Quy trình tổ chức phân tích tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần khí cụ điện i vinakip thuộc tổng công ty cổ phần thiết bị điện việt nam (Trang 25 - 29)

1.2.5.1. Xác định mục tiêu phân tích tài chính

Là bước rất quan trọng quyết định đến ý nghĩa của phân tích tài chính đối với doanh nghiệp cũng như các đối tượng có liên quan như: Ban quản trị doanh nghiệp phân tích tài chính để nắm được một cách đầy đủ về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

1.2.5.2. Lập kế hoạch phân tích

Trên cơ sở mục tiêu phân tích đã đề ra, bộ phận phân tích phải xác định rõ phạm vi phân tích, thời gian tiến hành, phân công trách nhiệm bố trí nhân sự cho phân tích tài chính. Phân tích tài chính phải được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm cao

1.2.5.3. Thu thập, xử lý thông tin

Theo phạm vi và nội dung phản ánh, thông tin sử dụng trong phân tích tài chính bao gồm hai nguồn cơ bản là thông tin từ hệ thống kế toán và thông tin bên ngoài hệ thống kế toán.

Hệ thống kế toán:

Thông tin từ hệ thống kế toán chủ yếu bao gồm các báo cáo tài chính và một số tài liệu sổ sách kế toán như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo chi tiết về chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu

tố, báo cáo chi tiết về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, báo cáo chi tiết về tình hình tăng giảm tài sản cố định, tăng giảm vốn chủ sở hữu, các khoản phải thu và nợ phải trả…

Bảng cân đối kế toán: Là một BCTC tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài

sản hiện có của DN theo hai cách đánh giá: tài sản (TS) và nguồn vốn (NV) hình thành TS tại thời điểm lập BC. Bảng cân đối kế toán là bức ảnh TC của DN tại một thời điểm. Bảng cân đối kế toán được lập theo nguyên tắc cân đối: Tổng TS = Tổng NV.

Báo cáo kết quả kinh doanh: Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của

DN trong một thời kỳ nhất định, cho biết sự dịch chuyển của tiền trong quá trình SXKD của DN và cho ph p dự tính khả năng hoạt động của DN trong tương lai. Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình TC và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động kỹ thuật và trình độ quản lý SXKD của DN; có các khoản mục chủ yếu: doanh thu từ hoạt động SXKD, doanh thu từ hoạt động TC, doanh thu từ hoạt động bất thường và các chi phí tương ứng.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Báo cáo ngân quỹ): Để đánh giá về khả năng chi trả thực tế của một doanh nghiệp cần tìm hiểu về tình hình ngân quỹ của doanh nghiệp, bao gồm:

- Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực nhập quỹ (thu ngân quỹ): dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động kinh doanh; dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động đầu tư tài chính; dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động bất thường.

- Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực xuất quỹ (chi ngân quỹ): dòng tiền xuất quỹ thực hiện sản xuất kinh doanh; dòng tiền xuất quỹ thực hiện hoạt động đầu tư, tài chính; dòng tiền xuất quỹ thực hiện hoạt động bất thường.

Trên cơ sở dòng tiền thực tế nhập và xuất quỹ, nhà phân tích thực hiện cân đối ngân quỹ để xác định số dư ngân quỹ cuối kỳ. Từ đó, thiết lập mức dự phòng tối thiểu cho doanh nghiệp nhằm mục tiêu đảm bảo chi trả.

Thuyết minh báo cáo tài chính: Cung cấp bổ sung cho các nhà quản lý những thông tin chi tiết, cụ thể hơn về một số tình hình liên quan đến hoạt động KD trong kỳ của DN mà các báo cáo tài chính trên chưa nêu rõ.

Cơ sở dữ liệu khác:

Thông tin bên ngoài hệ thống kế toán được sử dụng để phân tích nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng của môi trường kinh doanh cũng như các chính sách của doanh nghiệp tác động đến tình hình tài chính doanh nghiệp như thế nào.

- Thông tin chung về tình hình kinh tế

Các thông tin phản ánh tình hình chung về kinh tế tại một thời kỳ nhất định có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là những thông tin quan trọng cần xem x t. Trên cơ sở kết hợp những thông tin này sẽ tạo điều kiện đánh giá đầy đủ hơn tình hình tài chính và đồng thời có thể dự báo những nguy cơ, cơ hội đối với hoạt động của doanh nghiệp. Những thông tin cần quan tâm thường bao gồm:

+ Thông tin về tăng trưởng hay suy thoái kinh tế, đặc biệt với phạm vi trong nước và khu vực.

+ Các chính sách kinh tế lớn của nhà nước, chính sách chính trị, ngoại giao, pháp luật, chế độ tài chính, kế toán... có liên quan.

+ Thông tin về tỷ lệ lạm phát.

+ Thông tin về lãi suất ngân hàng, tỷ giá ngoại tệ. + Thông tin về ngành kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong phạm vi ngành cần xem x t sự phát triển của doanh nghiệp trong mối liên hệ với các hoạt động và đặc điểm chung của ngành kinh doanh. Những thông tin liên quan đến ngành cần chú trọng quan tâm thường bao gồm:

+ Nhịp độ và xu hướng vận động của ngành. + Mức độ và yêu cầu công nghệ của ngành + Quy mô của thị trường và triển vọng phát triển

+ Tính chất cạnh tranh của thị trường, mối quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng.

Các vấn đề trên sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp như khả năng sinh lãi, tốc độ luân chuyển vốn, cơ cấu nguồn vốn,.. Do vậy thông tin về ngành kinh doanh là rất quan trọng.

- Thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm riêng trong chiến lược kinh doanh và tổ chức hoạt động nên để đánh giá chính xác tình hình tài chính, người phân tích cần nghiên cứu các đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, chủ yếu bao gồm các khía cạnh sau:

+ Mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp + Chính sách tài chính, tín dụng của doanh nghiệp

+ Đặc điểm công nghệ và chính sách đầu tư của doanh nghiệp. + Đặc điểm luân chuyển vốn trong quá trình kinh doanh. + Tính thời vụ, tính chu kỳ trong hoạt động kinh doanh.

+ Mối liên hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng, nhà cung cấp, khách hàng và các đối tượng khác

1.2.5.4. Thực hiện phân tích tài chính

Phân tích tài chính dựa trên cơ sở các yêu cầu về nội dung, phương pháp phân tích đã đề ra, dựa trên các thông tin và số liệu đã thu thập và xử lý, sau đó được tiến hành như sau:

Một là đánh giá chung tình hình tài chính: sử dụng các phương pháp và các chỉ tiêu đã lựa chọn tính toán để đánh giá theo từng chỉ tiêu cụ thể, từ đó tổng kết khái quát toàn bộ xu hướng phát triển và mối quan hệ qua lại giữa các mặt hoạt động của doanh nghiệp.

Hai là xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đối với đối tượng phân tích. Tùy theo yêu cầu quản lý và điều kiện cung cấp thông tin để xác định số lượng các nhân tố sử dụng trong phân tích, qua các phương pháp phân tích mà xác định chiều hướng, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới đối tượng phân tích.

Ba là tổng hợp kết quả phân tích, rút ra kết luận, nguyên nhân tác động và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.5.5. Lập báo cáo phân tích tài chính

Đây là bước cuối cùng trong việc thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp. Kết quả phân tích phải được viết thành báo cáo gửi cho Ban giám đốc, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Đại hội đồng cổ đông,... những đối tượng cần có thông tin phân tích tài chính để phục vụ cho hoạt động ra quyết định quản lý doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần khí cụ điện i vinakip thuộc tổng công ty cổ phần thiết bị điện việt nam (Trang 25 - 29)