Qua quá trình nghiên cứu tình hình quản lý đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách nhà nƣớc do huyện quản lý, có thể chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến những bất cập còn tồn tại nhƣ sau:
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
Một là, Do huyện Lƣơng Tài là một huyện nằm xa nhất của tỉnh Bắc
Ninh, kinh tế chủ yếu là phát triển Nông nghiệp và thủy sản, công nghiệp chƣa phát triển. Từ việc thu hồi đất kéo theo cơ cấu lao động thay đổi, hạ tầng kỹ thuật phục vụ dân sinh bị phá vỡ dẫn đến nhu cầu đầu tƣ là rất lớn. Mặt khác do suy thoái kinh tế nên nguồn thu ngân sách huyện giảm, dẫn đến nguồn vốn cân đối cho đầu tƣ giảm, từ đó dự án vẫn phải thực hiện và nợ xây dựng cơ bản kéo dài.
Việc giải quyết các các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tƣ xây dựng cơ bản tại các Sở ngành của tỉnh thƣờng chậm trễ, không đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế công việc của huyện (đặc biệt các dự án liên quan đến công tác thu hồi đất, các dự án chƣa nằm trong quy hoạch xây dựng, hoặc khi có sự điều chỉnh dự án mà thẩm quyền thẩm định và duyệt điều chỉnh không phải của huyện, theo quy định của Nhà nƣớc thuộc thẩm quyền của tỉnh).
Hai là, Phân cấp quản lý vốn đầu tƣ của tỉnh cho huyện còn thấp không
đủ để thực hiện các dự án dân sinh bức xúc, nên không có khả năng thực hiện các dự án mang tính đột phát thúc đẩy phát triển kinh tế.
Ba là, Do sự biến động của giá cả thị trƣờng nên dẫn đến chi phí đầu
vào của dự án tăng, giá trị điều chỉnh vƣợt ra khỏi dự kiến của chủ đầu tƣ nên việc cân đối nguồn vốn bổ sung là rất khó khăn.
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất: Cơ chế quản lý: Huyện quản lý đầu tƣ toàn bộ, không phân
cấp cho các xã, thị trấn dẫn đến mất tính chủ động của các xã, thị trấn. Cơ chế quản lý vốn đầu tƣ chƣa phù hợp, thiếu tính linh hoạt, sử dụng vốn ngân sách cho đầu tƣ là chủ yếu, không có cơ chế cụ thể huy động đƣợc các nguồn vốn bên ngoài vào đầu tƣ cung cấp dịch vụ công. Chƣa xây dựng cơ chế điều tiết tiền thu từ đấu giá và cấp quyền sử dụng đất cho các xã, thị trấn, nên nguồn thu từ đất cho đầu tƣ còn hạn chế do các xã, thị trấn không đƣợc hƣởng lợi.
Chƣa có cơ chế riêng để đào tạo nghề cho địa phƣơng bị thu hồi đất nông nghiệp nên quá trình giải phóng mặt bằng gặp khó khăn.
Thứ hai: Nhận thức của cán bộ lãnh đạo, cán bộ làm chuyên môn tham
gia công tác quản lý vốn còn hạn chế, chƣa có cái nhìn tổng thể, bao quát toàn bộ bức tranh đầu tƣ trên địa bàn huyện.
Thứ ba: Các cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch sử dụng vốn
đầu tƣ XDCB chƣa quan tâm đúng mức tới kế hoạch trung và dài hạn, chƣa quán triệt đầy đủ tầm quan trọng của các loại kế hoạch này, đặc biệt là kế hoạch 5 năm là cơ sở pháp lý, là căn cứ để xây dựng kế hoạch hàng năm. Ðiều đó thể hiện năng lực, tầm nhìn của nhà quản lý trong chỉ đạo điều hành thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Hệ quả tất yếu của hạn chế trên đó là nhiệm vụ, công trình đột xuất phải triển khai trong năm chiếm tỷ trọng lớn.
Thứ tư: Vấn đề kỷ luật hành chính trong thực thi các chỉ tiêu kế hoạch
huyện giao chƣa đƣợc coi trọng, trách nhiệm tập thể, cá nhân của các ngành và chủ đầu tƣ trong việc không hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao chƣa đƣợc xem xét thỏa đáng; công tác thi đua khen thƣởng còn nặng về hình thức, không đi kèm với xử lý, kỷ luật và chƣa thực sự là động lực thi đua của các ngành. Điều đó đã hạn chế tính pháp lệnh của chỉ tiêu kế hoạch nhà nƣớc, tạo tâm lý cho các ngành và chủ đầu tƣ việc dễ thì làm, việc khó bỏ đấy, khi có vấn đề nổi cộm thì là trách nhiệm chung phải giải quyết thì mới vào cuộc, điều này thực sự gây tốn kém ngân sách Nhà nƣớc.
Thứ năm, Năng lực chuyên môn của đơn vị tƣ vấn thiết kế, lập dự án,
tƣ vấn thẩm tra, các nhà thầu tham gia thi công và của phòng chuyên môn thẩm định dự án còn chƣa cao: Nếu năng lực tốt thì trƣớc hết sẽ không mất nhiều thời gian cho việc điều chỉnh dự án nhiều lần trong quá trình thi công xây dựng công trình, làm chậm tiến độ xây dựng, tiến độ giải ngân vốn đầu tƣ công trình.
Thứ sáu, Công tác đào tạo, tập huấn chuyên môn cho các cán bộ làm công tác quản lý dự án, quản lý vốn đầu tƣ chƣa kịp thời.
Tóm lại: Nhƣ vậy phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ từ
NSNN cho các công trình XDCB của UBND huyện Lƣơng Tài giai đoạn 2015-2019 trên đây đã cho thấy công tác quản lý sử dụng vốn của huyện Lƣơng Tài còn nhiều hạn chế. Những hạn chế này có thể do yếu tố khách quan hoặc yếu tố chủ quan của chính quyền huyện nhƣng hệ quả là đã ảnh hƣởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ XDCB nguồn NSNN giai đoạn 2015-2019 của huyện, từ đó làm ảnh hƣởng không tốt tới quá trình phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phƣơng và nhiều hệ lụy xã hội khác. Để khắc phục đƣợc những hạn chế trên, phát huy những việc đã làm đƣợc trong giai đoạn 2015 - 2020, cần phải có một hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực này.
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN LƢƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH