3.2.1.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý
(1) Xây dựng bộ máy quản lý phải gọn nhẹ, phân cấp, phân quyền cụ thể, phân rõ trách nhiệm đến đến từng cán bộ, chuyên viên.
- Giảm bớt cán bộ hợp đồng ngắn hạn tham gia vào các ban quản lý dự án. - Phân rõ trách nhiệm từng vị trí làm việc: Trƣởng ban, phó ban, tổ trƣởng, cán bộ trực tiếp phụ trách dự án, kế toán thanh toán.
(2) Giao nhiệm cụ thể cho từng phòng ban chuyên môn, các chủ đầu tƣ, các đơn vị để khép kín vòng đời của dự án (từ khâu chuẩn bị đầu tƣ đến vận hành, khai thác sử dụng):
- Phòng Tài chính - Kế hoạch chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tƣ và cân đối nguồn vốn đầu tƣ.
- Phòng Quản lý đô thị chịu trách nhiệm về qui mô, kết cấu công trình. - Phòng Tài nguyên môi trƣờng chịu trách nhiệm về tính khả thi thu hồi đất. - Các phòng ban phụ trách chuyên ngành riêng: chịu trách nhiệm về tính phù hợp của dự án (Giáo dục, Văn hoá, Y tế, Kinh tế..).
- Các ban quản lý và các chủ đầu tƣ chịu trách nhiệm thực hiện dự án theo đúng thiết kế đƣợc duyệt.
(3) Quy định rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức khi để xẩy ra sai sót tại khâu mà cá nhân, tổ chức phụ trách.
3.2.1.2. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý công trình đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
- Biên chế những cán bộ có phẩm chất, năng lực và có chuyên môn phù hợp làm công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng. Tại mỗi cơ quan phải có quy trình, quy chế làm việc và quy định cụ thể trách nhiệm của từng ngƣời.
- Hàng năm tổ chức cho cán bộ làm công tác quản lý, kiểm tra tham gia các lớp tập huấn về đầu tƣ xây dựng, quản lý vốn đầu tƣ, coi trọng công tác quản lý dự án đầu tƣ là một nghề; Chƣơng trình đào tạo cần phân chia ra nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau để cán bộ, chuyên viên hoạt động ở lĩnh vực nào thì đƣợc đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực đó.
- Song song với việc đào tạo nguồn nhân lực cho công tác quản lý cũng cần phải trang bị thiết bị để thực hiện công tác tin học hóa trong lĩnh vực quản lý vốn đầu tƣ.
3.2.1.3. Nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
Nhƣ chúng ta đã biết, nhân lực là yếu tố rất quan trọng trong tất cả các hoạt động của xã hội. Trong lĩnh vực XDCB, nhân lực không chỉ phải giỏi nghiệp vụ chuyên môn mà tinh thần trách nhiệm phải cao và có đạo đức nghề nghiệp thì mới tạo nên những công trình tốt, có hiệu quả. Làm trong lĩnh vực quản lý XDCB có rất nhiều tình huống có thể dẫn đến tham nhũng, rút ruột công trình. Bởi vậy, đội ngũ quản lý đầu tƣ XDCB phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, rèn luyện đạo đức không vì mục đích tƣ lợi cá nhân mà làm tổn thất, lãng phí cho NSNN. Ðể làm đƣợc điều này, ngoài ý thức tự giác của mỗi cá nhân thì cần có sự phân định rõ trách nhiệm của các bên liên quan:
(1) Các cơ quan có thẩm quyền của huyện tuyên truyền phổ biến Luật Xây dựng, Luật Đầu tƣ, Luật Phòng chống tham nhũng, các văn bản quy
phạm pháp luật về chất lƣợng công trình xây dựng đến các cơ quan, đơn vị, các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện nhằm tạo ra sự thống nhất, đồng bộ và nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với các tổ chức cá nhân liên quan đến chất lƣợng công trình xây dựng.
(2) Các chủ đầu tƣ phải chịu trách nhiệm tổ chức quản lý toàn diện chất lƣợng công trình xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đủ công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm chất lƣợng, hiệu quả và tuân thủ các quy định của pháp luật.
(3) Ðối với các tổ chức tƣ vấn giám sát thi công xây dựng công trình thực hiện công việc giám sát theo đúng hợp đồng đã ký kết, đảm bảo duy trì hoạt động giám sát một cách có hệ thống, thƣờng xuyên liên tục trong quá trình thi công xây lắp, từ khi khởi công đến khi nghiệm thu, bàn giao đƣa công trình vào khai thác, sử dụng. Không đƣợc thông đồng với nhà thầu thi công xây dựng, với chủ đầu tƣ xây dựng hoặc có các hành vi vi phạm khác làm sai lệch kết quả giám sát, ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình và hiệu quả đầu tƣ.
(3) Các nhà thầu thi công phải tuân thủ theo thiết kế đƣợc duyệt, tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật về thi công và nghiệm thu. Không đƣợc bớt xén vật tƣ, mua vật tƣ sai quy cách để thi công công trình.
Ngoài ra, để nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân trong quản lý đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN thì cần có quy định xử phạt bằng vật chất (biện pháp kinh tế) đối với những cá nhân làm sai quy định về quản lý vốn đầu tƣ XDCB.
3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quy hoạch xây dựng, qui hoạch phát triển ngành
Công tác quy hoạch là khâu quan trọng nhất, những nhà quản lý, lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lƣợc, lâu dài phù hợp với định hƣớng phát triển
kinh tế - xã hội; đồng thời quy hoạch phải đồng bộ với đầu tƣ, từ đó hạn chế tối đa thất thoát, lãng phí trong đầu tƣ xây dựng. Cụ thể là:
(1) Hệ thống quy hoạch phải đi trƣớc một bƣớc và phải nghiên cứu để xây dựng, thẩm định, phê duyệt chặt chẽ trên cơ sở phát huy tiềm năng của các ngành, vùng. Từ đó, xây dựng các đề án phát triển vùng kinh tế, khu công nghiệp, dân cƣ...Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, trƣớc hết ở các vùng trọng điểm. Từ đó, sẽ cãn cứ xác định các dự án cần đầu tƣ và lộ trình thực hiện. Mỗi quy hoạch phải tính tới sự đồng bộ giữa các bƣớc: đầu tƣ mới, vận hành, bảo dƣỡng, duy tu sau đầu tƣ.
(2) Quy hoạch phải đảm bảo phát triển nhanh và bền vững các vùng, ngành trọng điểm để khai thác tốt tiềm năng; tạo bƣớc đột phá trong kinh tế. Đồng thời các khu vực khó khăn sẽ từng bƣớc hỗ trợ bằng vốn của NSNN. Quy hoạch phát triển ngành cần chú trọng đến hƣớng xuất khẩu; nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Tập trung hỗ trợ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sự phát triển của các doanh nghiệp và của các nhà đầu tƣ.
(3) Khẩn trƣơng hoàn thành các quy hoạch của huyện. Mỗi quy hoạch phê duyệt phải đảm bảo đƣợc tính ổn định; có tầm nhìn lâu dài; có đầy đủ luận cứ phù hợp với thực tế và phải công khai hóa để nhân dân biết và thực hiện, làm cơ sở cho các nhà nhà đầu tƣ tham gia.
(4) Quy hoạch phải lƣờng trƣớc mọi vấn đề bất khả kháng có thể xảy ra, để từ đó có các biện pháp nhằm hạn chế và khắc phục các tổn thất (nếu có); từ đó hạn chế tối đa và điều chỉnh kịp thời các dự án nằm trong vùng quy hoạch bị treo.
3.2.3. Giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện
(1) Phân cấp quản lý vốn đầu tƣ cho các xã thị trấn theo hƣớng tạo tính chủ động cho đơn vị ngân sách cấp 4, để thực hiện các dự án duy tu, sửa chữa
(2) Xây dựng cơ chế thu hút vốn đầu tƣ ngoài ngân sách nhà nƣớc theo hình thức đối tác công tƣ (Chỉ thị 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015) vào đầu tƣ cung cấp dịch vụ công cho xã hội, đồng thời giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nƣớc:
- Cơ chế ƣu tiên cho các nhà đầu tƣ tự lựa chọn địa điểm theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng.
- Hỗ trợ thuế thu nhập, thuế thuê đất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tƣ tham gia vào công tác đầu tƣ công (hợp tác công tư).
(3) Xây dựng qui chế điều tiết nguồn thu từ đấu giá đất cho UBND các xã, thị trấn, từ đó các xã thị trấn có nguồn thu và động lực để thực hiện công tác GPMB cho đất đấu giá ( cơ chế dự kiến huyện 60%, xã 40%).
(4) Xây dựng các quy định cụ thể, chi tiết đủ mạnh, đủ sức răn đe, bổ sung sửa đổi các quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo cho phù hợp với thực tế, đó là cơ chế công khai minh bạch, cơ chế cạnh tranh. Cần quy định rõ trách nhiệm của các cấp quản lý đầu tƣ và xây dựng khi để xảy ra tình trạng lãng phí, thất thoát vốn đầu tƣ XDCB của nhà nƣớc do vi phạm các quy định quản lý đầu tƣ xây dựng.
(5) Các công trình đầu tƣ thuộc nhóm A và B thời gian thi công dài, vốn đầu tƣ lớn thì phải thành lập ban QLDA riêng, tách khỏi cơ quan, đơn vị sự nghiệp sau này sẽ quản lý sử dụng công trình, không thực hiện kiêm nhiệm. Quy định rõ chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ, bao gồm cả trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với từng loại cán bộ trong ban QLDA.
(6) Tăng cƣờng quyền hạn và trách nhiệm của chủ đầu tƣ theo hƣớng chủ đầu tƣ phải chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác quản lý, thanh toán, tạm ứng, quyết toán vốn đầu. Cơ chế về đền bù, giải phóng mặt bằng cần đƣợc sửa đổi, bổ sung theo hƣớng đảm bảo đƣợc quyền lợi chung của 3 bên: Nhà nƣớc, chủ đầu tƣ và ngƣời dân. Đền bù thỏa đáng cho ngƣời phải di dời, đồng thời
cũng phải có biện pháp cứng rắn yêu cầu chấp hành nghiêm chỉnh chủ trƣơng và quyết định của cấp có thẩm quyền về giải phóng mặt bằng.
(7) Xây dựng cơ chế riêng đào tạo nghề cho địa phƣơng bị thu hồi đất lớn để giải quyết việc làm cho nhân dân, góp phần giải quyết khó khăn trong công tác giải phòng mặt bằng.
3.2.4. Hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước của huyện Lương Tài.
3.2.4.1 Hoàn thiện công tác lập, giao, điều chỉnh kế hoạch
Công tác kế hoạch hoá phải dựa trên quy hoạch phát triển của ngành, vùng và kế hoạch phát triển trung và dài hạn. Thực hiện gắn kết kế hoạch đầu tƣ hàng năm với kế hoạch đầu tƣ theo dự án. Bố trí đủ vốn theo tiến độ cho các mục tiêu, công trình trọng điểm cấp bách; công trình có khả năng hoàn thành đƣa vào sử dụng trong năm để nguồn vốn phát huy đƣợc hiệu quả tối đa. Cụ thể là:
(1) Tập trung xây dựng kế hoạch đầu tƣ công trung hạn giai đoạn 2020- 2025, đảm bảo kế hoạch xây dựng có chất lƣợng cao, tạo nên bức tranh cơ sở hạ tầng đối với từng lĩnh vực đến năm 2025. Từ đó làm cơ sở xây dựng kế hoạch thực hiện cho từng dự án hàng năm.
- Xây dựng danh mục dự án theo thứ tự ƣu tiên đối với từng ngành từng lĩnh vực trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020-2025.
- Xây dựng các danh mục dự án không có khả năng đầu tƣ từ nguồn ngân sách nhà nƣớc để thu hút các nhà đầu tƣ bên ngoài tham gia đầu tƣ cung cấp dịch vụ công. Thu hút đầu tƣ thực hiện theo Nghị định 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ về đầu tƣ theo hình thức đối tác công tƣ.
(2) Dự kiến, cân đối nguồn thu chi ngân sách cho đầu tƣ: Tránh tình trạng để nợ đọng xây dựng cơ bản kéo dài.
(3) Xây dựng kế hoạch đầu tƣ hàng năm phải tuân thủ các qui định, hƣớng dẫn của Trung ƣơng, Thành Phố. Phân bổ vốn đầu tƣ theo trình tự ƣu tiên: Thanh toán Nợ XDCB của các dự án đã hoàn thành; dự án chuyển tiếp có khả năng hoàn thành trong năm kế hoạch; dự án mới khi cân đối đƣợc vốn đầu tƣ. Công tác lập kế hoạch vốn đầu tƣ hàng năm phải cụ thể chi tiết cho từng chƣơng trình, từng dự án. Đảm bảo có đủ thời gian để các đơn vị đƣợc giao có khả năng hoàn thành kế hoạch.
