Phương hướng chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế dung quất, tỉnh quảng ngãi (Trang 97 - 132)

Qua 22 năm xây dựng KKT Dung Quất, Ban Quản lý nhận thấy rằng kết quả đạt được vẫn là cơ bản, từ chỗ là những khu vực cát trắng sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp thì đến nay có nhiều nhà máy tầm cỡ quốc gia đã mọc lên, đời sống nhân dân vùng dự án từng bước được nâng cao, những tồn tại nêu trên có thể khắc phục được nếu có những cơ chế, chính sách phù hợp. Điều đó đã khẳng định tính đúng đắn của chủ trương hình thành khu kinh tế ven biển với không gian kinh tế riêng và những chính sách đặc thù.

Vì vậy, phương hướng phát triển KKT Dung Quất trong thời gian tới được tỉnh Quảng Ngãi xác định là: “Xây dựng Khu kinh tế Dung Quất thành trung tâm công nghiệp ven biển của khu vực miền Trung; Trung tâm lọc hoá dầu và năng lượng Quốc gia; cửa ngõ ra biển Đông; là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển của Tỉnh”; “Xây dựng Khu kinh tế Dung Quất phát triển tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, nhất là các ngành công nghiệp có quy mô lớn gắn với

cảng biển nước sâu Dung Quất” [54]

“Tiếp tục đầu tư phát KKT Dung Quất để giữ vững vai trò hạt nhân tăng trưởng của tỉnh Quảng Ngãi trên các lĩnh vực: tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động của tỉnh; tạo nền tảng vững chắc để đến năm 2020, Quảng Ngãi cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Phát huy vai trò cảng biển nước sâu trong thu hút đầu tư các dự án công nghiệp nặng, dự án

quy mô lớn… để sớm hình thành Trung tâm Lọc hoá dầu và Trung tâm Năng lượng Quốc gia tại KKT Dung Quất. Tiếp tục đầu tư phát triển các đô thị Vạn Tường và một số khu đô thị vệ tinh để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp. Phát triển KKT Dung Quất đảm bảo hiệu quả tổng hợp về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường. Đổi mới có hiệu quả mô hình quản lý, thực hiện tốt cơ chế phối hợp và cơ chế “Một cửa, tại chỗ” trong quản lý, gắn kết giữa quản lý một số lĩnh vực với quản lý hành chính lãnh thổ.” [54]

Nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015- 2020 đã đề ra phương hướng chung là “Sử dụng hiệu quả vốn nhà nước và huy động tổng hợp nguồn lực xã hội đầu tư hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất, các khu công nghiệp; từng bước xây dựng Khu Công nghiệp Phổ Phong; hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tốc độ phát triển Khu Công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi. Khẩn trương hoàn thành các khu tái định cư và giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch cho các dự án lớn trên địa bàn; tích cực thúc đẩy sớm hình thành trung tâm lọc hoá dầu và năng lượng Quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất.

Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, tăng tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm công nghiệp. Tích cực xúc tiến đầu tư, nhất là có giải pháp hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dự án; chú trọng dự án tạo giá trị gia tăng cao; phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản; công nghiệp phụ trợ; công nghiệp hoá dầu; các ngành công nghiệp giải quyết nhiều lao động. Kiên quyết từ chối các dự án có công nghệ lạc hậu, có nguy cơ ô nhiễm môi trường; xử lý dứt điểm

những dự án chậm đầu tư, kéo dài, kém hiệu quả”.

Về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, Nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015- 2020 cũng đã xác định:

thị là nhiệm vụ đột phá”; và Tỉnh uỷ cũng đã có quan điểm chỉ đạo rất cụ thể về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng:

“1. Thị trường giữ vai trò quan trọng trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất. Cần đổi mới mạnh mẽ tư duy và phương thức đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội từ sử dụng ngân sách sang chủ yếu khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư.

2. Nguồn lực nhà nước chỉ đầu tư các công trình, dự án có tác dụng lan toả lớn, thật sự cần thiết, cấp bách; các công trình xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư; hỗ trợ các công trình và hạng mục công trình cụ thể để khuyến khích thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

3. Quy hoạch, đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phải đồng bộ và hiện đại; gắn kết chặt chẽ với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành, lĩnh vực; phát huy hiệu quả của liên kết vùng.

4. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng là sự nghiệp của toàn dân; Nhà nước khuyến khích tổ chức, công dân đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; đa dạng hoá các hình thức đầu tư” [54]

Về đầu tư hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi cũng xác định: “Huy động nguồn lực xã hội, bố trí hợp lý ngân sách nhà nước để đầu tư hoàn thiện hạ tầng khu kinh tế và các khu công nghiệp của tỉnh. Có cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút các nhà đầu tư, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp; thay đổi phương thức đầu tư hạ tầng khu công nghiệp từ chủ yếu sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư sang khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và hình thức đối tác công tư;

Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư:

- Hoàn thành đưa vào sử dụng: đường Võ Văn Kiệt, đường nối Trung tâm phía Bắc và phía Nam đô thị Vạn Tường, đường Trì Bình - cảng Dung Quất, cầu Trà Bồng; khu tái định cư phục vụ dự án mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất; các hạ tầng khác tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh.

- Thực hiện đầu tư các tuyến đường trục vào Khu công nghiệp Dung Quất phía Đông, đường liên cảng Dung Quất 1, đường Dốc Sỏi – sân bay Chu Lai; đường nối KKT Dung Quất 1 và Dung Quất 2, đường Tịnh Phong - cảng Dung Quất 2 với quy mô hợp lý.

Huy động nguồn lực xã hội đầu tư: hạ tầng các khu công nghiệp trong Khu kinh tế Dung Quất; hạ tầng phục vụ dịch vụ logistics; các dự án cảng biển, kho bãi; các dự án xử lý nước thải, rác thải, xử lý môi trường, cấp nước cho khu kinh tế, khu công nghiệp...” [56]

3.1.2. Phương hướng cụ thể Hạ tầng giao thông:

Đường bộ: Ngân sách nhà nước ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng và hoàn thành các tuyến đường giao thông trục chính đối ngoại: đường Võ Văn Kiệt là dự án thành phần thuộc dự án Trà My - Trà Bồng - Bình Long - Dung Quất, sau khi hoàn thành sẽ trở thành Quốc lộ 24C thông suốt từ cảng Dung Quất 1 đến huyện Trà My (Quảng Nam), sẽ kết nối với Quốc lộ 1A, đường Trường Sơn Đông, tạo giao thông thông suốt theo trục dọc và trục ngang kết nối với các tỉnh Tây Nguyên; đường Trì Bình - cảng Dung Quất, kết nối tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Quốc lộ 1A đến cảng Dung Quất 1; đường Dốc Sỏi - sân bay Chu Lai: kết nối KKT Dung Quất đến Nhà ga sân bay Chu Lai ở phía Nam. Các trục đường giao thông đối nội: tuyến đường nối Trung tâm phía Bắc và phía Nam đô thị Vạn Tường; các tuyến đường trục vào Khu công nghiệp Dung Quất phía Đông, các tuyến đường trục vào Khu công

nghiệp Dung Quất phía Tây; đường nối KKT Dung Quất 1 và Dung Quất 2; các tuyến đường trục chính KCN Dung Quất 2.

Thu hút nguồn lực xã hội đầu tư các tuyến đường giao thông đối ngoại: Tuyến đường ven biển nối đô thị Vạn Tường đến Quốc lộ 24B, nối đô thị Vạn Tường và với tuyến đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh nhằm phát triển đô thị, dịch vụ, du lịch hướng biển; Tuyến đường trục nối ngã 3 đô thị Vạn Tường đến thành phố Quảng Ngãi, sẽ rút ngắn khoảng cách, thời gian lưu thông từ TP Quảng Ngãi đến đô thị Vạn Tường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối các hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, thương mại, tài chính của 02 KKT Dung Quất và TP Quảng Ngãi; Tuyến đường trục nối ngã 3 đô thị Vạn Tường đến Quốc lộ 1A: nối đô thị Vạn Tường với Quốc lộ 1A, Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và KCN VSIP Quảng Ngãi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối các hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, thương mại trong và ngoài KKT Dung Quất.

Đường thuỷ: Đầu tư hoàn thiện và đồng bộ hệ thống hạ tầng cảng Dung Quất 1 nhằm sớm hình thành tuyến container, đồng thời kết hợp với cảng hàng không quốc tế Chu Lai để phát triển trở thành Trung tâm logistics hạng II trên hành lang kinh tế đường 19 và duyên hải Nam Trung bộ đến năm 2020 với diện tích khoảng 20ha và đến năm 2030 với diện tích khoảng 30ha nhằm phục vụ vận chuyển hàng hoá thông qua cảng của Quảng Ngãi nói riêng và khu vực miền Trung Tây nguyên nói chung: Ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ đầu tư dự án Kè chắn cát cảng Dung Quất (giai đoạn 2), tuyến đường liên cảng Dung Quất 1; hỗ trợ các nhà đầu tư xây dựng hoàn thành bến cảng chuyên dùng dùng chung cho Khu kinh tế Dung Quất của Công ty TNHH MTV Hào Hưng; cảng chuyên dùng của dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất; thu hút đầu tư dự án cảng container quốc tế Dung Quất, với diện tích bãi hơn 40ha, chiều dài bến khoảng hơn 750m, độ sâu -

14m, đáp ứng tàu tổng hợp có tải trọng 80.000ĐWT, tàu container có sức chở 6.000TEU.

Hàng không: “Sân bay Chu Lai nằm trên địa phận tỉnh Quảng Nam nhưng giáp giới với KKT Dung Quất và cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 30km, phục vụ chính cho hành khách và hàng hoá của tỉnh Quảng Ngãi. Do đó, cần phối hợp với tỉnh Quảng Nam, Bộ Giao thông vận tải tập trung thu hút, hỗ trợ đầu tư hạ tầng nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không quốc tế Chu Lai nhằm tạo ra điểm trung chuyển trong từng giai đoạn và từng bước trở thành cảng hàng không quốc tế tiêu chuẩn 4F, với công suất thiết kế 5 triệu hành khách/năm và đến năm 2030 trở thành trung tâm vận chuyển hàng hoá quốc tế; và sẽ tăng cường và mở rộng mạng đường bay Quốc tế xuyên lục địa đến Chu Lai bên cạnh các tuyến hiện tại như Chu Lai - Hồng Kong, Chu Lai - Singapore, Chu Lai - Busan (Hàn Quốc)…”.

Hạ tầng các khu công nghiệp: Có cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút và hỗ trợ các nhà đầu tư đầu tư và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp; trong đó, tập trung hỗ trợ Công ty TNHH VSIP Quảng Ngãi triển khai hoàn thành dự án KCN giai đoạn 1A (183,07 ha) trong năm 2018 và giai đoạn 1B (432,18 ha) trong giai đoạn 2019 - 2025; Công ty Cổ phần Hoàng Thịnh Đạt sớm khởi công dự án khu Đô thị Công nghiệp giai đoạn 1 (319ha), trong đó giai đoạn 1A (166ha) trong giai đoạn 2018 - 2019 và giai đoạn 1B (153ha) trong giai đoạn 2019 - 2022; thu hút đầu tư vào KCN Dung Quất phía Đông và KCN nhẹ Bình Hoà, Bình Phước với quy mô khoảng 300 - 500ha.

Hạ tầng khu dân cư: Ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ đầu tư hạ tầng các khu dân cư (khoảng 60ha) phục vụ bồi thường GPMB di dời các hộ dân để tạo quỹ đất sạch để thu hút và tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án động lực, trọng điểm như: Nâng cấp, mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất; các dự án điện khí; Đầu tư mở rộng Khu liên hợp sản xuất gang

thép Hòa Phát Dung Quất; cảng tổng hợp container. Đối với các dự án đầu tư còn lại, đề nghị nhà đầu tư tự bỏ vốn để xây dựng các khu dân cư theo quy hoạch được duyệt phục vụ bồi thường, GPMB di dời các hộ dân trong vùng dự án hoặc thu hút các nhà đầu tư hạ tầng thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng các khu dân cư để bán lại cho các nhà đầu tư khác khi có nhu cầu và kinh doanh bất động sản (dự kiến khoảng 200 ha).

Hạ tầng điện: hỗ trợ Tập đoàn Dầu khí, ExxonMobil, Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tập đoàn Sembcorp để triển khai dự án Nhà máy điện khí Dung Quất gồm 03 tổ máy (Dung Quất 1, Dung Quất 2, Dung Quất 3), sử dụng khí Cá Voi Xanh với công suất mỗi tổ máy 750MW, dự kiến năm 2024 đưa vào vận hành 02 tổ máy và năm 2026 đưa vào vận hành tổ máy còn lại; đồng thời, dẫn một phần khí về Nhà máy lọc dầu Dung Quất để hình thành tổ hợp lọc hóa dầu và hệ thống kho chứa khí phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp và người dân trong KKT Dung Quất và tỉnh Quảng Ngãi.

Hạ tầng du lịch: Hỗ trợ Tập đoàn FLC nghiên cứu, triển khai dự án Quần thể du lịch nghỉ dưỡng và đô thị FLC Bình Châu - Lý Sơn (giai đoạn 1), quy mô 1.243,3ha, sẽ xây dựng Khu đô thị Vạn Tường trở thành khu đô thị kết hợp trung tâm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái biển đặc sắc tầm cỡ quốc tế với các dịch vụ cao cấp.

Về công nghiệp, hiện nay KKT Dung Quất đang triển khai 02 chương trình: thứ nhất, hỗ trợ Tập đoàn dầu khí Việt Nam sớm triển khai Nâng cấp, mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất (từ 6,5 lên 8,5 triệu tấn dầu thô/năm), với tổng mức đầu tư 1,82 tỷ USD, dự kiến hoàn thành trong năm 2021 và hình thành chuỗi các dự án sau hoá dầu. Thứ hai, hỗ trợ Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát triển khai dự án Khu liên hợp gang thép Hoà Phát Dung Quất, công suất 4 triệu tấn, với tổng vốn đầu tư 52.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong năm 2019 và tạo quỹ đất sạch để triển khai giai đoạn 2 trong giai đoạn sau

năm 2020, nâng tổng công suất lên 7 triệu tấn/năm, các dự án sản xuất kim loại và gia công thép.

3.1.3. Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2019 - 2025: 126.649 tỷ đồng

- Vốn ngân sách nhà nước: 7.396 tỷ đồng

Trong đó

+ Ngân sách Trung ương: 3.569 tỷ đồng + Ngân sách địa phương: 3.827 tỷ đồng - Vốn các thành phần kinh tế khác: 119.253 tỷ đồng

(chi tiết các biểu 3.1 kèm theo)

3.2. Hệ thống giải pháp quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi

3.2.1. Nhóm giải pháp về hệ thống thể chế chính sách

Nguồn ngân sách Trung ương:

Vốn hỗ trợ có mục tiêu Ngân sách Trung ương đầu tư hạ tầng KKT ven biển: việc lựa chọn các KKT ven biển trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn NSNN là một chính sách đúng đắn của Chính phủ, đã khắc phục tính đầu tư dàn trải, không trọng điểm, không hiệu quả; do đó, cần tiếp tục thực hiện chính sách này trong giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn tiếp theo, để đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng, góp phần thu hút đầu tư phát triển mạnh hơn nữa đối với các khu kinh tế ven biển trọng điểm, làm đòn bẩy và động lực để tiếp tục phát triển các KKT khác, góp phần thành công chiến lược phát triển kinh tế biển mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Trong đó, KKT Dung Quất, với lực lượng sản xuất tại chỗ với tổng vốn đầu tư hơn 10 tỷ USD, vốn thực hiện hơn 05 tỷ USD, (dự kiến đến năm 2020 sẽ thực hiện khoảng 07 tỷ USD) đang phát huy vai trò lan toả để phát triển cả về quy mô và chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế dung quất, tỉnh quảng ngãi (Trang 97 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)