Đặc điểm, vai trò khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế dung quất, tỉnh quảng ngãi (Trang 51)

2.1.1. Đặc điểm khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi

2.1.1.1. Vị trí

Nằm ở trung độ của Việt Nam, cách Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chỉ 01 giờ bay; trong bán kính 3.000km là trung tâm các vùng kinh tế năng động nhất khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Thẩm Quyến, Thượng Hải, Singapore; trong vòng chỉ 4 giờ bay sẽ tiếp cận được 12 sân bay lớn và nhộn nhịp nhất Châu Á- Thái Bình Dương. Các nhà đầu tư, các doanh nhân trên thế giới xem xét KKT Dung Quất là điểm đến hấp dẫn, nơi dung hòa giữa đất trời và con người, đáng để ở lại lập nghiệp lâu dài.

KKT Dung Quất có tổng diện tích quy hoạch khoảng 45.332ha bao gồm: phần diện tích hiện hữu là 10.300ha, phần diện tích mở rộng khoảng 24.280ha và khoảng 10.752ha diện tích mặt nước; nằm trên địa bàn huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh và huyện đảo Lý Sơn.

Tiếp giáp với Quốc lộ 1A, tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đường sắt xuyên Việt, sân bay Chu Lai.

2.1.1.2. Địa hình

Địa hình KKT Dung Quất nằm trong vùng địa hình đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi, xen kẽ đồi núi thấp và có cả cồn cát ven biển và theo 2 vùng địa hình: (1) vùng núi thấp và (2) vùng đồng bằng.

2.1.1.3. Khí hậu

vực nghiên cứu có khí hậu mùa Đông không lạnh, biên độ nhiệt trong ngày và trong năm đều nhỏ. Một năm chia làm 2 mùa khô, ẩm, là vùng có nhiều cơn bão và lượng mưa khá lớn

2.1.1.4. Thuỷ văn, hải văn Thuỷ văn

KKT Dung Quất chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn Sông Trà Bồng. Sông Trà Bồng có chiều dài 45km, hay gây ra ngập lụt cho vùng hạ lưu. Tổng diện tích lưu vực sông khoảng 697km2.

Hải văn

Vùng biển Quảng Ngãi có chế độ triều hỗn hợp (nhật triều, bán nhật triều không đều). Riêng sông Trà Bồng chảy ra biển tại cửa Sa Cần có chế độ nhật triều và bán nhật triều cân bằng nhau, trung bình mỗi tháng có 1/2 số ngày có chế độ bán nhật triều.

2.1.1.5. Thuỷ lợi

Ngoài hệ thống sông suối chính của KKT Dung Quất, ở đây hình thành hệ thống kênh tưới, tiêu và sông suối nhỏ chằng chịt. Đặc biệt là hệ thống thủy lợi Thạch Nham đã đưa nước từ sông Trà Khúc chuyển về cung cấp nước sinh hoạt cho khu vực. Hiện tại KKT Dung Quất chỉ có một vài hồ dung tích nhỏ phục vụ tưới nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và không có các hồ lớn để chống lũ hàng năm.

2.1.1.6. Địa chất công trình

Lớp đất canh tác: Cát hạt mịn lẫn nhiều dễ cây và cỏ còn tươi dày 30cm phân bố trên mặt. Cụ thể gồm 5 lớp với các lớp cát mịn, bùn dạng á sét, dạng bùn sét độ dày từ 4-6,2m. Từ đặc điểm địa tầng cho thấy công trình có tải trọng lớn như các công trình nhà xưởng, bãi container cần xem xét khả năng lún của nền đất và khoan thăm dò địa chất cụ thể.

2.1.1.7. Địa chất thuỷ văn, địa chấn và thiên tai

- Các tầng chứa nước trong trầm tích: Các tầng chứa nước trong trầm tích Helocen (QIV) phân bố rộng rãi trên bề mặt đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Ngãi với chiều dày thay đổi từ 3m - 20m. Ở một số cồn cát có thể lớn hơn và trung bình 13m.

- Các tầng chứa nước khe nứt: Nước dưới đất chủ yếu trong lớp nứt nẻ sâu 120m.

Nguồn cung cấp chính cho các tầng chứa nước này chủ yếu là nước mưa. Nhân dân thường sử dụng nguồn nước mạch nông ở độ sâu 4-10m để phục vụ sinh hoạt; lưu lượng nước 0,7 - 1,8lit/s.

