Phương pháp phân tích tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần khí cụ điện i vinakip thuộc tổng công ty cổ phần thiết bị điện việt nam (Trang 29 - 31)

Phương pháp phân tích là tổng hợp các cách thức, thủ pháp, công thức, mô hình,… được sử dụng trong quá trình phân tích. Trong phân tích tài chính, các phương pháp được vận dụng để nghiên cứu các chỉ tiêu, ý nghĩa, các mối quan hệ và sự thay đổi của chúng, từ đó phản ánh thực trạng tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích tài chính có nhiều phương pháp, trong quá trình phân tích, cần dựa vào loại hình doanh nghiệp, đặc điểm sản xuất kinh doanh, nguồn tài liệu, mục đích phân tích… để lựa chọn phương pháp phù hợp. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng để phân tích tài chính có thể được phân loại như sau:

1.2.6.1. Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích. Người sử dụng phương pháp này cần nắm chắc các vấn đề sau:

Thứ nhất là lựa chọn tiêu chu n so sánh. Tiêu chu n so sánh là chỉ tiêu được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, hay còn được gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục đích phân tích mà gốc so sánh được lựa chọn cho phù hợp. Các gốc so sánh có thể sử dụng là:

- Số liệu của kỳ trước trong trường hợp cần đánh giá xu hướng phát triển, biến động của các chỉ tiêu.

- Số liệu dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) trong trường hợp cần đánh giá tình hình thực tế so với dự tính.

- Số liệu trung bình của ngành, lĩnh vực kinh doanh trong trường hợp cần đánh giá vị trí của doanh nghiệp trong mối tương quan với các doanh nghiệp khác trong ngành.

Thứ hai là điều kiện so sánh được. Điều kiện quan trọng để đảm bảo ph p so sánh có ý nghĩa là các chỉ tiêu đem so sánh phải đảm bảo tính đồng nhất, tức là phải đảm bảo phản ánh cùng một nội dung kinh tế, cùng một phương pháp tính toán, sử dụng cùng một đơn vị đo lường, ngoài ra các doanh nghiệp cần có qui mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau.

Thứ ba là kỹ thuật so sánh. Các kỹ thuật so sánh thường được sử dụng bao gồm: - So sánh tuyệt đối: là kết quả chênh lệch giữa số liệu của kỳ phân tích với số liệu gốc. Kết quả so sánh tuyệt đối phản ánh sự biến động về qui mô của đối tượng phân tích.

- So sánh tương đối: thể hiện bằng tỷ lệ giữa số liệu của kỳ phân tích với số liệu gốc. Kết quả so sánh tương đối thường phản ánh tốc độ phát triển của đối tượng phân tích.

- So sánh với số bình quân: số bình quân thể hiện tính phổ biến, tính đại diện của các chỉ tiêu khi so sánh giữa các kỳ phân tích hoặc chỉ tiêu bình quân của ngành.

1.2.6.2. Phương pháp tỷ số

Phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính là phương pháp tỷ số. Phương pháp tỷ số là phương pháp dùng các tỷ số tài chính để đo lường, đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của công ty. Tỷ số tài chính là các tỷ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu tài chính này với chỉ tiêu tài chính khác. Phương pháp này mang tính hiện thực cao với điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện.

1.2.6.3. Phương pháp phân tích Dupont

Với phương pháp này, nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân d n đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập sau thuế trên tổng tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp.

Chẳng hạn, theo phương pháp Dupont, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có thể được viết như sau:

ROA = LNST = LNST x DT = ROS x AU

TS DT TTS

ROA: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản; ROS: Tỷ suất lợi nhuận doanh thu

AU: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Với cách tính này, có thể thấy được khả năng sinh lợi của đồng vốn doanh nghiệp bỏ ra chịu ảnh hưởng bởi khả năng sinh lợi từ hoạt động bán hàng và công tác quản lý tài sản của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần khí cụ điện i vinakip thuộc tổng công ty cổ phần thiết bị điện việt nam (Trang 29 - 31)