2.2.3.1. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn
Khả năng thanh toán của Công ty phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ đồng thời thể hiện rõ n t chất lượng công tác tài chính.
Tại một thời điểm, nếu Công ty không đủ khả năng thanh toán, đó sẽ là dấu hiệu đầu tiên của khó khăn tài chính, còn nếu nghiêm trọng hơn có thể đưa Công ty đến phá sản.
Vì vậy, khả năng thanh toán là một chỉ tiêu quan trọng trong phân tích tài chính Công ty, nó sẽ phản ánh rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trên cơ sở đó giúp Công ty tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế mức độ rủi ro của Công ty.
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn hàm ý cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển hóa nhanh thành tiền để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn. Mặc dù hệ số này của Công ty còn ở mức thấp, nhưng diễn biến của hệ số trong những năm gần đây đang theo xu hướng tích cực khi năm 2013, hệ số chỉ đạt 2.215, thì năm 2014 hệ số đã tăng lên 2.575 lần (tăng 16.26%) nhưng đến năm 2015 giảm xuống mức 2.290 lần ứng với -11.04% (Xem Bảng 2.16 dưới đây). Điều này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty đang có xu hướng xấu đi, chủ yếu là do khoản mục tiền và tương đương tiền giảm trong khi nợ ngắn hạn tăng lên.
Bảng 2.16. Tổng hợp các chỉ tiêu TT ngắn hạn của Công ty năm 2013 - 2015
Đơn vị: Nghìn đồng
STT Chỉ tiêu 2013 20142014 so với 2013 (%)20152015 so với 2014 (%)
1 Tài sản ngắn hạn 78,247,542,186 82,591,656,413 5.55% 98,496,391,881 19.26% 2
Tiền và các khoản
tương đương tiền 35,796,819,392 37,208,324,452 3.94% 27,874,231,917 -25.09%
3 Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0.00% 31,132,888,889 0.00%
4 Phải thu ngắn hạn 4,843,164,334 5,841,561,788 20.61% 5,863,186,233 0.37%
5 Nợ ngắn hạn 35,332,895,777 32,079,220,473 -9.21% 43,004,699,732 34.06%
6 HS KNTT NNH 2.215 2.575 16.26% 2.290 -11.04%
7 HSKN TT nhanh 1.150 1.342 16.67% 1.508 12.40%
8 HS KNTT ngay 1.013 1.160 14.49% 1.372 18.30%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động và sản xuất kinh doanh năm 2013, 2014, 2015 của Công ty cổ phần khí cụ điện I – VINAKIP)
Bên cạnh tiền và tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, phải thu ngắn hạn, thì hàng tồn kho cũng là một hạng mục tài sản nằm trong tài sản ngắn hạn và cũng là loại tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển đổi thành tiền k m nhất trong số các loại tài sản ngắn hạn. Do vậy, để đánh giá khả năng thanh toán một cách khắt khe hơn, có thể sử dụng hệ số thanh toán nhanh. Nhìn vào bảng số liệu 2.16, có thể thấy, dù giảm nhẹ vào năm 2014, xong hệ số thanh toán nhanh cũng cho thấy xu hướng tăng mạnh kể từ năm 2013 đến nay. Năm 2013, hệ số đạt 1.150 lần, xong tới năm 2014 đã tăng lên 1.342 lần, tăng 16.67% so với năm 2013, và năm 2015 tăng lên mức 1.508 lần ứng với 12.40% so với năm 2014.
Tiếp tục xem x t hệ số khả năng thanh toán ngay, có thể thấy, sau khi loại bỏ khoản phải thu ngắn hạn ra khỏi công thức tính toán thì hệ số tăng . Điều này do nợ
ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối lớn Điều này là do năm 2014 tiền tương đương tiền tăng 3.94% so với năm 2013. Sang năm 2015 tiền và các khoản tương đương tiền giảm nhưng đầu tư tài chính tăng cao từ không có khoản thu đầu tư tài chính năm 2013,2014 lên mức 31.132 tỷ đồng. Do đó, khi loại bỏ khoản phải thu khỏi công thức tính toán, thì hệ số thanh toán ngay đã đáng kể. Vì vậy, Công ty cần chú ý hơn trong việc quản lý khoản phải thu, mặc dù Công ty có thực hiện các chính sách thanh toán ưu đãi cho người mua nhằm tăng doanh số bán hàng và cung cấp dịch vụ góp phần cải thiện lợi nhuận cho Công ty, tuy nhiên cũng cần xem x t quản lý khoản phải thu này, trách để vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng hay bị ứ đọng tại bên thứ ba.
Như vậy, qua phân tích ở trên cho thấy, mặc dù các hệ số thanh toán đều thể hiện xu hướng tăng nhẹ riêng khả năng thanh toán nợ giảm ở năm 2015, tuy nhiên, dễ dàng thấy rằng, các hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty đều lớn hơn 1 trong suốt ba năm qua, điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty cổ phần Khí cụ điện I có khả quan, Công ty cần xem x t c n trọng hơn nữa về vấn đề này nhằm đưa ra các biện pháp kịp thời để quản lý tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn nhằm nâng cao khả năng thanh toán nợ của Công ty góp phần nâng cao an toàn hoạt động cho Công ty.
2.2.3.2. Phân tích khả năng thanh toán dài hạn
Hệ số nợ cho biết trong 1 đồng vốn kinh doanh của Công ty có bao nhiêu đồng là từ nguồn vốn từ bên ngoài, bao nhiêu đồng là vốn tự có của Công ty.
Qua bảng 2.17, có thể thấy, Tốc độ tăng của nợ phải trả lớn hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu ở năm 2015 so với năm 2014 như vậy tính tự chủ về mặt tài chính của công ty có xu hướng giảm đi, doanh nghiệp bị phụ thuộc hơn vào chủ nợ. Chủ yếu là phải trả người bán qua các năm tăng cụ thể năm 2014 tăng từ 242.749 nghìn đồng lên 14,754,162,748 đồng chỉ tiêu này tiếp tục tăng ở năm 2015 là 18,865,907,276 đồng. Các khoản vay và nợ ngắn hạn khác tăng năm 2014 so năm 2013 là 5,735,350,000 đồng. Năm là 14,359,410,191 đồng tương ứng năm 2014 là
5,735,350,000 đồng. Các chỉ tiêu Thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả người lao động, các khoản phải trả phải nộp khác, quỹ khen thưởng phúc lợi đều giảm.
Bảng 2.17. Các chỉ tiêu thanh toán dài hạn của Công ty, năm 2013 - 2015
Đơn vị: Nghìn đồng 2014 2015 so với 2013 so với 2014 Nợ phải trả 37,432,895,777 34,379,220,473 -8.16% 45,104,699,732 31.20% Vốn chủ sở hữu 73,422,401,867 76,903,930,474 4.74% 79,745,444,958 3.69% Tổng nguồn vốn 110,855,297,644 111,283,150,947 0.39% 124,850,144,690 12.19% LN trước thuế 14,508,102,012 15,553,086,798 7.20% 16,508,910,358 6.15% Chi phí lãi vay 725,119,363 589,593,267 -18.69% 419,894,692 -28.78%
Hệ số nợ (lần) 0.338 0.309 -8.51% 0.361 16.94%
Hệ số VCSH (lần) 0.662 0.691 4.34% 0.639 -7.57%
Hệ số khả năng thanh
toán lãi tiền vay (lần) 21.008 27.379 30.33% 40.317 47.25%
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động và sản xuất kinh doanh năm 2013, 2014, 2015 của Công ty cổ phần khí cụ điện I – VINAKIP)
Hệ số nợ của Công ty qua các năm 2013, 2014, 2015 lần lượt là 0,338; 0,309; 0,361 và tương ứng hệ số vốn chủ sở hữu lầ lượt là 0,662; 0,691; 0,639 vậy thấy được hệ số nợ 2015 tăng so 2014 là 16,94% và vốn chủ sở hữu giảm 7,57% cho thấy ở 2015 Doanh nghiệp có phụ thuộc vào chủ nợ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên x t đến hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay có thể thấy được công ty có phụ thuộc vào chủ nợ tuy nhiên ở năm 2015, chỉ số này cũng tăng so năm 2014 từ 27,379 lên 40,317 tương ứng 47,25% như vậy rủi ro mất khả năng chi trả lãi tiền vay của công ty mức thấp
2.2.3.3. Phân tích năng lực hoạt động của tài sản
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của Công ty cổ phần Khí cụ điện I nói riêng, đòi hỏi phải đầu tư vào cả tài sản ngắn hạn (hàng tồn kho và khoản phải thu) và tài sản dài hạn (các trang thiết bị). Các tỷ lệ về năng lực hoạt động giúp mô tả mối quan hệ giữa quy mô hoạt động của doanh nghiệp (thường được xác định là doanh số tiêu thụ) và tài sản cần thiết để duy trì hoạt động
bền vững của doanh nghiệp. Chi tiết các tỷ lệ của về năng lực hoạt động của tài sản, bao gồm cả tài sản ngắn hạn và dài hạn của Công ty cổ phần Khí cụ điện I được thống kê trong bảng 2.18 dưới đây.
Bảng 2.18. Các chỉ tiêu năng lực hoạt động của tài sản, năm 2013 - 2015
Đơn vị: Nghìn đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2014 so với 2013 2015 2015 so với 2014 Các khoản phải thu 4,843,164,334 5,841,561,788 20.61% 5,863,186,233 0.37% Giá vốn hàng bán 220,227,691,438 241,714,412,952 9.76% 259,651,412,216 7.42% Hàng tồn kho 37,575,327,302 39,305,498,596 4.60% 33,365,175,116 -15.11% Tài sản cố định 30,846,791,539 26,842,947,872 -12.98% 25,267,452,332 -5.87% Tổng tài sản 110,955,297,644 111,283,150,947 0.30% 124,850,144,690 12.19% DTT bán hàng và CCDV 243,930,258,919 265,280,847,420 8.75% 285,286,602,189 7.54% DT và thu nhập khác 244,622,025,487 267,444,388,112 9.33% 287,809,197,354 7.61% Vòng quay khoản PT 50.366 45.413 -9.83% 48.657 7.14%
Kỳ thu tiền trung
bình 7.148 7.927 10.91% 7.399 -6.67% Vòng quay hàng tồn kho 5.861 6.150 4.93% 7.782 26.55% Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho 61.423 58.540 -4.69% 46.260 -20.98% Hiệu suất sử dụng TSCĐ 7.908 9.883 24.97% 11.291 14.25% Hiệu suất sử dụng tổng TS 2.205 2.403 9.01% 2.305 -4.08%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động và sản xuất kinh doanh năm 2013, 2014, 2015 của Công ty cổ phần khí cụ điện I – VINAKIP)
Nhìn một cách khái quát, trong thời gian ba năm qua, vòng quay khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho đều có xu hướng giảm trong năm 2014 sau đó tăng trở lại vào năm 2015 khi tình hình doanh thu, hay hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ của Công ty được cải thiện.
Vòng quay khoản phải thu
Theo số liệu tính toán trong bảng 2.19, có thể thấy được vòng quay khoản phải thu năm 2014 (45.413 vòng) giảm 5 vòng so với năm 2013 (50.366 vòng) và thấp hơn 2 vòng so với năm 2015 (48.657 vòng). Nguyên nhân chính là do khi xảy ra biến động tăng (2015) hoặc giảm (2014) thì doanh thu thuần luôn biến động với tốc độ lớn hơn so với các khoản phải thu. Vòng quay khoản phải thu giảm làm cho kỳ thu tiền trung bình tăng từ mức 7.148 ngày năm 2013 lên 7.927 ngày năm 2014 và giảm còn 7.399 ngày năm 2015. Điều này cho thấy, Công ty cũng đã bắt đầu lưu ý tới hiệu quả quản lý nợ phải thu, thể hiện thông qua sự gia tăng vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình được rút ngắn lại.
Vòng quay hàng tồn kho
Năm 2013, Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho giảm ở năm 2015 so với năm 2014 là xấp xỉ 12 ngày/ vòng d n đến vòng quay hàng tồn kho năm 2013 là 5.861 vòng, sau đó tăng 4.93% lên mức 6.150 vòng năm 2014, và tiếp tục tăng vào năm 2015 với 7.782 vòng. Nguyên nhân tăng của năm 2014 và năm 2015 là do giá vốn hàng bán của Công ty tăng lớn hơn mức tăng của hàng tồn kho năm 2014, sang năm 2015 hàng tồn kho giảm nhẹ trong khi đó giá vốn hàng bán v n tăng ở mức 259.651 tỷ đồng ứng với 7.42% so với năm 2014. Do tình hình sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ của Công ty tăng ổn định, số ngày hàng tồn kho ứ đọng trong kho giảm từ 61 ngày năm 2013 xuống còn 58 ngày năm 2014. Sang tới năm 2015, khi hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cứng dịch vụ của Công ty được cải thiện, chi phí vốn trực tiếp (giá vốn hàng bán) cũng theo đó tăng lên đạt 259.651 tỷ đồng (7.42%) , giúp cải thiện hiệu quả quản lý hàng tồn kho với số ngày hàng tồn kho ứ đọng tại kho của Công ty chỉ còn 46 ngày (Bảng 2.18).
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Cả hai chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định và hiệu suất sử dụng tổng tài sản, dù tăng nhẹ vào năm 2014 .
