Khái quát về hệ thống ngànhBHXH tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành bảo hiểm xã hội tỉnh quảng nam (Trang 37 - 46)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.3. Khái quát về hệ thống ngànhBHXH tỉnh Quảng Nam

a. Quá trình hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Quảng Nam

Năm 1995, cùng với sự ra đời của hệ thống ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng được thành lập vào ngày 15 tháng 6 năm 1995. Sau hơn hai năm hoạt động, đến đầu năm 1997, để phù hợp với địa giới hành chính mới sau khi tỉnh Quảng Nam - Quảng Nam được chia tách thành hai đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương là tỉnh Quảng Nam và thành phố Quảng Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam được thành lập theo Quyết định số 1611/BHXH/QĐ-TCCB ngày 16/9/1997 của Tổng

Giám đốc BHXH Việt Nam. Tiếp đến năm 2003, thực hiện Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày 24/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ, Bảo hiểm y tế tỉnh Quảng Nam được chuyển sang Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam là cơ quan Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh, đặt dưới sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn lãnh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam. Với chức năng, nhiệm vụ cơ bản là tổ chức thực hiện toàn diện công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Kể từ ngày thành lập đến nay, BHXH tỉnh luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, sự phối hợp, hỗ trợ của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị. Cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành luôn có sự đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu xây dựng đơn vị từng bước phát triển bền vững, đã hoàn thành xuất sắc chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Năm 2010, kỷ niệm 15 năm thành lập ngành, Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam đã được Nhà nước khen tặng Huân chương lao động hạng ba.

b. Chức năng, nhiệm vụ

BHXH tỉnh Quảng Nam là đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam có chức năng giúp Tổng Giám đốc thực hiện các chính sách, chế độ BHXH và quản lý quỹ BHXH trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

- Xây dựng, trình Tổng giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.

độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định.

- Tổ chức cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

- Tổ chức thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm.

- Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

- Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không đúng quy định.

- Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo quy định.

- Tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật và giám sát việc cung cáp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người có thẻ bảo hiểm y tế và chống lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Bảo hiểm xã hội huyện, thành phố ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do ủy ban nhân dân xã, phường giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở xã, phường.

- Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh và tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.

- Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; thực hiện cơ chế một cửa liên

thông giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh và Bảo hiểm xã hội huyện, thành phố.

- Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt dộng Bảo hiểm xã hội tỉnh.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh và các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế để giải quyết các ván đề có 1iên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

- Đề xuất với Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiến nghị việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; kiến nghị với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ bảo hiểm, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu. Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Quản lý và sử dụng công chức, viên chức, tài chính, tài sản của Bảo hiểm xã hội tỉnh.

c. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Căn cứ nghị định 94/2008/NĐ-CP ngày 22/08/2008 của chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH Việt Nam, cơ cấu tổ

chức của BHXH Quảng Nam gồm có: -Ban giám đốc: gồm 4 người

-9 phòng chuyên môn tại Văn phòng VHXH tỉnh -18 BHXH huyện, thành phố

Bộ máy tổ chức quản lý của BHXH tỉnh Quảng Nam được thiết lập và phối hợp hoạt động theo mô hình trực tuyến chức năng, bao gồm:

- Ban lãnh đạo: Gồm có Giám đốc BHXH tỉnh chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc BHXH Việt Nam và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động củaBHXH tỉnh Quảng Nam và 02 Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

- Các phòng chức năng và BHXH các huyện, thành phố tham mƣu giúp việc cho Ban lãnh đạo: Gồm có 09 phòng và 18 BHXH huyện, thành phố:

+ Phòng Tổ chức – Hành chính: Quản lý cán bộ, công chức, viên chức theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội tỉnh, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, hoạt động công tác văn phòng, công tác tuyên truyền, quân sự địa phương, công tác tổng hợp báo cáo của Bảo hiểm xã hội tỉnh.

+ Phòng Thu: Quản lý và thực hiện nhiệm vụ thu đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

+ Phòng Chế độ, chính sách: Quản lý toàn bộ các chế độ Bảo hiểm xã hội và tổ chức thực hiện 3 chế độ bảo hiểm xã hội: Hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp trên địa bàn đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyên theo quy định của pháp luật.

+ Phòng Kế hoạch – Tài chính: thực hiện công tác kế hoạch và quản lý tài chính, tổ chức hạch toán, kế toán của hệ thống Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định của pháp luật.

+ Phòng Kiểm tra: kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện các chế độ, chính sách thu, chi bảo hiểm xã hội, quản lý tài chính trong hệ thống Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định của pháp luật.

+ Phòng Công nghệ thông tin: Quản lý và tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực hoạt động của Bảo hiểm xã hội tỉnh

+ Phòng Cấp sổ, thẻ: Thực hiện công tác cấp, quản lý và sử dụng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ BHYT đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

+ Phòng Tiếp nhận – Quản lý hồ sơ: chỉ đạo, hướng dẫn công tác lưu trữ đối với các phòng chức năng, Bảo hiểm xã hội quận, huyện và trực tiếp quản lý tài liệu lưu trữ của Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định của pháp luật. Tiếp nhận hồ sơ giải quyết các nghiệp vụ thu, chế độ bảo hiểm xã hội và thanh toán trực tiếp.

+ Phòng chế độ bảo hiểm y tế: giám định hồ sơ BHYT, thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa, bệnh.

+BHXH các huyện, thành phố: Quản lý và thực hiện thu BHXH, BHYT, BHTN và chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội, BHYT trên địa bàn huyện, thành phố

d. Tình hình hoạt động của BHXH tỉnh Quảng Nam

Từ những ngày đầu thành lập ngành, BHXH tỉnh Quảng Nam đã lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, viên chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần cùng với chính quyền tỉnh đảm bảo công tác an sinh xã hội trên địa bàn. Đi cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng, BHXH tỉnh Quảng Nam luôn chú trọng công tác thông tin tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT để đơn vị sử dụng lao động, người lao động hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHXH, BHYT. Cơ sở pháp lý trong thực hiện chế độ BHXH, BHYT luôn được bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Luật BHXH có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 thay thế cho Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 về Điều lệ BHXH, Luật BHYT có hiệu lực từ ngày 01/07/2009 thay thế cho Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/05/2005 về Điều lệ BHYT, theo hướng mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT, hướng đến mọi người lao động tham gia BHXH và toàn dân

tham gia BHYT. Trên cơ sở đó, BHXH tỉnh Quảng Namđã chủ động trong việc triển khai việc khai thác đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH, BHYT, thực hiện nhiều giải pháp để đôn đốc thu và thu hồi nợ BHXH, BHYT, cùng các cấp phối hợp thực hiện BHYT toàn dân vào năm 2015.Kết quả hoạt động trong giai đoạn 2010-2013 thể hiện như sau:

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động của BHXH tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2013

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013 1. Số đơn vị tham gia Đơn vị 3.242 3.658 4.405 5.647 5.885 2. Số người tham gia

BHXH Người 89.439 96.587 104.423 110.162 118.004 3. Số người tham gia

BHYT Người 715.782 872.944 1.078.374 998.449 977.542 4. Số người tham gia

BHYT tự nguyện Người 98.576 106.428 112.223 122.796 150.027 5. Số người tham gia

BH thất nghiệp Người 68.158 79.540 85.267 91.014 99.252 6. Số người tham gia

BHXH TN Người 747 3.308 4.042 4.958 5.082 7. Số thu BHXH Tỷ đồng 323,274 427,502 554,823 838,037 994,965 8. Số thu BHYT Tỷ đồng 259,911 338,517 416,493 587,872 693,806 9.Số thu BHYTTN Tỷ đồng 24,601 39,438 47,635 65,567 90,581 10. Số thu BH thất nghiệp Tỷ đồng 23,394 43,197 59,863 79,885 104,476 11. Số thu BHXH TN Tỷ đồng 1,217 4,1 7,023 10,317 12,570 12. Chi thanh toán

KCB BHYT Tỷ đồng 235,556 290 457,760 583,865 656,49 13. Chi ốm đau, thai

sản, dưỡng sức Tỷ đồng 27,89 35,4 63,079 84,995 105,668 14. Chi trả lương hưu,

TC BHXH Tỷ đồng 412,125 491,942 644,900 839,312 933,008

- Số đơn vị tham gia BHXH, BHYT liên tục tăng qua các năm, với tốc độ tăng trung bình là 15-20%. Tốc độ tăng số đơn vị năm 2013 so với năm 2009 là 157%. Số thu tham gia BHXH, BHYT năm 2012 đã đạt gần 1.500 tỷ đồng và năm 2013đã đạt trên gần 1.700 tỷ đồng, gấp 2,9 lần so với năm 2009. Điều đó cho thấy, BHXH tỉnh Quảng Nam đã chú trọng vào công tác khai thác đổi tượng tham gia BHXH, BHYT và công tác khai thác thu, xử lý nợ BHXH, BHYT.

Nguồn: Phòng Thu- BHXH Quảng Nam

Biểu đồ 2.2: Số thu BHXH, BHYT giai đoạn 2009-2013

- Trong năm 2008, BHXH tỉnh Quảng Nam tổ chức thực hiện thu BHXH tự nguyện. Đây là một hình thức mở rộng điều kiện cho những người có thời gian đóng BHXH trên 15 năm và đã qua độ tuổi lao động, được đóng tiếp cho đủ 20 năm để hưởng chế độ Hưu trí. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên số đối tượng tham gia cũng như số thu BHXH tự nguyện tăng lên rất nhiều. Nếu năm đầu thực hiện số người tham gia chỉ là 747 người với số thu 1,217 tỷ đồng thì đến năm 2013 số đối tượng tham gia là 5.082 người với số thu 12,570 tỷ đồng, số đối tượng tham gia vào năm 2013 gấp 6,8 lần so với năm 2009.

- Về Bảo hiểm thất nghiệp, theo quy định, trong năm 2009, BHXH thực hiện thu BHTN đối với người lao động. Đây là một hình thức hỗ trợ người lao

0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 1,800,000 2009 2010 2011 2012 2013

động trong thời gian họ bị mất việc, đồng thời doanh nghiệp không phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động mà chuyển sang cho cơ quan BHXH chi trả trên nguyên tắc có đóng có hưởng. So với năm 2009, năm 2013 số đối tượng tăng 1,5 lần tương ứng với 31.094 đối tượng.

- Bên cạnh công tác thu tăng liên tục hằng năm, công tác chi trả cho đối tượng hưởng chế độ BHXH cũng tăng hằng năm với tốc độ tăng hằng năm từ 22% đến 32%. Số chi năm 2012 đã đạt trên 1.500 tỷ đồng và năm 2013 đã đạt trên: 1.750 tỷ đồng.

Qua Phụ lục 2 cho thấy công việc của BHXH tỉnh Quảng Nam tăng lên rất nhiều. Để công việc thực sự hiệu quả và không bị sai sót, đòi hỏi trình độ của mỗi cán bộ viên chức BHXH tỉnh Quảng Nam phải được bổ sung thường xuyên. Vì vậy, BHXH tỉnh Quảng Nam hằng năm phải tiến hành phát triển cán bộ viên chức tại đơn vị, để cho đội ngũ nhân viên không những giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn về các kỹ năng mềm khác, hướng đến một đơn vị mang tác phong phục vụ người dân, phục vụ đối tượng đến giao dịch.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành bảo hiểm xã hội tỉnh quảng nam (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)