Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành bảo hiểm xã hội tỉnh quảng nam (Trang 29)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

cảnh xã hội. Yếu tố tự nhiên là một trong những điều kiện rất quan trọng góp phần không nhỏ chi phối trực tiếp đến đời sống văn hóa sinh hoạt của con người. Có giá trị văn hóa truyền thống dân tộc là nhân tố quan trọng, là môi trường lành mạnh để hình thành và phát triển NNL. Một dân tộc, một quốc gia có truyền thống tốt, những tập quán lành mạnh, có nền văn hóa phát triển cao chính là cơ sở điều kiện tốt để xây dựng và phát triển NNL. Ngược lại, nếu một dân tộc, một quốc gia có những phong tục, tập quán lạc hậu thì sẽ kìm hãm sự vươn lên của chính quốc gia đó, dân tộc đó. Mặt khác, những đặc trưng văn hóa - xã hội của một dân tộc còn là cơ sở cho việc sử dụng NNL hợp lý và hiệu quả cao.

Các điều kiện tự nhiên về địa hình, thời tiết, khí hậu của một địa phương hay một vùng đều có ảnh hưởng nhất định đến phát triển NNL của địa phương hay vùng đó.

Địa hình của địa phương càng rộng và phức tạp, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân vùng sâu, vùng xa càng hạn chế, đòi hỏi nhân lực y tế phải được phân bố theo hướng tăng cường cho tuyến cơ sở gần với người dân hơn cả về số lượng và chất lượng.

1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phƣơng

Nền kinh tế phát triển nhanh chóng đòi hỏi nguồn nhân lực trí thức có thể theo kịp và giúp tổ chức tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó nguyên tắc liên tục ra đời với nguồn nhân lực đã quá già nua hay thiếu kiến thức kỹ năng thì không thể nào vận hành các dây chuyền máy móc hiện đại từ đó có tác động đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Hệ thống pháp luật cũng tạo ra hành lang pháp lý cho các tổ chức hoạt động và tuân thủ theo quy định đó, nó ảnh hưởng một cách sâu sắc và trên diện rộng đến cách thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cả về chính sách và chương trình.

Dân số, giáo dục - đào tạo, lao động

- Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trước hết phải kể đến là sức khỏe của nguồn nhân lực. Đây là một yêu cầu tất yếu, tiên quyết và không thể thiếu. Bởi sức khỏe là nhân tố quyết định để duy trì sự tồn tại, là cơ sở cốt yếu để tiếp nhận, duy trì và phát triển trí tuệ. Hơn thế, chỉ có sức khỏe mới là cơ sở cho giáo dục đào tạo tốt hơn, mới hình thành được nguồn nhân lực có sức khỏe tốt không chỉ về thể trạng mà cả nội dung bên trong của nó nguồn nhân lực có chất lượng cao.

- Vai trò của người lao động chất xám lao động trí tuệ là nhân tố đóng vai trò quyết định đối với nguồn nhân lực của xã hội. Để có được nguồn nhân lực có chất lượng cao không có cách nào khác hơn đó là sự tác động sự quyết định của giáo dục đào tạo. Sự nghiệp giáo dục đào tạo góp phần quan trọng nhất tạo nên sự chuyển biến căn bản về chất lượng của nguồn nhân lực.

- Một số quy phạm đạo đức truyền thống như đạo hiếu, lối sống thanh bạch, trong sạch, lòng nhân ái, sẵn sàn tương trợ là những nhân tố phát huy và có ý nghĩa nhất định đối với chất lượng nguồn nhân lực.

- Người lao động luôn quan tâm đến cơ hội nghề nghiệp mới của họ, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc cân nhắc trong việc đào tạo và phát triển người lao động trong tổ chức tránh trường hợp đào tạo xong người lao động lại chuyển sang đơn vị mới.

1.3.3. Cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hệ thống chính sách ngày càng được củng cố và hoàn thiện phù hợp với thực tế, là động lực khuyến khích người lao động và tập thể tích cực lao động, không ngừng học tập để nâng cao trình độ và khả năng lao động, cống hiến cho xã hội.

Hệ thống các chính sách xã hội là một trong những nhân tố liên quan đến phát triển nguồn nhân lực. Hệ thống các chính sách xã hội nhằm vào mục tiêu

vì con người, phát huy mọi tìm năng sáng tạo của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Để phát huy hiệu quả nguồn nhân lực cần ban hành những chính sách cần thiết nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực như:

+ Chính sách tiền lương phù hợp, tương xứng với sức lao động, năng lực cá nhân ... đảm bảo đội ngũ cán bộ quản lý, sống được bằng lương của mình để yên tâm công tác, phục vụ lâu dài cho sự nghiệp chính trị.

+ Chính sách sử dụng nhân tài, nhân lực có trình độ cao là những yếu tố góp phần phát triển nguồn nhân lực. Cần thiết phải có chế độ chính sách phù hợp để “giữ chân” nguồn nhân lực.

+ Chính sách phong tặng danh hiệu, thi đua, khen thưởng phải được duy trì thường xuyên, công khai nhằm tôn vinh sự đóng góp.

- Chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức là một trong những động lực thúc đẩy họ tích cực công tác, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Vì vậy, ảnh hưởng đến việc đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức. Chính sách, chế độ đúng, phù hợp sẽ động viên, khuyến khích họ an tâm, phấn khởi công tác. Ngược lại, chính sách, chế độ không phù hợp sẽ làm giảm đi tính tích cực, động lực công tác của cán bộ, công chức. Chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức có nhiều nhưng có thể tập trung vào một số nội dung chính sau đây:

- Chính sách sàng lọc, tuyển chọn cán bộ, công chức; - Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; - Chính sách sử dụng và quản lý cán bộ, công chức;

- Chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức (lương và các lợi ích vật chất, đề bạt, tôn vinh, động viên tinh thần ).

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM

2.1. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN

NNL NGÀNH BHXH TỈNH QUẢNG NAM 2.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Quảng Nam là tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có 18 huyện, thành phố ( trong đó có 2 TP Tam Kỳ và Hội An); tổng diện tích tự nhiên 10.406 km2, nằm ở trung độ của cả nước. Phía đông giáp với biển đông, phía tây giáp với tỉnh Kon Tum và tỉnh Xê Kông (Lào), phía nam giáp với tỉnh Quảng Ngãi, phía bắc giáp với thành phố Quảng Nam và tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Phía đông có bờ biển chạy dài trên 125km, vùng đặc quyền kinh tế rộng hơn 40.000 km2

nhiều ngư trường với nguồn lợi hải sản phong phú để phát triển nghề khai thác thuỷ sản. Vùng ven biển có hai cửa sông lớn ăn thông với biển là Cửa Đại - Hội An và cửa An Hoà - Núi Thành, hình thành hai vùng cửa lạch làm nơi đi lại và trú đậu thuận tiện cho tàu thuyền đánh cá. Phía đông bắc có cụm đảo Cù Lao Chàm cách thành phố Hội An 15km về phía đông, đã được công nhận là khu sinh quyển thế giới. Có đô thị cổ Hội An và khu vực đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận 2 di sản văn hoá.

Sân bay Chu Lai có diện tích 2.275 ha, đường băng dài trên 3.000 mét, rộng 60 mét, quy mô công suất hiện nay phục vụ khoảng 500.000 hành khách/năm và 500.000 tấn hàng/năm và đạt 1 triệu lượt khách/năm, 1 triệu tấn hàng/năm vào năm 2020. Là một bộ phận trong hệ thống cảng biển Việt Nam, cảng Kỳ Hà hiện tại có 2 cầu cảng. Mạng lưới giao thông đường bộ đã được phát triển đồng bộ và rộng khắp: Quốc lộ 1A ở phía đông, đường Hồ Chí

Minh ở phía tây, nối quốc lộ 1A với đường Hồ Chí Minh có quốc lộ 14 ở phía Bắc, quốc lộ 14E ở giữa, đường Nam Quảng Nam ở phía Đông; đường Thanh niên ven biển, đường Đông Trường Sơn từ Thành Mỹ đến Quảng Ngãi; trong tương lai gần sẽ có đường cao tốc Liên Chiểu- Dung Quất.

Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy qua Quảng Nam có chiều dài 95Km. Hệ thống điện đã được phủ rộng trên địa bàn tỉnh với 7 trạm biến áp 110 KV cùng với lưới điện, trạm biến áp 35, 22, 15 KV tăng lên gần 4 lần so với năm 1997. Mạng lưới bưu chính, viễn thông phát triển khá tốt; 100% số xã trên địa bàn tỉnh đã có điện thoại cố định, mật độ điện thoại và Internet tăng trưởng nhanh.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam b. Đặc điểm địa hình, khí hậu, dân số

Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, hình thành ba vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển; bị chia cắt theo các lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam

Kỳ có mối quan hệ bền chặt về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái đa dạng với các hệ sinh thái đồi núi, đồng bằng, ven biển.

Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, chỉ có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa, ít chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 20 – 210C, không có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình 2.000 – 2.500 mm nhưng phân bố không đều theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưa tập trung vào các tháng 9 – 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão nên các cơn bão đổ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang và ngập lụt ở các huyện đồng bằng.

Tính đến hết năm 2012, dân số Quảng Nam là 1.435.629 người, với mật độ dân số trung bình là 139 người/km2; có 4 tộc người thiểu số cư trú lâu đời là người Cơ Tu, người Co, người Gié Triêng, người Xê Đăng và một số tộc người thiểu số mới di cư đến với tổng số dân trên 10 vạn người, chiếm 7,2% dân số toàn tỉnh. Với 81,4% dân số sinh sống ở nông thôn, Quảng Nam có tỷ lệ dân số sinh sống ở nông thôn cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước .

Quảng Nam có lực lượng lao động dồi dào, với trên 887.000 người (chiếm 62% dân số toàn tỉnh), trong đó lao động ngành nông nghiệp chiếm 61,57%, ngành công nghiệp và xây dựng là 16,48% và ngành dịch vụ là 21,95%.

Việc hình thành các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế mở Chu Lai cùng với quá trình phát triển kinh tế nhằm đưa tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020 sẽ đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cùng với lực lượng lao động dồi dào sẽ làm tăng mức độ di động dân số trong nội tỉnh cũng như ngoại tỉnh. Quá trình di động dân số (nội tỉnh và ngoại tỉnh) sẽ làm tăng mức độ giao thoa văn hóa.

Bảng 2.1: Diện tích, dân số, mật độ dân số phân theo địa phương

Địa phương Diện tích

(km2) Dân số (Người) Mật độ dân số (Người/km2) Số đơn vị hành chính cáp xã 1. TP Tam Kỳ 92,02 103.730 1.127 09 phường, 04 xã 2. TP Hội An 60,68 90.543 1.492 09phường, 04 xã 3. H Điện Bàn 214,28 195.048 910 19 xã, 01 thị trấn 4. H Thăng Bình 384,75 186.964 486 21 xã, 01 thị trấn 5. H Bắc Trà My 823,05 36.650 45 12 xã, 01 thị trấn 6. H Nam Trà My 822,53 21.139 26 10 xã 7. H Núi Thành 533,03 142.020 266 16 xã, 01 thị trấn 8. H Phước Sơn 1.142,27 20.114 18 11 xã, 01 thị trấn 9. H Tiên Phước 453,22 73.717 163 14 xã, 01 thị trấn 10. H Hiệp Đức 491,77 39.696 81 11 xã, 01 thị trấn 11. H Nông Sơn 455,92 34.524 78 07 xã 12. H Đông Giang 811,29 21.192 26 10 xã, 01 thị trấn 13. H Nam Giang 1.836,50 20.111 11 11 xã, 01 thị trấn 14. H Đại Lộc 585,55 158.237 270 17 xã, 01 thị trấn 15. H Phú Ninh 251,47 84.477 336 10 xã, 01 thị trấn 16. H Tây Giang 910,2 13.992 15 10 xã 17. H Duy Xuyên 297,85 131.242 441 13 xã, 01 thị trấn 18. H Quế Sơn 250,75 97.537 389 13 xã, 01 thị trấn Tổng số 10,417 1.470.933 3.563 18 phƣờng, 13 thị trấn, 213 xã

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2013

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Sau hơn 10 năm, tình hình dân số và lao động của tỉnh có nhiều chuyển biến cả về số lượng và chất lượng. Quy mô dân số trung bình năm 2013 toàn tỉnh có 1.470.933 người (730.184 nữ), trong đó dân số thành thị 280.028 người chiếm 18,94%, nông thôn người chiếm 1.190.905 người chiếm 81,06%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm qua các năm từ 12% năm 2009 giảm xuống còn 9,04% năm 2013.

Số người trong độ tuổi lao động năm 2013 là 899.536 người chiếm 63,1% tổng dân số, trong đó số lao động đang hoạt động trong các ngành nghề kinh tế có 812.196 người tăng gần 8% so với năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 4,79%, số lao động được tạo việc tăng lên hằng năm từ 31 ngàn người năm 2009 lên 36 ngàn người năm 2013.

Quảng Nam được đánh giá là tỉnh có bước đột phá mạnh về tốc độ phát triển kinh tế. Với tổng sản phẩm GDP bình quân hàng năm tăng 11.59%. Riêng năm 2013 đạt 12.5%, trong đó khu vực có mức tăng trưởng nhanh nhất là Công nghiệp - Xây dựng mỗi năm bình quân tăng gần 20%, tiếp đến là khu vực Dịch vụ tăng bình quân 14,2% và tăng thấp nhất là khu vực Nông lâm thủy sản bình quân tăng 2,2% năm.

Bảng 2.2: Chỉ số tăng GDP tỉnh Quảng Nam theo giá so sánh

ĐVT: %

Năm Tổng số Phân theo khu vực kinh tế

NL-TS CN-XD DV 2009 13,46 3,87 21,56 14,00 2010 14,42 2,82 22,12 15,66 2011 12,70 0,91 17,66 15,47 2012 11,05 0,50 16,12 11,92 2013 12,50 0.48 17.70 12,06

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam qua các năm

2.1.3. Khái quát về hệ thống ngành BHXH tỉnh Quảng Nam

a. Quá trình hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Quảng Nam

Năm 1995, cùng với sự ra đời của hệ thống ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng được thành lập vào ngày 15 tháng 6 năm 1995. Sau hơn hai năm hoạt động, đến đầu năm 1997, để phù hợp với địa giới hành chính mới sau khi tỉnh Quảng Nam - Quảng Nam được chia tách thành hai đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương là tỉnh Quảng Nam và thành phố Quảng Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam được thành lập theo Quyết định số 1611/BHXH/QĐ-TCCB ngày 16/9/1997 của Tổng

Giám đốc BHXH Việt Nam. Tiếp đến năm 2003, thực hiện Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày 24/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ, Bảo hiểm y tế tỉnh Quảng Nam được chuyển sang Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam là cơ quan Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh, đặt dưới sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn lãnh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam. Với chức năng, nhiệm vụ cơ bản là tổ chức thực hiện toàn diện công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Kể từ ngày thành lập đến nay, BHXH tỉnh luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, sự phối hợp, hỗ trợ của các cấp,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành bảo hiểm xã hội tỉnh quảng nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)