cùng ngành:
+ Kiến nghị với Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam Việt Nam
VINAKIP là một đơn vị thành viên của Tổng công ty CP thiết bị điện VN, do đó công ty chịu sự giám sát trực tiếp của Tổng công ty. Vì vậy:
Tổng công ty cần có những biện pháp phù hợp trong việc phân bổ vốn cho Công ty khi thực hiện các dự án, các hạng mục công trình thi công mà Tổng CT giao
Đề nghị HĐTV Tổng CT tiếp tục tạo thêm công việc cho VINAKIP và đ y nhanh công tác quyết toán với các hạng mục công trình đã thi công xong.
Hướng d n, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ tài chính kế toán nói riêng và trong công ty VINAKIP nói chung giúp công ty nâng cao hiệu quả hoạt động.
Tổng công ty cần xây dựng chế độ khen thưởng xứng đáng cho những đơn vị thành viên đạt kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt cũng như khen thưởng đối
với các cá nhân có những đóng góp, sáng kiến trong hoạt động, nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm phát huy tinh thần hăng hái, chủ động, sáng tạo trong sản xuất của công ty.
+ Kiến nghị với các Doanh nghiệp cùng ngành
Các doanh nghiệp phải chủ động tái cơ cấu hoạt động doanh nghiệp mình. Bên cạnh khối DNNN trong lộ trình tái cơ cấu mạnh mẽ dưới sự chỉ đạo, giám sát quyết liệt của cơ quan quản lý nhà nước, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần đ y mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động, từng bước nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cần ưu tiên ổn định sản xuất, tập trung vào lĩnh vực chính và giảm các hoạt động đầu tư đa ngành. Bên cạnh đó, cần phải tự đánh giá lại tiềm lực để xây dựng chiến lược kinh doanh mới phù hợp với điều kiện thực tế nhất là khi tình hình giá dầu thế giới đang giảm, đây có thể là cơ hội tốt để doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản ph m.
Tóm tắt chương 3
Sau khi nghiên cứu thực trạng phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Khí cụ điện I - VINAKIP, cũng như đánh giá, phân tích các hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại trong Chương 2, gắn với định hướng phát triển của Công ty, luận văn đã đề xuất và kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty. Đó là:
Về công tác phân tích tài chính
- Hoàn thiện hệ thống thông tin
- Hoàn thiện công tác tổ chức phân tích - Hoàn thiện phương pháp phân tích
Về nâng cao năng lực tài chính
- Nâng cao khả năng quản lý nguồn vốn và tài sản - Nâng cao khả năng quản lý thu hồi vốn, hàng tồn kho - Lập kế hoạch vốn lưu động
Về hoàn thiện công tác quản trị tài chính của Công ty.
- Hoàn thiện hoạch định tài chính - Củng cố các mối quan hệ của Công ty
Cuối cùng, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận cho việc thực hiện công tác phân tích tài chính có hiệu quả, nâng cao năng lực tài chính tại Công ty. Cụ thể là:
Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, tránh tình trạng chế độ chính sách thay đổi thường xuyên gây lúng túng cho doanh nghiệp
Ban hành chế độ kế toán phù hợp, tạo cơ sở cho việc cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác.
Ban hành các quy định mang tính bắt buộc đối với các doanh nghiệp trong việc công khai báo cáo tài chính cũng như kết quả phân tích tài chính.
Cung cấp hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành để giúp công tác phân tích tài chính hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN
Phân tích tài chính doanh nghiệp thực sự có vai trò thiết yếu. Thông qua công tác phân tích tài chính, nhà quản lý có thể thấy được thực trạng tài chính của Công ty mình, thấy được những điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp mình để từ đó có hướng giải quyết và có những kế hoạch tài chính đúng đắn. Việc phân tích tài chính một cách thường xuyên và đưa ra các giải pháp là một trong những công cụ hữu hiệu, quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính giúp các nhà quản lý nâng cao khả năng quản trị doanh nghiệp một cách tốt nhất.
Nhìn chung, công tác phân tích tình hình tài chính của Công ty dù đã được quan tâm trong những năm gần đây, song v n chưa đồng bộ và chưa được thực hiện toàn diện, thường xuyên, do đó chưa đóng góp đáng kể cho Công ty trong việc đánh giá, rà soát và cải thiện tình hình tài chính.
Trên cơ sở lý luận kết hợp với thực trạng phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Khí cụ điện I - VINAKIP, luận văn “Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Khí cụ điện I - VINAKIP” đã đi vào đánh giá kết quả đạt được, chỉ ra những mặt hạn chế và nguyên nhân đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính và nâng cao năng lực tài chính của Công ty cổ Khí cụ điện I - VINAKIP. Với các giải pháp đã được đề cập trong luận văn, sẽ tạo điều kiện cho Công ty có khả năng huy động tốt các nguồn lực, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản và nguồn vốn của Công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện tình hình tài chính, trên cơ sở đó giữ vững uy tín và giành được lợi thế trong cạnh tranh.
Trong quá trình thực hiện, do hạn chế về mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm chuyên môn, tác giả đã cố gắng nghiên cứu thông tin, số liệu thống kê, sử dụng các phương pháp phân tích, song luận văn chắc chắn không tránh được những sai sót nhất định. Do đó, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp quý giá của Quý thầy, cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ty Cổ phần Khí cụ điện I – VINAKIP (2013) Báo cáo tài chính năm 2013,Hà Nội.
2. Công ty Cổ phần Khí cụ điện I – VINAKIP (2014) Báo cáo tài chính năm 2014, Hà Nội.
3. Công ty Cổ phần Khí cụ điện I – VINAKIP (2015)Báo cáo tài chính năm 2015, Hà Nội.
4. Bộ Tài Chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp, Quyển 1, NXB Tài chính, Hà Nội.
5. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2008), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài Chính, Hà Nội.
6. Dương Đăng Chinh (2009), Lý thuyết tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội. 7. Nguyễn Văn Công (2005), Báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân
tích báo cáo tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.
8. Phạm Thị Gái (2004), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội.
9. Lưu Thị Hương, PGS.TS Vũ Duy Hào (2004), Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp”, NXB Lao động, Hà Nội.
10.Đỗ Đình Kiệm, PGS.TS Nguyễn Đăng Nam, (1999), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Trường Đại học Kế toán tài chính, Hà Nội.
11.Nguyễn Minh Kiều (2006),Tài chính Công ty, NXB Thống kê, Hà Nội. 12.Nguyễn Thức Minh (2002), Giáo trình quản trị kinh doanh (dùng cho cao
học và nghiên cứu sinh), NXB Tài Chính, Hà Nội.
13.Nguyễn Thị Ngọc Trang, Nguyễn Thị Liên Hoa (2007), Phân tích tài chính, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
14.Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2008), Quản lý tài chính doanh nghiệp, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.
15.Website của Bộ Tài chính: http://www.mof.gov.vn
16.Website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: http://www.sbv.gov.vn/ 17.Website của Tổng cục thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
https://www.gso.gov.vn/
18.Website của Tổng công ty Thiết bị điện Việt nam: http://www.gelex.vn/