Khái quát tình hình tài chính của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần khí cụ điện i vinakip thuộc tổng công ty cổ phần thiết bị điện việt nam (Trang 56 - 68)

2.2.1.1. Phân tích khái quát sự biến động tài sản và nguồn vốn

Hoạt động tài chính luôn gắn liền với sự vận động và chuyển hóa các nguồn lực tài chính, nó tạo ra sự chuyển dịch giá trị trong quá trình kinh doanh và làm biến động vốn cũng như thay đổi cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Thông qua các số liệu trong phần nguồn vốn để nhận biết mức độ độc lập hay phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp, đồng thời thấy được chính sách sử dụng nguồn tài trợ của doanh nghiệp như thế nào.

Bảng 2.1. Bảng tổng hợp cân đối kế toán trong 3 năm

Đơn vị: nghìn đồng

TÀI SẢN 2013 2014 2015

A. Tài sản ngắn hạn 78,247,542,186 82,591,656,413 98,496,391,881 I. Tiền và các khoản

tương đương tiền

35,796,819,392 37,208,324,452 27,874,231,917

III. Các khoản phải thu 4,843,164,334 5,841,561,788 5,863,186,233 II. Đầu tư tài chính ngắn

hạn 31,132,888,889 IV. Hàng tồn kho 37,575,327,302 39,305,498,596 33,365,175,116 V. Tài sản ngắn hạn khác 32,231,158 236,271,577 260,909,726 B. Tài sản dài hạn 32,707,755,458 28,691,494,534 26,353,752,779 II. Tài sản cố định 30,846,791,539 26,842,947,872 25,267,452,332 IV. Các khoản đầu tư tài

chính dài hạn 1,423,993,845 557,724,476 100,000,000 V. Tài sản ngắn hạn khác 436,970,074 1,290,822,186 986,300,447 Tổng cộng tài sản 110,855,297,644 111,283,150,947 124,850,144,660 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 37,432,895,777 34,379,220,473 45,104,699,732 I. Nợ ngắn hạn 35,332,895,777 32,079,220,473 43,004,699,732 1. Vay và nợ ngắn hạn 7,735,350,000 5,735,350,000 2. Phải trả người bán 12,386,528,574 14,754,162,748 18,865,907,276 3. Người mua trả tiền

trước

3,298,189,641 1,802,477,179 193,566,550

4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

1,482,598,147 746,462,930 868,015,328

5. Phải trả người lao động 5,022,502,163 5,131,511,293 3,543,767,940 9. Các khoản phải trả, phải

nộp khác

3,135,885,744 639,315,336 14,359,410,191

11. Quỹ khen thưởng phúc lợi 2,271,841,508 3,269,940,987 5,174,032,447 II. Nợ dài hạn 2,100,000,000 2,300,000,000 2,100,000,000 3. Phải trả dài hạn 2,100,000,000 2,300,000,000 2,100,000,000 B. Vốn chủ sở hữu 73,422,401,867 76,903,930,474 79,745,444,958 Tổng cộng nguồn vốn 110,855,297,644 111,283,150,947 124,850,144,690

Qua bảng thấy Tài sản qua các năm tăng lên điều này cho thấy công ty có xu hướng mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng tài sản tăng chủ yếu do các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cụ thể các khoản đầu tư TCNH năm 2015 là 31,133 tỷ đồng đây là số tiền Doanh nghiệp chi cho vay hoặc chi tiền mua các công cụ nợ của đơn vị khác phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh.

Công ty mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng hàng tồn kho năm 2015 giảm so các năm trước điều này cho thấy chính sách bán hàng, quản lí hàng tồn kho của công ty tốt.

Tài sản dài hạn năm 2015 giảm ở các chỉ tiêu các khoản đầu tư tài chính dài hạn, tài sản ngắn hạn khác…

Vốn chủ sở hữu năm 2015 tăng tuy nhiên về tỉ trọng lại giảm cho thấy giảm về tự chủ tài chính của công ty.

Năm 2015, tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Công ty là 124,8501 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2014 là13,667 tỷ đồng, tương 12,19%. Tài sản ngắn hạn là 98,4964 tỷ đồng, tăng so với năm 2014 là 15,905 tỷ đồng tương ứng 19,26%. Tài sản dài hạn là 26,3537 tỷ đồng, giảm so với năm 2014 là 2,337 tỷ đồng.

Tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng tài sản của Công ty qua các năm và tăng nhiều hơn so với tài sản dài hạn. Điều này được giải thích là do Công ty tiếp tục đầu tư vào sản xuất kinh doanh d n tới tổng tài sản không ngừng tăng.

Qua bảng ta thấy các năm 2013,2014,2015 Tài sản ngắn hạn luôn lớn hơn nợ ngắn hạn điều này hoàn toàn hợp lý, thể hiện Doanh nghiệp giữ vững quan hệ cân đối giữa Tài sản ngắn hạn và Nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích Nợ ngắn hạn đồng thời chỉ ra sự hợp lý trong chu chuyển Tài sản ngắn hạn và kì thanh toán Nợ ngắn hạn.

Tài sản ngắn hạn qua các năm luôn lớn hơn Nợ ngắn hạn và phần thiếu hụt được bù đắp từ VCSH là điều hợp lí thể hiện Doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích nợ dài hạn và VCSH.

Nguồn vốn năm 2015 tăng lên cụ thể chủ yếu do phải trả người bán và các khoản phải trả phải nộp khác tăng lên. Đối với vay và nợ ngắn hạn không có do công ty trả hết và đúng hạn khoản vay Ngân hàng. Về vốn chủ sở hữu năm 2015 về

giá trị tăng so năm 2014 tuy nhiên về tỉ trọng giảm cho thấy công ty đang có sự giảm sút về mặt tự chủ tài chính.

Bảng 2.2. Biến động tài sản và nguồn vốn

Đơn vị: nghìn đồng. Chỉ tiêu 2014 – 2013 2015 – 2014 Số tiền (đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (đ) Tỷ trọng (%) A. Tài sản 427,853,303 0.39 13,566,993,713 12.19 I. Tài sản ngắn hạn 4,344,114,227 5.55 15,904,735,468 19.26 II. Tài sản dài hạn -4,016,260,924 (12.28) -2,337,741,755 (8.15) B. Nguồn vốn 427,853,303 0.39 13,566,993,743 12.19 I. Nợ phải trả -3,053,675,304 (8.16) 10,725,479,259 31.20 II . Vốn chủ sở hữu 3,481,528,607 4.74 2,841,514,484 3.69

(Nguồn: BCTC - Công ty cổ phần khí cụ điện 1 – VINAKIP các năm 2013,2014,2015)

Tài sản dài hạn của công ty năm 2014 là 28.691 tỷ đồng giảm 4.016 tỷ đồng tương ứng 12.28% so với năm 2013. Năm 2015 là 26.253 tỷ đồng giảm 2.337 tỷ đồng ứng với 8.15% , còn về nguồn vốn công ty tăng 2015 so năm 2014 13.566 tỷ đồng ứng với 12.19% đặc thù công ty sản xuất, công ty tập trung vào sản xuất.

Nợ phải trả năm 2014 giảm so với năm 2013 là 3.053 tỷ đồng ứng với 8.16%, tuy nhiên năm 2015 lại tăng lên 10.725 tỷ đồng ứng với 31.20% do một số khoản chi phí phải trả còn nợ đọng chưa được thanh toán như chi phí cho nguồn nhân lực tăng, công ty mở rộng sản xuất. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2014 và năm 2014 đều tăng cụ thể năm 2015 tăng 2.841 tỷ đồng ứng với 3.69% điều này cho thấy nỗ lực của Công ty v n mở rộng sản xuất kinh doanh trong tình hình kinh tế gặp khó khăn.

Về cơ cấu tài sản

Cơ cấu tài sản của Công ty phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, điều kiện trang thiết bị vật chất kỹ thuật của Công ty đối với quá trình sản xuất kinh doanh.

Phân tích cơ cấu tài sản là đánh giá sự biến động của các bộ phận cấu thành tài sản của Công ty. Mục đích của việc phân tích cơ cấu tài sản là để thấy được tình hình sử dụng tài sản, việc phân bổ các loại tài sản trong các giai đoạn của một quá

trình sản xuất kinh doanh xem có hợp lý hay không và từ đó đề ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Ngoài ra, qua phân tích cơ cấu tài sản, các nhà quản trị Công ty sẽ nắm được tình hình đầu tư sử dụng vốn có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và có phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của Công ty hay không.

Qua bảng 2.3 dưới đây về cơ cấu tài sản, tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn có chiều hướng tăng nhẹ và được giữ ở mức khá ổn định qua các năm. Việc tăng tài sản ngắn hạn chủ yếu do tăng các khoản phải thu được duy trì một cách hợp lý, trong khi đó hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác giảm trong năm 2015. Một sự sụt giảm của hàng tồn kho có thể là một tín hiệu tích cực. Hàng tồn kho mà chủ yếu là vật tư phục vụ cho công tác sản xuất đã được đưa vào sử dụng điều này đồng nghĩa là sẽ có nhiều hạng mục phục vụ quá trình sản xuất được hoàn thành. Đây là yêu cầu và nhiệm vụ mà Công ty cần phải đạt được.