Qua khảo sát sơ bộ khoan thăm dò nước ngầm ở 1 số xã phía Đông huyện Bình Sơn như: Bình Trị, Bình Hòa, Bình Phú, Bình Châu, Bình Hải cho thấy nước ngầm nghèo, phân bố theo thành tạo hệ địa chất, khoan thăm dò thường gặp tầng đá mẹ. Nước ngầm hiện đã có hiện tượng nhiễm mặn.

- Địa chấn và thiên tai: Theo tài liệu địa chấn Việt Nam, khu Dung Quất có khả năng động đất cấp 6.

2.1.2. Vai trò của khu kinh tế Dung Quất đối với sự phát triển của tỉnh Quảng Ngãi Quảng Ngãi

Ngay sau khi được thành lập, Quảng Ngãi đã tiến hành lập và phê duyệt các đồ án quy hoạch; tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư cho nhân dân vùng dự án; thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu; tổ chức nhiều hoạt động thu hút đầu tư... Từ những việc làm cụ thể đó đã tạo ra được quỹ đất sạch và hệ thống hạ tầng khung cơ bản đáp ứng yêu cầu của các dự án đầu tư. Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã tìm đến KKT Dung Quất và rất nhiều trong số đó đã thành công tại đây.

Trong năm 2018, tại KKT Dung Quất, Ban Quản lý cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Quyết định chủ trương đầu tư 56 dự án, vốn đầu tư đăng

ký đạt 26.386 tỷ đồng (Trong đó có 13 dự án FDI, vốn đầu tư đăng ký đạt 353,377 triệu USD). Lũy kế đến cuối năm 2018, tại KKT Dung Quất đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 203 dự án, tổng vốn đăng ký khoảng 230.807 tỷ đồng (tương đương khoảng 11,693 tỷ USD), diện tích đất đã cấp triển khai thực hiện dự án khoảng 3.700 ha. Trong đó: Dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI): 46 dự án, với tổng vốn đăng ký là 1,594 tỷ USD (có 16 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất - kinh doanh). Dự án vốn đầu tư trong nước: 157 dự án, với tổng vốn đăng ký là 10,099 tỷ USD (có 91 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất - kinh doanh). Một số dự án quy mô lớn đã đầu tư như Nhà máy lọc dầu, Nhà máy đóng tàu, Nhà máy công nghiệp nặng Doosan, KCN - Đô thị - Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi, Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất…[2]

Thành công lớn nhất của KKT Dung Quất là đã làm thay đổi cả một vùng đất, từ chỗ trước đây chỉ là những đồi cát trắng, đến nay có nhiều nhà máy công nghiệp, khu du lịch hình thành, trong đó có những nhà máy với quy mô lớn mang tầm cỡ quốc gia. Sự phát triển của KKT Dung Quất đã khơi dậy tiềm năng và khai thác có hiệu quả lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên, đất đai, cảng biển... đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu GDP của tỉnh Quảng Ngãi theo hướng tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp, góp phần quan trọng làm tăng nguồn thu ngân sách tỉnh, giải quyết hàng chục ngàn việc làm cho người lao động địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn... Vai trò của KKT Dung Quất từng bước được khẳng định trong sự phát triển chung không chỉ của tỉnh Quảng Ngãi, mà còn của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, thể hiện trên những khía cạnh sau:

Bảng 2.1. Các chỉ tiêu kinh tế của KKT Dung Quất giai đoạn 2008-2018

Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Giá trị SX CN (Tỷ đồng) 2.600 6.500 62.000 112.500 127.200 140.200 120.500 84.000 75.000 71.340 122.800 Kim ngạch xuất khẩu (Tr.USD) 33,7 116,8 260 255,7 350 446,6 520,0 266,5 210 319,3 330 Kim ngạch nhập khẩu (Tr.USD) 723,5 1.467 3.597,5 3.559,3 835 1.207 626 206 220,9 366,6 1.100 Giải quyết việc làm (Người) 12.293 11.498 11.240 13.213 12.008 11.619 12.018 14.889 15.054 18.354 24.374 Thu ngân sách (tỷ đồng) 686 3.066 13.777 15.756 16.600 27.500 22.950 24.073 13.695 12.118 12.200

Nguồn: các báo cáo tổng kết của Ban Quản lý

Một là, các chỉ tiêu về giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu của tỉnh, tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của tỉnh.

Hai là, đã tạo ra sản phẩm công nghiệp chủ lực như xăng, dầu, thiết bị công nghiệp nặng, sản phẩm công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến..., góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ngãi. Nhà máy lọc dầu Dung Quất là công trình trọng điểm quốc gia có công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, tổng vốn đầu tư 3,2 tỷ USD. Từ khi đi vào vận hành đến nay, NMLD Dung Quất đạt sản lượng luỹ kế gần 48 triệu tấn sản phẩm, đáp ứng hơn 30% nhu cầu xăng dầu cả nước; nộp ngân sách nhà nước khoảng 7 tỷ USD; với cơ cấu sản phẩm đa dạng như xăng RON 92, 95, diesel Auto, khí

Propylene và hạt nhựa PP, khí hoá lỏng (LPG), dầu hoả/nhiên liệu bay Jet A1, dầu nhiên liệu (FO), xăng E5, nhiên liệu phản lực Jet A-1K và nhiên liệu diesel L-62… Các nhà máy công nghiệp nặng có quy mô lớn gắn với cảng biển nước sâu Dung Quất đã được triển khai đầu tư hoàn thành trong năm 2010, sản xuất ra sản phẩm cơ khí quy mô lớn mang tầm quốc gia, tạo giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị xuất khẩu lớn như: Nhà máy công nghiệp tàu thủy Dung Quất hiện đã hoàn thành việc đóng mới tàu chở dầu 104.000 và đóng mới tàu chở dầu 105.000 tấn, cùng sửa chữa nhiều tàu có trọng tải; Nhà máy công nghiệp nặng Doosan Việt Nam sản xuất các sản phẩm cơ khí mang tính trọng điểm quốc gia mang nhãn hiệu “Made in Vietnam” được xuất khẩu đi 28 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Trong đó, đáng chú ý là các sản phẩm lò hơi đã tăng thêm 11,180MW điện vào điện lưới thế giới, các thiết bị xử lý nước biển có khả năng tạo ra 776 triệu lít nước sạch mỗi ngày, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho 2,5 triệu người dân/ngày và hơn 24 cẩu trục khổng lồ với trọng lượng 1,400 tấn/chiếc hiện đang hoạt động tại các cảng trên khắp thế giới phục vụ cho ngành thương mại hậu cần và góp phần làm cho cuộc sống của con người ngày càng hiện đại hơn.

Ba là, tăng thu ngân sách cho tỉnh Quảng Ngãi: Giai đoạn 2006 - 2009, KKT Dung Quất chỉ đóng góp trên 4.815 tỷ đồng vào nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (2006: 490 tỷ đồng, 2007: 565 tỷ đồng, 2008: 686 tỷ đồng, 2009: 3.066 tỷ đồng). Năm 2009 cùng là năm đánh dấu bước đột phá trong thu ngân sách của tỉnh, vì đây là năm cho ra dòng sản phẩm đầu tiên từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất (riêng thu từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất là 2.900 tỷ đồng). Giai đoạn 2010 - 2018, KKT Dung Quất tiếp tục đóng góp cao vào nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; góp phần đưa tỉnh Quảng Ngãi từ một tỉnh có nguồn thu ngân sách thấp từ năm 2005 trở về trước trở thành một tỉnh có nguồn thu lớn của cả nước. Đây cũng

là giai đoạn chứng kiến sự phát triển bứt phá mạnh mẽ của tỉnh Quảng Ngãi trên các lĩnh vực kinh tế và xã hội.

Bốn là, giải quyết việc làm cho 24.374 lao động, trong đó số lao động trong Tỉnh chiếm khoảng 78,2%. Ngoài ra, tại KKT Dung Quất còn thu hút khoảng trên 5.000 lao động đang làm công việc xây dựng và các dịch vụ buôn bán phục vụ tại KKT Dung Quất.

Năm là, hiệu quả đầu tư vốn ngân sách cho KKT Dung Quất được phát huy tối đa. Theo tính toán cho thấy, một đồng vốn ngân sách đầu tư thu hút được 45 đồng vốn đầu tư của các doanh nghiệp và tạo ra hơn 32 đồng nộp ngân sách.

