Thực trạng thu hút đầu tư ngoài ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế dung quất, tỉnh quảng ngãi (Trang 61 - 64)

2.1.5.1. Nguồn vốn doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân

Ngoài việc huy động nguồn vốn NSNN để đầu tư các hạ tầng thiết yếu, Ban Quản lý đã chủ động, kêu gọi các Tập đoàn, Tổng công ty, các doanh nghiệp tư nhân với tổng vốn hơn 8.131 tỷ đồng để đầu tư các hạ tầng kỹ thuật, xã hội khác nhằm đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển của KKT Dung Quất như: hệ thống cấp điện, bưu chính viễn thông, cấp nước, cảng biển và các công trình dịch vụ tiện ích khác.

+ Cấp điện: Ngành điện lực đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng điện đáp ứng nhu cầu cấp điện phục vụ các nhà máy tại KKT Dung Quất.

+ Cấp nước: Nhà máy nước Vinaconex Dung Quất đã đi vào hoạt động với công suất 25.000m3/ngày đêm, đáp ứng yêu cầu cấp nước phục vụ cho nhân dân và các nhà máy tại KKT Dung Quất; Dự án Cấp nước thô cho Khu liên hợp sản xuất gang thép Hoà Phát Dung Quất đang triển khai thực hiện với công suất 100.000m3/ngày đêm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của Khu liên hợp sản xuất gang thép Hoà Phát Dung Quất.

+ Cảng biển: Có 05 cảng biển đã và đang khai thác hơn 20 triệu tấn/năm (trong đó: 02 cảng tổng hợp của PTSC và 01 cảng tổng hợp của

Gemadept; 03 cảng chuyên dùng: 01 cảng của Doosan, 01 cảng của Nhà máy đóng tàu và 02 cảng của NMLD: 01 cảng dùng để nhập dầu thô từ tàu vào bể + 01 cảng xuất sản phẩm sau khi thành phẩm). Hiện nay, các nhà đầu tư đang triển khai xây dựng bến cảng chuyên dùng dùng chung cho Khu kinh tế Dung Quất (gồm 05 bến) của Công ty TNHH MTV Hào Hưng (hoàn thành trong

năm 2018), cảng chuyên dùng (11 bến) của dự án Khu liên hợp sản xuất gang

thép Hòa Phát Dung Quất (hoàn thành trong năm 2019) và sẽ xây dựng Bến cảng tổng hợp số 2, nâng công suất khai thác hệ thống cảng Dung Quất 1 trong thời gian đến lên hơn 25 triệu tấn/năm.

+ Xử lý chất thải rắn: Khu xử lý chất thải rắn Bình Nguyên, huyện Bình Sơn được quy hoạch và xây dựng nhằm mục đích xử lý toàn bộ khối lượng chất thải rắn (rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế ...) trên địa bàn KKT Dung Quất và vùng phụ cận (diện tích 30 ha - chưa kể diện tích trên địa bàn tỉnh Quảng Nam); đã xây dựng hoàn thành giai đoạn 1 là 12,57 ha và đưa vào hoạt động từ tháng 10/2007, đã đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải rắn tại KKT Dung Quất và vùng phụ cận.

+ Hệ thống xử lý nước thải: Đã triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại Phân khu công nghiệp Sài Gòn - Dung Quất (thuộc KCN phía Tây) với công suất xử lý 5.000m3/ngày đêm (giai đoạn I: 2.500m3/ngày đêm); KCN VSIP Quảng Ngãi với công suất xử lý 6.000m3/ngày đêm đáp ứng yêu cầu xử lý nước thải cho các nhà máy trong khu vực. Tại Đô thị Vạn Tường có 02 trạm xử lý nước thải: Số 4 và số 5 thuộc Dự án hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thu gom và xử lý nước thải Khu dân cư và chuyên gia đô thị Vạn Tường, đã hoàn thành và đưa vào hoạt động.

+ Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị - công nghiệp Dung Quất: Hiện nay, nhà đầu tư đang triển khai thực hiện công tác bồi thường, GPMB (đã thực hiện khoảng 100ha) và các thủ tục liên quan đối với dự án. Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Hoàng Thịnh Đạt đang tích cực xúc tiến đầu tư, thu hút các dự án đầu tư; đến nay, Công ty Cổ phần Hoàng Thịnh Đạt đã ký biên bản ghi nhớ với các nhà đầu tư thứ cấp thuê lại diện tích đất đạt khoảng 51ha.

(chi tiết biểu số 2.4 kèm theo) 2.1.5.2. Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA)

Trong thời gian qua nguồn vốn này chỉ thu hút được Dự án thiết bị đào tạo nghề đối với Trường dạy nghề Dung Quất (nay là Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Dung Quất) do Chính phủ Đan Mạch tài trợ với số vốn 3.850.000 USD, ngoài ra chưa thu hút được dự án nào nữa, kể cả công tác chuẩn bị danh mục dự án đầu tư để đăng ký cũng chưa được chú ý, đây là một thiếu sót cần khắc phục để khai thác có hiệu quả nguồn vốn này nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu trong KKT Dung Quất.

2.1.5.3. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI

Hiện nay, tại KKT Dung Quất thu hút Nhà đầu tư Singapore đang triển khai dự án KCN - Đô thị - Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi (với vốn đăng ký 139,85 triệu USD) là dự án đầu tư và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, đô

thị và dịch vụ có sức lan toả lớn. Với tầm ảnh hưởng của dự án và tính chuyên nghiệp của mình, Công ty TNHH VSIP Quảng Ngãi đã tạo nên một động lực mới trong thu hút các dự án thứ cấp vào KCN - Đô thị - Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi. Hiện nay, Dự án đã đền bù GPMB khoảng 303 ha, san nền khoảng 190ha, đầu tư hoàn thành khoảng 08km đường giao thông, 8km tuyến mương nước mưa, 09km tuyến nước thải, 8km tuyến cấp nước, hoàn thành Nhà làm việc (3.500m2, với cấu trúc nhà 03 tầng BTCT), trạm xử lý nước thải (6.000m3/ngày), trạm phòng cháy chữa cháy (4.000m2)..., với tổng vốn thực hiện khoảng 80 triệu USD. Đã thu hút 23 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng lý là 759 triệu USD; trong đó có 10 dự án đã đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho trên 7.600 lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế dung quất, tỉnh quảng ngãi (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)