(4) Rà soát kiểm tra chặt chẽ các dự án trƣớc khi phân bổ vốn hạn chế tối đa hiện tƣợng điều chỉnh, điều chuyển vốn trong năm kế hoạch.
(5) Trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển của ngành, vùng cần tuân thủ triệt để các quy hoạch đã đƣợc phê duyệt. Các quy định về quản lý đầu tƣ; kế hoạch vốn đầu tƣ trung hạn phải lấy quy hoạch làm cơ sở.
(6) Sau khi có Nghị quyết phân bổ vốn đầu tƣ của HĐND huyện, UBND huyện phải triển khai ban hành quyết định trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực. Trong kỳ kế hoạch nếu có nguồn vốn bổ sung cho đầu tƣ XDCB từ cấp trên, UBND huyện phải báo cáo, xin ý kiến thƣờng trực HĐND ngay sau khi nhận đƣợc Quyết định để giao bổ sung kịp thời đảm bảo ngân 100% kế hoạch trong năm.
(7) Hàng năm đến giữa tháng 6 phải rà soát các dự án chậm tiến độ thi công, không có khả năng GPMB, không có khả năng thực hiện để điều chỉnh kế hoạch vốn cho phù hợp và tạo tính chủ động trong công tác quản lý vốn.
3.2.4.2. Hoàn thiện công tác giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Nếu cấp phát vốn kịp thời sẽ giải quyết đƣợc vấn đề tài chính cho các nhà thầu, đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm bàn giao đƣa công trình vào sử dụng. Ngƣợc lại, nếu cấp phát vốn chậm sẽ làm giảm tiến độ thi công, các nhà thầu phải vay vốn tín dụng để thi công làm cho chủ thầu khó khăn về mặt tài chính, khiến cho dự án chậm bàn giao, không phát huy đƣợc hiệu quả, chịu
nhiều chi phí trong lúc chờ giải ngân. Bởi vậy, cần đẩy nhanh tốc độ cấp phát vốn đầu tƣ. Dƣới đây là một công việc cần hoàn thiện để đẩy nhanh tốc độ cấp phát vốn đầu tƣ:
(1) Các chủ đầu tƣ tập trung thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu thi công trong quí I của năm kế hoạch, đồng thời hoàn chỉnh hồ thanh toán của các dự đã hoàn thành, dự án chuyển tiếp.
(2) Thƣờng xuyên kiểm tra, có văn bản đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tƣ XDCB theo hàng tháng, hàng quí. Có tổng kết, kiểm điểm.
(3) Về việc giải phóng mặt bằng, trên cơ sở chế độ chính sách Nhà nƣớc, các Ban QLDA cần tập trung xây dựng phƣơng án đền bù và thông qua cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong quá trình tiến hành cần kết hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở, các đoàn thể quần chúng, chú trọng phƣơng pháp thuyết phục, giải thích để dân tự nguyện chấp nhận. Nếu các chế độ đền bù tƣơng đối thoả đáng mà một số ít hộ không chịu di chuyển thì phải cƣỡng chế. Không để tình trạng không có mặt bằng thi công.
(4) Cơ quan cấp phát, cho vay phải đảm bảo đúng tiến độ thời gian, khối lƣợng hoàn thành phù hợp với thiết kế dự toán đƣợc duyệt và phải kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn đã thanh toán. Thực hiện nghiêm túc, công khai quy trình cấp phát cho vay. Trƣờng hợp trong quá trình thanh toán vốn có những sai sót thì tách phần đó riêng, cho thanh toán ngay phần đủ điều kiện. Khắc phục khắc phục tình trạng Nhà nýớc có vốn, nhà thầu không thanh toán đƣợc vốn gây ách tắc chậm trễ.
(5) Đẩy nhanh công tác quyết toán dự án đầu tƣ theo qui định dự án nhóm A, B, C sau khi hoàn thành phải quyết toán xong trong vòng 12, 9, 6 tháng.
(6) Phối hợp Phòng Tài chính kế hoạch - Kho bạc nhà nƣớc huyện - Chủ đầu tƣ tổ chức tập huấn thủ tục, qui trình thanh toán, tạm ứng và quyết toán vốn đầu tƣ.
3.2.4.3 Kiểm soát và đẩy mạnh công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư