Nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2020-2025

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các dự dán đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 82)

Những nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho huyện giai đoạn 2020-2025 nhƣ sau:

a. Nhiệm vụ trọng tâm

Một là: Tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông

thôn mới; quan tâm đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội, tạo nguồn lực để tái đầu tƣ phát triển và nâng cao đời sống của nhân dân. Phát triển kinh tế theo đúng định hƣớng đề ra.

Hai là: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chƣơng trình, đề án phát triển

kinh tế, xã hội đã đƣợc phê duyệt. Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc trên một số lĩnh vực, đặc biệt là quản lý và thực hiện có hiệu quả các đề án quy hoạch, đầu tƣ công, quản lý đất đai, trật tự xây dựng, bảo vệ môi trƣờng.

Ba là: Chú trọng bảo tồn, giữ gìn, phát huy, phát triển văn hoá, đặc biệt

là những giá trị văn hoá truyền thống; khai thác mọi nguồn lực, tạo chuyển biến mạnh mẽ về xây dựng văn hóa và con ngƣời Lƣơng Tài phát triển toàn diện. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh trong giai đoạn mới. Phát huy và mở rộng dân chủ; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cƣ", trọng tâm là xây dựng nếp sống văn hoá trong việc cƣới, việc tang, mừng thọ, lễ hội và cuộc vận động "Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới".

Bốn là: Tăng cƣờng củng cố quốc phòng, quân sự địa phƣơng và công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; nâng cao nhận thức, hiểu biết và chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội, xây dựng xã hội lành mạnh, phát triển.

b. Các khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội

Một là: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, bảo đảm tính công

khai, minh bạch, nâng cao chất lƣợng dịch vụ hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ, phẩm chất, năng lực công tác, ý thức trách nhiệm và tâm huyết với nhiệm vụ đƣợc giao. Đẩy mạnh xã hội hoá một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác nhằm giảm biên chế hành chính và tiết kiệm ngân sách Nhà nƣớc.

Hai là: Tập trung đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo hƣớng

đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là xây dựng hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng xây dựng nông thôn mới, cung cấp nƣớc sạch, xử lý ô nhiễm môi trƣờng.

Ba là: Bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống, lấy văn hoá làm động

lực, nền tảng tinh thần để phát triển bền vững kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; xây dựng con ngƣời Lƣơng Tài phát triển toàn diện.

c. Các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội

Các chỉ tiêu chủ yếu cần phấn đấu trong phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của huyện Lƣơng Tài là:

- Tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 8%.

Trong đó:

+ Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đạt 12%. + Thƣơng mại, dịch vụ, du lịch đạt 8,6%.

- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển hƣớng công nghiệp - thƣơng mại dịch vụ - nông nghiệp; đến năm 2020, cơ cấu kinh tế nhƣ sau:

+ Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 38%. + Thƣơng mại, dịch vụ, du lịch chiếm 40,9%.

+ Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 21,1%.

- Thu nhập bình quân/ngƣời đạt 50,4 triệu đồng/ngƣời/năm.

- Tỷ lệ các xã đạt chuẩn nông thôn mới 100% (13 xã); xây dựng thị trấn Thứa trở thành đô thị là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế thƣơng mại, văn hóa, thể dục thể thao của Huyện; Huyện đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó phấn đấu đạt một số chỉ tiêu: có 89% gia đình; 88% thôn, làng; 90% cơ quan, đơn vị đƣợc công nhận và giữ danh hiệu văn hóa. 100% các thôn có nhà văn hóa. 100% xã, thị trấn có sân chơi thể thao và đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 28% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao; 45% dân số tham gia luyện tập TDTT thƣờng xuyên; 100% số dân nghe đƣợc đài 04 cấp.

- Phấn đấu có 95% số thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ trung học phổ thông. Nâng cao chất lƣợng phổ cập giáo dục bậc mầm non và trung học; đến năm 2025 có 80% số trƣờng mầm non, tiểu học, THCS công lập đạt chuẩn quốc gia; trong đó hoàn thành xây dựng Trƣờng mầm non Thị trấn Thứa và Trƣờng Mầm non Hoa Sen là trƣờng chất lƣợng cao.

- Duy trì 100% số xã, thị trấn đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; nâng cao chất lƣợng công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Tỷ xuất sinh thô hàng năm giảm 0,2‰; tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng dƣới 8,0%; tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản dƣới 1/10.000 trẻ đẻ sống. Phấn đấu tỷ lệ bác sỹ đạt 5 ngƣời/10.000 dân; số giƣờng bệnh đạt 12,5 giƣờng/10.000 dân. Tỷ lệ ngƣời dân tham gia BHYT đạt 85% vào cuối năm 2025.

- Trong 5 năm, đào tạo nghề cho 20.500 lao động; đến cuối năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65,5%. Giải quyết việc làm cho 13.500 lao động,

trong đó có 1.300 lao động đi làm việc tại nƣớc ngoài. Tỷ lệ lao động có việc làm đạt 98,5% vào cuối năm 2025.

- Giảm 588 hộ nghèo theo tiêu chí giai đoạn 2020 - 2025, đƣa tỷ lệ hộ nghèo toàn Huyện xuống còn từ 0,1% - 0,3% vào cuối năm 2025.

- Quốc phòng vững mạnh; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo; trên địa bàn không để tồn tại các ổ, nhóm tội phạm và các tụ điểm phức tạp về an ninh chính trị, tệ nạn xã hội.

3.1.3. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước của huyện Lương Tài, giai đoạn 2020-2025

Trƣớc thực trạng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện còn thấp kém, đồng thời trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập quốc tế ngày sâu và rộng, do vậy nhu cầu đầu tƣ công là hết sức cần thiết và là tiền đề để phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế. Nhu cầu vốn đầu tƣ cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lƣơng Tài trong giai đoạn 2020 -2025 đƣợc hoạch định nhƣ sau:

Trong tổng vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách chỉ chiếm khoảng 70,3%. Phần vốn này chiếm tỷ trọng lớn do cơ sở hạ tầng của huyện còn quá thấp kém, rất nhiều lĩnh vực đầu tƣ khó thu hồi vốn nên không thể kêu gọi đầu tƣ từ nguồn vốn khác. Với tổng số vốn này sẽ tác động trực tiếp đến việc định hƣớng đột phá, tạo môi trƣờng, điều kiện để thực hiện CNH - HĐH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trong huyện. Nhu cầu vốn đầu tƣ XDCB từ ngân sách huyện giai đoạn 2020-2025 đƣợc xây dựng dựa trên tình hình sử dụng vốn của giai đoạn 2020 - 2025 và nhu cầu đầu tƣ cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội của huyện Lƣơng Tài, tổng số vốn 5 năm tới từ ngân sách huyện cần khoảng 2.100 tỷ đồng.

Bảng 3.1 Dự kiến nhu vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản của huyện Lƣơng Tài giai đoạn 2020-2025

STT Nội dung

Nhu cầu vốn đầu tƣ (triệu đồng)

Tổng số Trong đó: Vốn ngân sách nhà nƣớc Vốn doanh nghiệp Vốn nhân dân đóng góp 1 Giai đoạn 2015-2019 1.253.296 1.012.864 195.000 45.432 2 Giai đoạn 2020-2025 2.318.000 1.800.000 450.000 68.000 Tỷ lệ tăng % 185% 178% 231% 150%

Nguồn: Phòng Tài chính kế hoạch huyện Lương Tài

3.1.4. Định hướng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Lương Tài giai đoạn 2020-2025.

Phấn đấu giá trị XDCB giai đoạn 2020 - 2025 đạt 9.272 tỷ đồng, riêng năm 2020 đạt 1.932,991 tỷ đồng. Kế hoạch vốn chuẩn bị khởi công là 2.318 tỷ đồng. Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về dự án đầu tƣ, về trật tự xây dựng, cấp phép xây dựng theo luật xây dựng năm 2014 và các văn bản khác có liên quan, quản lý chất lƣợng công trình, quản lý chi phí theo phân cấp của Tỉnh. Chỉ đạo tiếp tục thực hiện các dự án chuyển tiếp năm 2019 và các dự án trọng điểm năm 2020 và các năm tiếp theo. Nhất là các dự án chào mừng đại hội Đảng các cấp, phối hợp lập quy hoạch phân khu sông Thứa, khu trung tâm hành chính và triển khai dự án do các cơ quan tỉnh đầu tƣ trên địa bàn huyện, rà soát quy hoạch xây dựng chung xây dựng NTM của các xã để điều chỉnh cho phù hợp.

Đối với chi đầu tƣ phát triển: Thực hiện tốt các Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ số 07/CT-TTg ngày 30/4/2015 về tăng cƣờng các biện pháp xử lý nợ đọng XDCB nguồn vốn công; số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 về tăng cƣờng quản lý đầu tƣ và xử lý nợ đọng XDCB từ nguồn vốn NSNN và trái phiếu Chính phủ; số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 về những giải pháp chủ yếu

khắc phục tình trạng nợ đọng XDCB tại các địa phƣơng. Đảm bảo dành 25% nguồn vốn XDCB tập trung chi cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Thực hiện nghiêm túc việc đảm bảo 35% vốn đầu tƣ với các công trình khởi công mới.

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc tựi huyện Lƣơng Tài, tỉnh Bắc Ninh bản từ ngân sách nhà nƣớc tựi huyện Lƣơng Tài, tỉnh Bắc Ninh

Căn cứ phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của huyện cũng nhƣ nhu cầu vốn đầu tƣ cho XDCB, nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ XDCB từ NSNN do huyện Lƣơng Tài quản lý, luận văn đề xuất nội dung hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách cấp huyện giai đoạn 2020-2025 nhƣ sau:

3.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý đầu tý xây dựng cơ bản

3.2.1.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý

(1) Xây dựng bộ máy quản lý phải gọn nhẹ, phân cấp, phân quyền cụ thể, phân rõ trách nhiệm đến đến từng cán bộ, chuyên viên.

- Giảm bớt cán bộ hợp đồng ngắn hạn tham gia vào các ban quản lý dự án. - Phân rõ trách nhiệm từng vị trí làm việc: Trƣởng ban, phó ban, tổ trƣởng, cán bộ trực tiếp phụ trách dự án, kế toán thanh toán.

(2) Giao nhiệm cụ thể cho từng phòng ban chuyên môn, các chủ đầu tƣ, các đơn vị để khép kín vòng đời của dự án (từ khâu chuẩn bị đầu tƣ đến vận hành, khai thác sử dụng):

- Phòng Tài chính - Kế hoạch chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tƣ và cân đối nguồn vốn đầu tƣ.

- Phòng Quản lý đô thị chịu trách nhiệm về qui mô, kết cấu công trình. - Phòng Tài nguyên môi trƣờng chịu trách nhiệm về tính khả thi thu hồi đất. - Các phòng ban phụ trách chuyên ngành riêng: chịu trách nhiệm về tính phù hợp của dự án (Giáo dục, Văn hoá, Y tế, Kinh tế..).

- Các ban quản lý và các chủ đầu tƣ chịu trách nhiệm thực hiện dự án theo đúng thiết kế đƣợc duyệt.

(3) Quy định rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức khi để xẩy ra sai sót tại khâu mà cá nhân, tổ chức phụ trách.

3.2.1.2. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý công trình đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

- Biên chế những cán bộ có phẩm chất, năng lực và có chuyên môn phù hợp làm công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng. Tại mỗi cơ quan phải có quy trình, quy chế làm việc và quy định cụ thể trách nhiệm của từng ngƣời.

- Hàng năm tổ chức cho cán bộ làm công tác quản lý, kiểm tra tham gia các lớp tập huấn về đầu tƣ xây dựng, quản lý vốn đầu tƣ, coi trọng công tác quản lý dự án đầu tƣ là một nghề; Chƣơng trình đào tạo cần phân chia ra nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau để cán bộ, chuyên viên hoạt động ở lĩnh vực nào thì đƣợc đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực đó.

- Song song với việc đào tạo nguồn nhân lực cho công tác quản lý cũng cần phải trang bị thiết bị để thực hiện công tác tin học hóa trong lĩnh vực quản lý vốn đầu tƣ.

3.2.1.3. Nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản

Nhƣ chúng ta đã biết, nhân lực là yếu tố rất quan trọng trong tất cả các hoạt động của xã hội. Trong lĩnh vực XDCB, nhân lực không chỉ phải giỏi nghiệp vụ chuyên môn mà tinh thần trách nhiệm phải cao và có đạo đức nghề nghiệp thì mới tạo nên những công trình tốt, có hiệu quả. Làm trong lĩnh vực quản lý XDCB có rất nhiều tình huống có thể dẫn đến tham nhũng, rút ruột công trình. Bởi vậy, đội ngũ quản lý đầu tƣ XDCB phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, rèn luyện đạo đức không vì mục đích tƣ lợi cá nhân mà làm tổn thất, lãng phí cho NSNN. Ðể làm đƣợc điều này, ngoài ý thức tự giác của mỗi cá nhân thì cần có sự phân định rõ trách nhiệm của các bên liên quan:

(1) Các cơ quan có thẩm quyền của huyện tuyên truyền phổ biến Luật Xây dựng, Luật Đầu tƣ, Luật Phòng chống tham nhũng, các văn bản quy

phạm pháp luật về chất lƣợng công trình xây dựng đến các cơ quan, đơn vị, các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện nhằm tạo ra sự thống nhất, đồng bộ và nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với các tổ chức cá nhân liên quan đến chất lƣợng công trình xây dựng.

(2) Các chủ đầu tƣ phải chịu trách nhiệm tổ chức quản lý toàn diện chất lƣợng công trình xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đủ công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm chất lƣợng, hiệu quả và tuân thủ các quy định của pháp luật.

(3) Ðối với các tổ chức tƣ vấn giám sát thi công xây dựng công trình thực hiện công việc giám sát theo đúng hợp đồng đã ký kết, đảm bảo duy trì hoạt động giám sát một cách có hệ thống, thƣờng xuyên liên tục trong quá trình thi công xây lắp, từ khi khởi công đến khi nghiệm thu, bàn giao đƣa công trình vào khai thác, sử dụng. Không đƣợc thông đồng với nhà thầu thi công xây dựng, với chủ đầu tƣ xây dựng hoặc có các hành vi vi phạm khác làm sai lệch kết quả giám sát, ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình và hiệu quả đầu tƣ.

(3) Các nhà thầu thi công phải tuân thủ theo thiết kế đƣợc duyệt, tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật về thi công và nghiệm thu. Không đƣợc bớt xén vật tƣ, mua vật tƣ sai quy cách để thi công công trình.

Ngoài ra, để nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân trong quản lý đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN thì cần có quy định xử phạt bằng vật chất (biện pháp kinh tế) đối với những cá nhân làm sai quy định về quản lý vốn đầu tƣ XDCB.

3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quy hoạch xây dựng, qui hoạch phát triển ngành

Công tác quy hoạch là khâu quan trọng nhất, những nhà quản lý, lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các dự dán đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)