Phương thức thu hút vốn đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế dung quất, tỉnh quảng ngãi (Trang 67 - 77)

Nguồn vốn ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quan trọng của KKT nhằm tạo ra cơ sở hạ tầng cơ bản ban đầu để tạo điều kiện thuận lợi và lợi thế cạnh tranh nhằm thu hút các dự án đầu tư vào KKT Dung Quất, cụ thể:

Nguồn ngân sách Trung ương

Khu kinh tế Dung Quất cũng như các Khu kinh tế ven biển trên cả nước được Ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo quy định chung của Chính phủ tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP trước đây và Nghị định số 82/2018/NĐ-CP hiện nay. Được cụ thể theo Quyết định số 126/2009/QĐ-TTg ngày 26/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương đối với đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu kinh tế ven biển (trước đây) và Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 (hiện nay), cụ thể bao gồm các hạng mục: Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông chính trong khu; Bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của các dự án khu nhà ở công nhân và khu tái định cư phục vụ người bị thu hồi đất trong Khu kinh tế ven biển; Đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn và hệ thống xử lý nước thải tập trung của các khu chức năng trong Khu kinh tế (bao gồm hệ thống thoát nước, trạm xử lý nước thải tập trung).

Thực tế, từ khi thành lập đến năm 2018, nguồn vốn ngân sách trung ương đã bố trí để thực hiện 40 dự án đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng KKT Dung Quất với tổng vốn giải ngân là 2.461,89 tỷ đồng. Chủ yếu tập trung đầu tư hoàn thành các tuyến đường giao thông trục chính, đối ngoại, các tuyến giao thông trục chính trong đô thị Vạn Tường, trong các khu công nghiệp, với tổng chiều dài hơn 120km; đầu tư xây dựng hoàn thành 15 Khu dân cư quy mô diện tích 100 ha phục vụ việc di dời gần 1500 hộ với gần 10.000 nhân khẩu; các dự án hạ tầng xã hội như: Trường học, bệnh viện, trung tâm văn hóa, trung tâm hỗ trợ kỹ thuật nông lâm nghiệp...; Bồi thường

giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch hơn 350 ha để thu hút các dự án đầu tư nước ngoài (FDI)...

Có thể nhận thấy, việc hỗ trợ của Ngân sách Trung ương để đầu tư hạ tầng KKT Dung Quất trong những ngày đầu hình thành và phát triển (trong khi chưa có sự hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách tỉnh) là nền tảng rất quan trọng để thu hút đầu tư, đặc biệt phục vụ việc xây dựng và đi vào hoạt động thành công nhiều dự án lớn, trọng điểm và tiên phong của quốc gia như: Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Công nghiệp nặng Doosan, nhà máy đóng tàu Dung Quất...

KKT Dung Quất được Thủ tướng Chính phủ lựa chọn là 01 trong các KKT ven biển trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn NSNN giai đoạn 2013 - 2015 và 2016 - 2020 tại Công văn số 1231/TTg-KTTH ngày 17/8/2012, 2021/TTg-KTTH ngày 09/11/2015, cụ thể:

Giai đoạn 2013 - 2015: “Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, địa phương liên quan tiếp tục thực hiện việc hỗ trợ vốn từ NSTW đối với đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu kinh tế theo Quyết định 126/2009/QĐ-TTg ngày 26/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ theo hướng tập trung cho nhóm 5 khu kinh tế nêu tại điểm 2 trên đây ở mức tối thiểu 65% tổng nguồn hỗ trợ trong kế hoạch hàng năm và 3 năm 2013 - 2015”.

Kết quả: KKT Dung Quất được NSTW hỗ trợ trong giai đoạn này là

542,2 tỷ đồng (2013: 147,2 tỷ đồng, 2014: 150 tỷ đồng, 2015: 245 tỷ đồng). Giai đoạn 2016 - 2020: “Tập trung phân bổ ở mức tối thiểu bằng 70% tổng nguồn hỗ trợ đầu tư từ NSTW trong kế hoạch hàng năm và 5 năm 2016 - 2020 cho 08 nhóm KKT trọng điểm nêu trên. Trong đó:

- Giai đoạn 2016-2017: Tập trung đầu tư phát triển từ nguồn NSNN để cơ bản hoàn thành các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quan trọng của KKT nhằm đáp ứng yêu cầu của các dự án đầu tư động lực,

quy mô lớn đối với 05 nhóm KKT trọng điểm đã được lựa chọn trong giai đoạn 2013-2015.

- Giai đoạn 2018-2020: Tập trung đầu tư cho các KKT trọng điểm mới được bổ sung trong giai đoạn 2016-2020 gồm: các KKT Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên, KKT Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh và KKT Định An, tỉnh Trà Vinh”.

Kết quả: KKT Dung Quất được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn từ NSTW là 550,536 tỷ đồng.

Như vậy, tuy được tiếp tục lựa chọn là 01 trong các KKT ven biển trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển trong giai đoạn 2016 - 2020, tuy nhiên số vốn bố trí trong giai đoạn này là rất thấp, chỉ tương đương trong 03 năm giai đoạn 2013-2015; trong khi đó, tổng nguồn vốn ngân sách trung ương dự kiến cấp cho các khu kinh tế ven biển trong kế hoạch giai đoạn 2016-2020 là

9.090,61 tỷ đồng.

Ngoài nguồn vốn NSTW hỗ trợ ở trên, Ban Quản lý đã xây dựng và trình phê duyệt cơ chế tài chính đặc thù huy động việc hỗ trợ từ nguồn vốn NSTW để đầu tư Khu kinh tế Dung Quất trong những năm đầu xây dựng và phát triển, cụ thể:

Theo quyết định số 50/2005/QĐ-TTg ngày 11/03/2005 của Thủ tướng Chính phủ qui định: “Trong thời gian 15 năm đầu; kể từ khi quyết định này có hiệu lực thi hành, Ngân sách nhà nước cân đối hàng năm không thấp hơn toàn bộ nguồn thu Ngân sách trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất cho yêu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng quan trọng, phục vụ chung cho Khu kinh tế Dung Quất theo các chương trình mục tiêu”.

Trên cơ sở đó Bộ Tài chính có Thông tư số 119/2005/TT-BTC ngày 22/12/2005 và Thông tư số 33/2008/TT-BTC ngày 23/04/2008 hướng dẫn:

hiệu lực thi hành, vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước hàng năm để xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất không thấp hơn toàn bộ nguồn thu Ngân sách trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất được nộp vào kho bạc Nhà nước bao gồm số thu và thuế xuất - nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cao (trừ thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu) và các thu nhập hợp pháp khác”.

* Kết quả thực hiện

Trong năm 2009 - 2018 (sau khi có hướng dẫn của Thông tư 33/2008/TT-BTC) nguồn thu ngân sách trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất là rất lớn (2009-2018: 161.735 tỷ đồng, tương đương 16.173 tỷ đồng/năm) góp phần đưa tỉnh Quảng Ngãi từ một tỉnh có nguồn thu ngân sách thấp từ năm 2005 trở về trước trở thành một tỉnh có nguồn thu lớn của cả nước.

Mặc dù Thủ tướng có Quyết định và Bộ Tài chính cũng có Thông tư hướng dẫn, nhưng hiện nay các Bộ, ngành Trung ương không áp dụng cơ chế này cho Khu kinh tế Dung Quất, mà hàng năm chỉ căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách Trung ương để bố trí vốn và bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương để thực hiện; nhưng mức bố trí của ngân sách trung ương hàng năm rất ít, không ổn định, không đảm bảo yêu cầu đầu tư hạ tầng phục vụ thu hút đầu tư phát triển cũng như giải quyết những vấn đề bứt xúc về an sinh xã hội. Năm 2010, 2011 được bố trí từ nguồn vượt thu Nhà máy lọc dầu Dung Quất là 280 tỷ đồng để thực hiện các công trình hạ tầng trọng điểm.

Đối với ngân sách tỉnh

Trên cơ sở Quyết định số 396/QĐ-TTg Ngày 05/4/2007 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định, về việc chuyển giao Ban Quản lý KKT Dung Quất thuộc Thủ tướng Chính phủ về UBND tỉnh Quảng Ngãi quản lý; Ban Quản lý chủ động xây dựng và trình UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt các cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách tỉnh để đầu tư CSHT KKT Dung Quất, cụ thể:

Theo Quyết định số 3160/QĐ-UBND ngày 31/12/2007 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch phát triển nhanh, toàn diện, bền vững Khu kinh tế Dung Quất giai đoạn 2007-2010, định hướng đến 2020

“Áp dụng cơ chế sử dụng phần vượt dự toán hàng năm trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất: Phần thu vượt dự toán do HĐND tỉnh giao hàng năm trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất (phần điều tiết cho ngân sách cấp tỉnh), sau khi dành 50% để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương, 50% còn lại được bố trí cho Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất để thực hiện đầu tư cho các mục tiêu sau trên cơ sở danh mục được UBND tỉnh phê duyệt:

+ Thực hiện đền bù trước để tạo quỹ đất sạch nhằm thu hút các dự án có vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, tạo giá trị sản lượng công nghiệp cao hoặc các dự án có tính chất quan trọng và cấp thiết (vị trí đền bù phải đảm bảo theo quy hoạch được duyệt và danh mục dự án đầu tư được UBND tỉnh phê duyệt).

+ Hỗ trợ đầu tư để xây dựng đồng bộ và đi trước một bước các dự án xây dựng hạ tầng các khu dân cư trong Khu kinh tế Dung Quất.

+ Hỗ trợ đầu tư việc thuê tư vấn nước ngoài lập các quy hoạch chi tiết đô thị Vạn Tường và cảng Dung Quất.”

Thực hiện Quyết định trên, từ năm 2007 đến 2018, trong kế hoạch hàng năm, tỉnh Quảng Ngãi đã ưu tiên bố trí 1.725,837 tỷ đồng để triển khai thực hiện 24 dự án đầu tư hạ tầng quan trọng, cấp bách phục vụ yêu cầu thu hút đầu tư phát triển KKT Dung Quất và đáp ứng yêu cầu ổn định và nâng cao đời sống nhân dân trong vùng dự án như: bồi thường giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch hơn 200ha, xây dựng các khu dân cư phục vụ nhu cầu tái định cư hơn 60ha, các khu nghĩa địa tập trung; các tuyến đường trục trong và ngoài KCN VSIP, KCN phía Tây; các đồ án quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong KKT...; Đối với phần thu vượt dự toán do HĐND tỉnh giao hàng năm

trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất (phần điều tiết ngân sách tỉnh), tỉnh có bố trí vốn trở lại để đầu tư cơ sở hạ tầng KKT Dung Quất nhưng với số vốn còn thấp, không đạt 50% nguồn vượt thu (chỉ trong năm 2014, 2015 được bố trí từ nguồn vượt thu 1.233,5 tỷ đồng để thực hiện các công trình hạ tầng trọng điểm).

Việc phát hành trái phiếu công trình đối với các dự án hạ tầng quy mô lớn, có vai trò then chốt đối với sự phát triển khu kinh tế chưa được thực hiện do hành lang pháp lý chưa rõ ràng và chưa được thực hiện nhiều trong cả nước mặc khác, việc xác định lộ trình, nguồn vốn hoàn trả chưa rõ ràng nên tỉnh Quảng Ngãi chưa mạnh dạn thực hiện phương thức này.

Thu hút nguồn vốn hỗ trợ chính chức (ODA):

Đây là nguồn vốn có nhiều tiềm năng lớn được Thủ tướng Chính phủ cho phép KKT Dung Quất đưa vào danh mục kêu gọi đầu tư nhằm xây dựng các công trình hạ tầng vừa thiết yếu cho yêu cầu phát triển, vừa có khả năng thanh toán vốn vay này, như các công trình giao thông trong các khu đô thị, đường trục chính nối các khu chức năng, các công trình hạ tầng xã hội như trường dạy nghề, bệnh viện…; tuy nhiên, Ban Quản lý chưa tranh thủ kêu gọi nguồn vốn này. Chỉ thu hút được Dự án thiết bị đào tạo nghề đối với Trường dạy nghề Dung Quất (nay là Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Dung Quất) do Chính phủ Đan Mạch tài trợ với số vốn 3.850.000 USD, ngoài ra chưa thu hút được dự án nào nữa, kể cả công tác chuẩn bị danh mục dự án đầu tư để đăng ký cũng chưa được chú ý, đây là một thiếu sót cần khắc phục để khai thác có hiệu quả nguồn vốn này nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu trong KKT Dung Quất.

Thu hút vốn đầu tư theo hình thức PPP: tại KKT Dung Quất chưa có dự án phát triển kết cấu hạ tầng được triển khai theo hình thức PPP. Nguyên nhân do KKT Dung Quất vùng kinh tế đặc biệt khó khăn; trong những năm

đầu phát triển cơ sở hạ tầng yếu kém, việc thu hút đầu tư còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội của Tỉnh chưa phát triển; mặc dù Ban Quản lý và tỉnh Quảng Ngãi đã xây dựng danh mục dự án và tích cực xúc tiến, kêu gọi đầu tư nhưng bản thân các dự án còn nhiều rủi ro, tính khả thi không cao, đặc biệt là phương án thu hồi vốn đầu tư nên việc thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, Ban Quản lý đã chủ động, kêu gọi các Tập đoàn, Tổng công ty, các doanh nghiệp tư nhân với tổng vốn hơn 8.131 tỷ đồng để đầu tư các hạ tầng kỹ thuật, xã hội khác cơ bản đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển của KKT Dung Quất như: hệ thống cấp điện, bưu chính viễn thông, cấp nước, cảng biển và các công trình dịch vụ tiện ích khác.

Thu hút các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN: tại thời điểm ban đầu thành lập, việc kêu gọi nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN tại Quảng Ngãi là rất khó khăn (do các điều kiện cơ sở hạ tầng cơ bản yếu kém, kinh tế - xã hội còn thấp, các chính sách thu hút, ưu đãi, hỗ trợ nhà đầu tư chưa rõ ràng...). Trước những khó khăn đó, Ban Quản lý đã huy động nguồn lực thực hiện dự án Phân khu công nghiệp Sài Gòn - Dung Quất, diện tích 78 ha, thời gian thực hiện 2004 - 2006, với tổng mức 85 tỷ đồng (vốn NSTW: 41 tỷ đồng, vốn vay: 44 tỷ đồng), được đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật. Đây là tiền đề quan trọng để thu hút các nhà đầu tư có nhu cầu thuê đất có hạ tầng để sản xuất kinh doanh. Kết quả đã nhanh chóng lấp đầy diện tích đất cho thuê khoảng 70% tại thời điểm 2009, với 24 dự án đầu tư, tổng vốn thực hiện đầu tư 2.312 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc Phân khu công nghiệp do một đơn vị trực thuộc Ban Quản lý (hiện nay chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên thuộc UBND tỉnh) quản lý, khai thác và duy tu bảo dưỡng đã bộc lộ nhiều khuyết điểm: thu hút đầu tư không chuyên nghiệp, các dự án đầu tư đạt về mặt số lượng nhưng chất lượng

chưa cao, đóng góp cho nguồn thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm, tạo sự lan tỏa phát triển kinh tế - xã hội chưa cao, chưa đáp ứng được mục tiêu ban đầu (hiện nay một số doanh nghiệp phá sản, một số hoạt động cầm chừng); công tác duy tu, bảo dưỡng chưa đạt yêu cầu nên hạ tầng xuống cấp nhiều... trong khi đó bộ máy tổ chức lại cồng kềnh, không phát huy hiệu quả.

Xác định được những hạn chế trên, cần thiết phải đổi mới tư duy, phải có cơ chế ưu đãi, hỗ trợ đầu tư mạnh mẻ, đột phá để thu hút các nhà đầu tư chuyên nghiệp, có tiềm lực tài chính và nguồn khách hàng tiềm năng tại các nước cũng như các địa phương khác trên cả nước để đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN một cách đồng bộ, bài bản, chuyên nghiệp và thân thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế dung quất, tỉnh quảng ngãi (Trang 67 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)