Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP công thương, chi nhánh quảng nam (Trang 95 - 97)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

- Ổn định kinh tế vĩ mô

Nền kinh tế vĩ mô ổn định sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế của quốc gia phát triển mạnh mẽ. Và hoạt động ngân hàng không phải là

ngoại lệ, trong đó bao gồm cả hoạt động huy động TGTK của ngân hàng. Những biện pháp của Chính Phủ Việt Nam nhằm ổn định nền kinh tế là vô cùng cần thiết. Để thực hiện các biện pháp nhằm ổn định môi trƣờng kinh tế vĩ mô Chính Phủ cần thực hiện:

+ Đƣa ra các gói kích cầu để kích thích sự tăng trƣởng của nền kinh tế. + Hoàn thiện hệ thống pháp lý: Hành lang pháp lý tại Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, chƣa hoàn thiện, các văn bản pháp luật còn có tình trạng chồng chéo lên nhau. Vì thế việc hoàn thiện luật pháp, xây dựng môi trƣờng pháp lý đồng bộ sẽ giúp tạo ra môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh cho các chủ thể kinh tế, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, giúp các ngân hàng thu hút đƣợc đƣợc các nguồn tiền gửi và vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài.

Việc ổn định nền kinh tế vĩ mô sẽ góp phần ổn định tâm lý và tạo niềm tin của dân chúng đối với chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ.

- Nâng cao hạn mức chi trả bảo hiểm đối với khách hàng gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng và mở rộng đối tƣợng đƣợc bảo hiểm tiền gửi

Hiện nay GDP trên đầu ngƣời của Việt Nam khoảng 2000 USD/ năm, tƣơng đƣơng khoảng 40 - 42 triệu đồng. Hạn mức bảo hiểm tiền gửi gấp 5 lần GDP/đầu ngƣời cũng chỉ khoảng 200 triệu đồng. Trong khi đó, có thể số tiền cá nhân đang gửi tiết kiệm là rất cao, từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng mà khi gặp rủi ro, mất khả năng chi trả của các tổ chức tín dụng chỉ đƣợc chi trả tối đa 50 triệu đồng thì quá ít - khoảng 1,25 lần so với thu nhập bình quân đầu ngƣời ở nƣớc ta hiện nay. Hạn mức bảo hiểm cao "kéo" niềm tin ngƣời gửi tiền. Bảo hiểm cam kết của Chính phủ về việc bảo vệ tốt nhất quyền lợi của ngƣời gửi tiền, góp phần bảo đảm an toàn, lành mạnh hoạt động của các TCTD. Với sự phát triển kinh tế và xã hội ngày nay thì ngƣời dân càng quan tâm hơn đến vấn đề này. Vì vậy hạn mức bảo hiểm cao "kéo" niềm tin ngƣời

gửi tiền. Dó đó nên nâng hạn mức bảo hiểm tiền gửi ít nhất phải gấp 5 GDP đầu ngƣời/ năm.

Hoặc có thể có thêm phƣơng án cho ngƣời gửi tiền lựa chọn. Ngân hàng thấp tín nhiệm vẫn thu hút đƣợc khách hàng gửi tiền thì nên để các mức chi trả bảo hiểm tiền gửi là 150 triệu đồng, 250 triệu đồng, 350 triệu đồng, … tƣơng ứng với hạng tín nhiệm. Hình thức này là phù hợp với thông lệ, bởi lãi suất cao thì rủi ro lớn.

Đồng thời nên mở rộng đối tƣợng đƣợc bảo hiểm tiền gửi, không chỉ bảo hiểm tiền gửi cho cá nhân. Trong khi những đối tƣợng khác cũng rất cần đƣợc bảo vệ để bảo đảm an sinh xã hội và thực hiện sự công bằng trong chính sách, nhƣ doanh nghiệp, hợp tác xã, cho các tổ chức chính trị xã hội…

Bảo hiểm tiền gửi không nên trực thuộc NHNN. Về trung hạn, để đảm bảo tính độc lập trong bảo hiểm tiền gửi thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi nên tổ chức dƣới hình thức cung cấp dịch vụ công với các cơ chế liên quan tới tổ chức bảo hiểm tiền gửi đƣợc quy định cụ thể, chi tiết trong Luật bảo hiểm tiền gửi. Vì trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, rủi ro đạo đức là vấn đề khó tránh khỏi.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP công thương, chi nhánh quảng nam (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)