Về chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định, năm 2013, chỉ tiêu đạt 7.908, tức là cứ 1 đồng tài sản cố định thì tạo ra được 7.908 đồng doanh thu thuần. Năm 2014, con số này tăng lên 9.883 (tăng 24.97%) và sau đó tiếp tục tăng nhẹ lên mức 11.291
năm 2015, tương ứng với mức tăng hơn 14.25%. Sự gia tăng này có được chủ yếu là do doanh thu thuần tăng với hơn8.75% vào năm 2014 và 7.54% , trong khi đó tài sản cố định lại giảm 12.98% và 5.87% cùng kỳ, do Công ty thanh lý một số máy móc, ô tô và xe tải chuyên dụng cũ, không phục vụ được hoạt động sản xuất kinh doanh nữa. Như vậy, cũng có thể thấy, Công ty đã chú ý tới công tác quản lý tài sản cố định, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Đặc biệt trong năm tới, Công ty đang lên kế hoạch đầu tư thêm về cơ sở hạ tầng, kho bãi, công nghệ xử lý môi trường nhằm nâng cao năng lực kinh doanh và cung ứng dịch vụ của Công ty.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Năm 2013, cứ mỗi 1 đồng tổng tài sản tạo ra được 2.205 đồng doanh thu và thu nhập khác, thì tới năm 2014 là 2.403 đồng ứng với mức tăng 9.01, bước sang năm 2015 giảm xuống cứ mỗi đồng tài sản tạo ra được 2.305 đồng doanh thu và thu nhập khác ứng với mức giảm 4.08% so với năm 2014. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tổng tài sản của Công ty thời gian gần đây có phần đi xuống .
2.2.3.4. Phân tích khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời của Công ty có thể đánh giá ở nhiều góc độ khác nhau nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau như khả năng sinh lời hoạt động, khả năng sinh lời kinh tế, khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu với các chỉ tiêu luận văn chọn sử dụng chính để tính toán, phân tích và đánh giá khả năng sinh lời của Công ty cổ phần Khí cụ điện I gồm: Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu (ROS), Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Các tỷ lệ được tính toán dựa trên dữ liệu bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2013 đến năm 2015 và được thể hiện trong bảng 2.19 dưới dây.
Bảng 2.19. Tổng hợp các chỉ số về khả năng sinh lời Đơn vị: phần trăm(%) 2013 2014 2014 so với 2013 2015 2015 so với 2014 DTT 243,930,258,919 265,280,847,420 8.75% 285,286,602,189 7.54% LNST 10,840,180,044 12,106,528,607 11.68% 12,654,514,484 4.53% TTS 110,955,297,644 111,283,150,947 0.30% 124,850,144,690 12.19% VCSH 73,422,401,867 76,903,930,474 4.74% 79,745,444,958 3.69% ROS 4.44% 4.56% 2.69% 4.44% -2.80% ROA 9.77% 10.88% 11.35% 10.14% -6.83% ROE 14.76% 15.74% 6.63% 15.87% 0.80%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động và sản xuất kinh doanh năm 2013, 2014, 2015 của Công ty cổ phần khí cụ điện I – VINAKIP)
Thứ nhất, về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Từ số liệu tính toán được trên bảng 2.19, cho thấy tỷ suất lợi nhuận doanh thu năm 2013 đạt 4.44% sau đó tăng nhẹ trong năm 2014 với giá trị ROS tướng ứng là 4.56% tăng 2.69% sang năm 2015 giá trị ROS giảm quay về mốc năm 2013 là 4.44% ứng với mức giảm 2.8% . Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí khác và chi phí quản lí doanh nghiệp năm 2015 tăng lên mức 893 triệu đồng và 820.756 triệu
Thứ ba, về tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)
Tương tự như ROS, ROA đạt giá trị dương vào năm 2013 , 2014 và giảm năm 2015. Cụ thể, năm 2013, ROA đạt 9.77%, con số này năm 2014 và 2015 tương ứng 10.88% và 10.14% lý do có sự biến động này là LNST năm 2015 tăng nhẹ ở mức 4.53% trong khi đó TTS tăng 12.19%. thể hiện tính hiệu quả chưa cao của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2015.
Đối với ROE giữ giá trị dương qua các năm gần đây cụ thể ở năm 2013, 2014 và 2015 lần lượt tương ứng 14.76%, 15.74% và 15.87% nguyên nhân là do LNST và VCSH của Công ty qua các năm tăng rất nhẹ và ổn định. Qua bảng số liệu cho thấy công ty sử dụng đồng vốn của cổ đông ổn định qua các năm. ROE> ROA cho thấy Công ty sử dụng nợ có hiệu quả làm khuyếch đại được tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao hơn tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản điều này có lợi cho công ty thu hút được các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để hấp d n các nhà đầu tư hơn nữa Công ty cần
những biện pháp kịp thời nhằm nâng cao tỷ suất này hơn nữa, mặt khác v n phải