƣơng Việt Nam, ngân hàng Công thƣơng chi nhánh Quảng Nam là đại diện uỷ quyền của ngân hàng Công

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP công thương, chi nhánh quảng nam (Trang 28)