Việc giảm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có thể là một chiến lược kinh doanh hợp lý trong bối cảnh kinh tế dần hồi phục, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tài sản cố định tăng và chiếm tỉ trọng lớn cho thấy Công ty đầu tư mua sắm tài sản cố định phục vụ mở rộng sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.3. Cơ cấu tài sản năm 2013, 2014, 2015

Đơn vị: Phần trăm (%)

TÀI SẢN 2013 2014 2015

A. Tài sản ngắn hạn 70.495 74.218 78.892

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 45.807 45.051 28.300 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0.000 0.000 31.608

III. Các khoản phải thu 6.197 7.073 5.953

IV. Hàng tồn kho 48.083 47.590 33.875

V. Tài sản ngắn hạn khác 0.041 0.286 0.265

B. Tài sản dài hạn 29.505 25.782 21.108

I. Tài sản cố định 94.310 93.557 95.878

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 4.354 1.944 0.379

V. Tài sản ngắn hạn khác 1.336 4.499 0.033

Tổng cộng tài sản 100.000 100.000 100.000

Cũng theo bảng số liệu 2.4, Tiền và các khoản tương đương tiền giảm so năm 2013 và năm 2014 tuy nhiên các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng do công ty cho vay hoặc mua các công cụ nợ của của đơn vị khác. Hàng tồn kho năm 2014 là 47.59% đến năm 2015 giảm xuống còn 33,87% trong khi đó Doanh thu thuần tăng, các khoản phải thu giảm mặc dù Công ty v n đang trong giai đoạn mở rộng sản xuất kinh doanh điều này là tín hiệu tốt cho Doanh nghiệp trong việc quản lý bán hàng và quản lý hàng tồn kho, tỷ trọng tài sản ngắn hạn của Công ty chiếm phần lớn trên tổng tài sản, trong đó tỷ trọng hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao tuy năm 2015 có giảm so với 2 năm trước đó nhưng với đặc thù là Công ty sản xuất nên điều này là hợp lý, nhà xưởng và các hạng mục xử lý môi trường, luôn được tăng lên và điều này là hoàn toàn hợp lý. Tài sản dài hạn của Công ty chủ yếu là tài sản cố định.

Về cơ cấu nguồn vốn

Cơ cấu nguồn vốn là thành phần và tỷ trọng từng nguồn vốn so với tổng nguồn vốn tại một thời điểm. Một cơ cấu nguồn vốn được coi là hợp lý khi phản ánh sự kết hợp hài hòa giữa nợ phải trả với vốn chủ sở hữu trong điều kiện nhất định. Vì thế, phân tích tài sản đi đôi với phân tích nguồn vốn để thấy được khả năng tài trợ, khả năng chủ động trong kinh doanh của Công ty.

Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn năm 2013, 2014, 2015

Đơn vị: Phần trăm (%) NGUỒN VỐN 2013 2014 2015 A. Nợ phải trả 33.77 30.89 36.13 I. Nợ ngắn hạn 94.39 93.31 95.34 1.Vay và nợ ngắn hạn khác 21.89 17.88 - 2. Phải trả người bán 35.06 45.99 43.87 3. Người mua trả tiền trước 9.33 5.62 0.45 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 4.20 2.33 2.02 5. Phải trả người lao động 14.21 16.00 8.24 9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 8.88 1.99 33.39 11. Quỹ khen thưởng phúc lợi 6.43 10.19 12.03

II. Nợ dài hạn 5.61 6.69 4.66

3. Phải trả dài hạn 100 100 100

B. Vốn chủ sở hữu 66.23 69.11 63.87

Tổng cộng nguồn vốn 100 100 100

Theo bảng số liệu trên, Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn nhất trên tổng nguồn vốn nhưng có xu hướng giảm trong các năm tiếp theo. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu lớn thể hiện tính tự chủ về mặt tài chính của Công ty rất cao và Công ty v n rất quan tâm đến việc gia tăng vốn chủ để phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, so với nợ phải trả thì việc gia tăng vốn chủ sở hữu mặc dù đem lại bộ mặt khả quan cho Công ty nhưng nó lại không đủ tài trợ cho việc gia tăng tài sản. Một phần Công ty chiếm dụng vốn của khách hàng, một phần được tính vào các khoản chi phí phải trả đã được tính vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng chưa phát sinh. Điều này cho thấy Công ty rất có uy tín với các nhà cung cấp, được các nhà cung cấp cho hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi. Đặc biệt là các khoản phải trả phải nộp khác chiếm tỷ trọng khá lớn trong khoản nợ ngắn hạn, chủ yếu là các khoản doanh thu chưa thực hiện, đó là các khoản tiền thu trước của các khách hàng trong nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản, bến bãi, bất động sản. Có thể thấy, uy tín của Công ty càng ngày được duy trì và nâng cao đối với các bạn hàng, các nhà cung cấp. Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn qua các năm 2013 đến 2015 lần lượt 33,77%, 30,89%, 36,13% là hợp lí và ở mức an toàn cho Doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, mức độ vay nợ dài hạn, để trang trải cho việc mua sắm tài sản của Công ty là rất ít, không phát sinh các khoản vay nợ ngắn hạn. Một điều thuận lợi là Công ty có thể chủ động được nguồn vốn góp của chủ sở hữu không bị phụ thuộc vào nguồn đi vay, tuy nhiên, điều này cũng có hạn chế là Công ty sẽ không tận dụng được lợi ích tối đa của việc đi vay đó là việc khuyếch đại khả năng sinh lợi trong hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh của mình.

Nhìn chung, tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn của Công ty tăng qua các năm và tỷ trọng các khoản nợ tuy khá cao nhưng đang có chiều hướng giảm chứng tỏ những biện pháp tài chính đang dần có hiệu quả cần phải phát huy, Công ty có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập trong kinh doanh. Công ty cũng khá thận trọng khi không tận dụng được thế mạnh của đòn b y tài chính, vấn đề này cần được cân nhắc sử dụng khi nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc.

2.2.1.2. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Về vốn lưu động thường xuyên

Vốn lưu động thường xuyên là phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn (còn gọi là nguồn vốn thường xuyên) với tài sản dài hạn trong doanh nghiệp. Về thực chất, thì vốn lưu động thường xuyên chính là một phần nguồn vốn dài hạn được doanh nghiệp dùng vào việc tài trợ cho tài sản ngắn hạn.

Theo số liệu tính toán được minh họa trong bảng 2.5, có thể thấy trong những năm gần đây giá trị nguồn vốn dài hạn luôn cao hơn rất nhiều so với giá trị tài sản dài hạn làm cho vốn lưu động thường xuyên trong cả ba năm 2013, 2014 và 2015 đều đạt giá trị dương, điều này cho thấy Công ty có một cơ cấu vốn an toàn cho Công ty.

Bảng 2.5. Quy mô VLĐ thường xuyên của Công ty, giai đoạn 2013 - 2015

Đơn vị: nghìn đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Nguồn vốn dài hạn 75,522,401,867 79,203,930,474 81,845,444,958 Tài sản dài hạn 32,707,755,458 28,691,494,534 26,353,752,809 Vốn LĐTX 42,814,646,409 50,512,435,940 55,491,692,149

(Nguồn: Tính toán từ số liệu BCTC năm 2013, 2014, 2015 của Công ty Cổ phần khí cụ điện I-VINAKIP )

Bảng 2.6. Biến động VLĐ thường xuyên của Công ty, giai đoạn 2013 – 2015

Đơn vị: nghìn đồng

Nguồn vốn dài hạn Tài sản dài hạn Vốn LĐTX

Chênh lệch 3,681,528,607 (4,016,260,924) 7,697,789,531 % 4.87 (12.28) 17.98 Chênh lệch 2,641,514,484 (2,337,741,725) 4,979,256,209 % 3.34 (8.15) 9.86 Chênh lệch 6,323,043,091 (6,354,002,649) 12,677,045,740 % 8.37 (19.43) 29.61 Chỉ tiêu 2014 so với 2013 2015 so với 2014 2015 so với 2013

(Nguồn: Tính toán từ số liệu BCTC năm 2013, 2014, 2015 của Công ty Cổ phần khí cụ điện I-VINAKIP )

Tuy nhiên, có thể nói rằng, tình hình cơ cấu vốn của doanh nghiệp đang được cải thiện, mặc dù với tốc độ và mức độ không lớn, khi giá trị của vốn lưu động thường xuyên đang dần tăng lên qua các năm, nhờ sự gia tăng của nguồn vốn dài

hạn (Bảng 2.6) đặc biệt năm 2014 so với năm 2013 là 3.681 tỷ đồng ứng với 4. 87% tuy nhiên tốc độ tăng có sự chậm lại giữa năm 2015 và 2014 với mức 3.34%, chủ yếu là do vốn đầu tư của vốn chủ sở hữu đã duy trì tiếp giá trị này trong năm 2015.

Tuy nhiên tài sản dài hạn cũng chứng kiến sự biến động lớn trong năm 2013 với mức giảm -4.016 tỷ đồng, tương ứng với -12.28% so với năm 2014, sau đó giảm xuống mức -8.15% vào năm 2015. Song, do mức tăng của nguồn vốn dài hạn lớn hơn mức giảm của tài sản dài hạn, nên cùng xu hướng năm 2014, vốn lưu động thường xuyên năm 2015 cũng đã giảm mức độ nhẹ cụ thể 7.697 tỷ đồng ứng với 17.98% năm 2014 so với năm 2013, sang năm 2015 là 4.979 tỷ đồng ứng với 9.86%. Đây là một tín hiệu tốt cho cơ cấu vốn của Công ty cổ phần khí cụ điện I –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần khí cụ điện i vinakip thuộc tổng công ty cổ phần thiết bị điện việt nam (Trang 56 - 68)