2.1.3. Thực trạng về công tác quy hoạch

Trên cơ sở quy hoạch chung xây dựng KKT Dung Quất đến năm 2025 điều chỉnh được duyệt (từ 10.300 ha lên 45.332 ha), Ban Quản lý đã chủ động lập và trình phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 các khu chức năng trong KKT Dung Quất (07 đồ án được phê duyệt và 02 đồ án phê duyệt điều chỉnh), đồng thời kết hợp với quy hoạch nông thôn mới các xã trong KKT Dung Quất đang triển khai lập quy hoạch chi tiết các khu chức năng còn lại như làng xã kết hợp với khu tái định cư, nghĩa địa, đất nông nghiệp, cây xanh mặt nước để xác định rõ chức năng từng phân khu làm cơ sở cho việc ổn định, an sinh cho nhân dân cũng như cơ sở quản lý và phối hợp quản lý sát thực hơn. Hiện nay, Ban Quản lý đang tiến hành điều chỉnh quy hoạch Khu Bến cảng Dung Quất I thuộc cảng biển Dung Quất; Quy hoạch KCN Đông Dung Quất và KCN Tây Dung Quất, một phần đô thị Vạn Tường để phù hợp với tình hình đầu tư phát triển KKT Dung Quất hiện nay và định hướng phát triển trong thời gian đến.

Trên cơ sở đồ án quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ban Quản lý tổ chức cắm mốc quy hoạch trên thực địa, công bố công khai đồ án

quy hoạch, quy định quản lý theo đồ án quy hoạch cho chính quyền và nhân dân trong vùng quy hoạch được biết để phối hợp quản lý và thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch, luôn tuân thủ và thực hiện đúng theo nội dung quy hoạch đã được phê duyệt, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cấp Chính quyền địa phương để quản lý và cùng các cơ quan có liên quan giải quyết hoặc đề xuất các vấn đề cho phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu của Nhà đầu tư để phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt, từng bước đưa quy hoạch vào thực tiễn. Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất trong KKT Dung Quất được xây dựng bám sát với quy hoạch xây dựng. Công tác quản lý quy hoạch tại đô thị Vạn tường được đặc biệt chú trọng thông qua việc thành lập Ban quản lý phát triển đô thị Vạn Tường (trực thuộc Ban quản lý) nhằm mục tiêu xây dựng quy trình quản lý khoa học, hợp lý, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư vào đô thị.

Tuy nhiên, công tác quy hoạch còn một số hạn chế: (1) Còn chồng chéo trong việc lập, quản lý nhà nước và thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch ngành trên địa bàn KKT, giữa quy hoạch tại KKT và quy hoạch của các chính quyền địa phương (Hai đô thị Châu Ổ và Lý Sơn nằm trong KKT Dung Quất tuy nhiên trong thời gian qua công tác lập quy hoạch, quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và phát triển tại hai đô thị này do địa phương quản lý). (2) Quy hoạch chi tiết 1/2000 một số vị trí trong KKT chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, còn mang tính cục bộ, chưa được xem xét một cách tổng thể hài hòa lợi ích của địa phương dẫn đến phải điều chỉnh quy hoạch, ranh giới nhiều lần. (3) Việc phối hợp với chính quyền địa phương trong việc kiểm tra và quản lý quy hoạch chưa hiệu quả; tình trạng xây dựng tạm, xây dựng cơi nơi, xây dựng trái phép chưa được phát hiện và xử lý kịp thời, cương quyết làm ảnh hưởng lớn đến công tác bồi thường GPMB và gây lãng phí lớn cho xã hội.

2.1.4. Thực trạng về vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

Nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho KKT Dung Quất được thực hiện từ nhiều nguồn vốn khác nhau: Thứ nhất, Ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu đầu tư hạ tầng KKT ven biển chủ yếu tập trung đầu tư các tuyến đường giao thông trục chính, bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án lớn, hạ tầng khu nhà ở công nhân và khu tái định cư, xử lý chất thải rắn và nước thải tập trung và các hạ tầng xã hội (trước đây); Thứ hai, ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư các dự án mang tính chất cấp bách phục vụ cho các dự án đầu tư cụ thể vào KKT Dung Quất và giải quyết an sinh xã hội cho nhân dân trong vùng dự án; Thứ ba, ngoài ra còn huy động từ nguồn Trái phiếu Chính phủ, nguồn vượt thu, thưởng vượt thu trong một số thời điểm, ứng trước ngân sách tỉnh... để đầu tư các hạ tầng trọng yếu, bồi thường giải phóng mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế dung quất, tỉnh quảng ngãi (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)