Hệ thống pháp lý phải đủ mạnh, rõ ràng, tập trung, dễ hiểu, đảm bảo cho các cấp quyền chủ động, độc lập trong việc quyết định đầu tƣ trên cơ sở kế hoạch và chiến lƣợc dài hạn đã đƣợc Chính phủ và các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong một khoảng thời gian ngắn không nên ban hành quá nhiều Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn, tránh trƣờng hợp văn bản trƣớc chƣa kịp thực hiện lại có văn bản mới thay thế, bổ sung. Trong trƣờng hợp cần thiết thì phải chuẩn bị các văn bản dƣới Luật cùng một lúc với Luật để triển khai thực hiện kịp thời, bổ sung các nội dung thay đổi mới cho phù hợp với tình hình thực tế, sau đó phổ biến để quán triệt các chính sách chế độ đầu tƣ đến các cấp, cán bộ lãnh đạo và chuyên viên; nhất là những ngƣời làm chức năng, nhiệm vụ quản lý đầu tƣ và tránh tình trạng Luật chờ Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn.. Giảm bớt thủ tục hành chính để tạo điều kiện thông thoáng thực hiện các dự án đầu tƣ, cắt bớt những thủ tục rƣờm rà làm chậm tiến độ triển khai dự án.
Ðẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra từ bên ngoài (Thanh tra tài chính, xây dựng, thanh tra nhà nƣớc, kiểm toán...) và đƣa công tác này
thực sự trở thành một công cụ đắc lực của huyện trong công tác quản lý vốn đầu tƣ. Muốn vậy cần gia tăng quyền hạn đi đôi với việc kiện toàn lại tổ chức của các cơ quan này cả về số lƣợng và chất lƣợng; bố trí những cán bộ có trình độ, phẩm chất, có chế độ khen thƣởng kịp thời; công tác này phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên theo kế hoạch.
Tránh trƣờng hợp công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán một năm có quá nhiều đơn vị “ đƣợc” nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra (nhƣ: thanh tra Nhà nƣớc, kiểm toán, kiểm tra Ðảng, thanh tra xây dựng, tài chính, công an,...), việc làm này tốn kém rất nhiều thời gian và tiền của cho cả hai bên. Vì vậy các cấp có thẩm quyền phải phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra cho các đơn vị cấp dƣới; mỗi năm một đơn vị tối đa không quá hai đoàn làm việc (trừ trƣờng hợp đặc biệt hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật).