Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới bền vững ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới bền vững trên địa bàn huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 44 - 53)

vững ở một số địa phƣơng trong tỉnh và những bài học rút ra cho huyện Xuân Trƣờng

1.5.1. Kinh nghiệm trong chỉ đạo XD NTM ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

Hải Hậu là huyện ven biển, có diện tích 230 km2 , dân số gần 260.000 người, chiếm khoảng 14% dân số toàn tỉnh Nam Định, mật độ dân số 1.128 người/km2, có 32 xã, và 3 thị trấn và 546 xóm, tổ dân phố. Có 33 km đê biển, thềm lục địa rộng 6.900 km2; 24 km đê sông; có Quốc lộ 21, 37B; Tỉnh lộ 488C, 488, 489B đi qua địa bàn.

Đảng bộ và nhân dân huyện Hải Hậu đã nỗ lực, cố gắng khắc phục mọi khó khăn, triển khai lãnh đạo tổ chức thực hiện toàn diện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, trọng tâm là 19 tiêu chí trong XD NT và đạt được quả nổi bật là: Hoàn thành xây dựng các quy hoạch XD NTM; công khai tại cơ sở xóm, TDP, Trụ sở UBND xã, thị trấn; tuyên truyền để mọi người biết và thực hiện theo quy hoạch. Hạ tầng KTXH tiếp tục được đầu tư xây dựng và có bước phát triển mới. Trong đó đường trục xã, liên xã: 222/222 km = 100% đạt chuẩn Quốc gia nền đường rộng từ 6,5 m trở lên; mặt dường từ 3,5 m trở lên ; Đường trục xóm: 450/450 km = 100% đạt chuẩn Quốc gia nền đường rộng từ 4 m trở lên; mặt đường rộng từ 3 m trở lên ; Đường dong xóm: 670/670 km = 100 % được cứng hóa, không lầy lội vào mùa mưa, có nền đường rộng từ 3 m trở lên; mặt đường rộng từ 2 m trở lên ; Đường trục chính nội đồng: 398,3/398,3 km = 100% đạt chuẩn Quốc gia nền đường rộng từ 4 m trở lên; mặt dường trải nhựa rộng từ 3 m trở lên . Có 546/546 xóm, TDP có nhà văn hóa và khu thể thao, từng nhà văn hoá đều có trên 100 chỗ ngồi và diện tích nhà văn hóa - khu thể thao trên 800 m2. Có 35/35 xã, thị trấn đều có nhà văn hóa xã, diện tích 500 m2 trở lên và hội trường trên 250 chỗ ngồi.

Toàn huyện 56 Hợp tác xã ở tất cả các xã, thị trấn, trong đó: 45 Hợp tác xã nông nghiệp, 8 Hợp tác xã muối, 2 Hợp tác xã dược liệu và 1 Hợp tác xã trồng nấm. Có 45 tổ đội, hiệp hội khai thác, câu lạc bộ nuôi trồng thuỷ sản; xây dựng 21 cánh đồng mẫu lớn tại các xã Hải Tân, Hải Toàn, Hải Châu, Hải Hưng, Hải Lộc, Hải Phong, Hải Trung, Hải Đường đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đã chuyển đổi 931,9 ha đất trồng lúa, làm muối năng suất thấp sang nuôi trồng

thủy sản, trồng cây màu, nâng tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đến nay đạt trên 2.300 ha, trong đó: 500 ha nuôi trồng mặn lợ, trên 1.800 ha nuôi nước ngọt … Thu nhập bình quân đầu người của huyện từ 26 triệu đồng trở lên., Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1.5%

Về Văn hóa - xã hội và môi trường: Giữ vững và phát huy 35 năm liên tục là điển hình văn hóa cấp huyện của cả nước. Có 111/114 trường học đạt chuẩn Quốc gia, trong đó: ầm non 34/35 trường; Tiểu học 40/40 trường; Trung học cơ sở 37/39 trường đạt chuẩn Quốc gia. 85% dân số tham gia bảo hiểm y tế, Có 35/35 xã, thị trấn đã đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải tập trung đảm bảo tiêu chuẩn, trong đó: 24 xã, thị trấn xử lý theo công nghệ lò đốt rác thải bằng khí tự nhiên; các xã, thị trấn đều tổ chức thu gom, xử lý rác thải tập trung.

Về hệ thống chính trị: Có 95 tổ chức cơ sở đảng được công nhận là cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh; 35/35 xã, thị trấn được công nhận chính quyền vững mạnh. Các tổ chức chính trị, TTQ và các đoàn thể nhân dân là đơn vị tiên tiến của tỉnh.

Từ những kết quả trên, huyện Hải Hậu đã có 100% số xã đạt chuẩn NT và đã được Thủ Tướng Chính phủ công nhận huyện nông thôn mới năm 2015 và đang tiếp tục thực hiện nâng cao các tiêu chí NT trên dịa bàn huyện

Đạt được kết quả trên có rất nhiều nguyên nhân nhưng qua thực tiễn triển khai huyện Hải Hậu chúng tôi rút ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là: Có sự quan tâm lãnh đao, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các Sở ngành, đoàn thể của tỉnh. Đã kịp thời ban hành các chủ trương chỉ đạo, cơ chế chính sách động viên khuyến khích đẩy mạnh XD NTM.

Hai là: Đã có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, sự đồng thuận của cán bộ và nhân dân toàn huyện; BCH, Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành 3 Nghị quyết, 6 Đề án, 3 Chỉ thị về XD NT . Xác định dồn điền đổi thửa là cơ sở tiền đề, do vậy ngay trong năm 2011 đã thực hiện xong việc dồn điền đổi thửa trong toàn huyện đạt cả 5 mục tiêu, đó là: Quy hoạch sản xuất nông nghiệp, nhân dân góp trên 345 ha đất mở rộng đường giao thông nội đồng, giảm số thửa từ 2,9 thửa xuống còn 1,7

thửa/hộ, quy gọn vùng đất công. Các tổ chức đoàn thể đã lựa chọn các nội dung làm chủ đề vận động XD NTM trong tổ chức của mình như phong trào vệ sinh môi trường, vận động hội viên góp đất làm đường giao thông và các công trình phúc lợi; xây dựng Nhà Văn hóa xóm xanh - sạch - đẹp và tủ sách pháp luật; học nghề và giải quyết việc làm…

Ba là: Có bước đi và cách làm sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương: Thực hiện Chỉ thi số 04 ngày 17/10/2011 của Ban Thường vụ Huyện ủy về đẩy mạnh XD NTM huyện Hải Hậu giai đoạn 2011 - 2015, UBND huyện đã cụ thể hóa phát động phong trào thi đua xây dựng xóm, TDP nông thôn mới với 12 tiêu chí và xây dựng gia đình nông thôn mới với 8 tiêu chí. Ban hành cơ chế khuyến khích, các xóm, TDP đạt nông thôn mới năm 2012, năm 2013 được cấp bằng công nhận và thưởng 5 triệu đồng.

Bốn là: Có cơ chế huy động đóng góp lao động, đất đai, tiền vốn hợp lý, đồng thời có cơ chế quản lý công khai, dân chủ, tiết kiệm, hiệu quả; xác định XDNT là do dân làm, Nhà nước hướng dẫn và hỗ trợ; trên cơ sở kế thừa những công trình đã có thực hiện xây dựng từ đồng về làng, từ làng lên xã. Các công trình của xóm, TDP do nhân dân tự bàn, tự tổ chức thi công và giám sát. Kết quả nhân dân đã đóng góp trên 20 vạn ngày công, 370 ha đất và 548.522 triệu đồng, chiếm 34,57 % vốn XD NTM.

1.4.2. Kinh nghiệm chỉ đạo XD NTM ở huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định

Huyện Trực Ninh có vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đồng bằng sông Hồng với các thế mạnh về đất đai, giao thông, hệ thống cơ sở hạ tầng… Dân số đông, nguồn lao động dồi dào (chiếm khoảng 58% dân số), Trực Ninh đang ở thời kỳ dân số vàng, nhân dân lao động cần cù, sáng tạo, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Những yếu tố trên là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển mạnh mẽ trên cả 3 lĩnh vực: Nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

UBND huyện thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo huyện, Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện; Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm

Trưởng ban; thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đảm bảo kịp thời, hiệu quả, đúng quy định.

Thường trực Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy, Thường trực HĐND, UBND huyện, Ban chỉ đạo huyện tập trung đôn đốc, chỉ đạo các xã xây dựng và tổ chức thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới; chỉ đạo tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, nhất là về nhận thức, quan điểm, mục tiêu, giải pháp xây dựng nông thôn mới; Phát động phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”. Hướng dẫn các xã tham quan, học tập kinh nghiệm, vận dụng, áp dụng nhân rộng các mô hình hay, cách làm sáng tạo để triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung xây dựng nông thôn mới;

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các tổ chức chính trị xã hội tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở; làm tốt chức năng giám sát cộng đồng. Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới.

Các xã đã thành lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới, Ban phát triển thôn, xóm, Ban giám sát đầu tư xây dựng cộng đồng. Triển khai nghiêm túc việc nghiên cứu, quán triệt các văn bản chỉ đạo của trung ương, của tỉnh, của huyện; tích cực tuyên truyền các nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng các quy hoạch cấp xã. Phát huy vai trò lãnh đạo của chi bộ, trưởng thôn, xóm, các đoàn thể, sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên, ảnh hưởng của các chức sắc tôn giáo, dòng họ tập trung thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa và phát triển sản xuất.

Các ban, các ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở tập trung cao tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia giữ gìn, đảm bảo vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Phong trào “Tết trồng cây” đầu xuân được phát động hàng năm mang lại khí thế tươi mới, phấn khởi trong các thôn, xóm, nhà trường, công sở ngay từ đầu năm. Hoạt động thu gom rác thải, làm vệ sinh môi trường trên các tuyến đường, dưới lòng kênh, nhiều đoàn thể nhân dân

đảm nhận quản lý các tuyến đường, tuyến kênh, mương đảm bảo sạch, đẹp và không có vi phạm.

Với những kết quả trên, Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định đạt chuẩn NT năm 2017 theo quyết định số 196/QĐ- TTg, ngày 09/02/2018.

1.5.3. Kinh nghiệm chỉ đạo XD NTM ở huyện iao Thủy, tỉnh Nam Định

Giao Thủy là huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Nam Định, trung tâm huyện cách Thành phố Nam Định 45 km. Tổng diện tích tự nhiên là 237,8 km2 với 31,161 km bờ biển, địa hình bằng phẳng, đất đai phù sa màu mỡ; chia thành 22 đơn vị hành chính, bao gồm 20 xã và 2 thị trấn, Dân số trên190.000 người.

Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn. Song Chương trình xây dựng nông thôn mới được các địa phương và các tầng lớp nhân dân trong huyện tích cực tham gia, đồng tình ủng hộ. Các xã đã xác định rõ cách làm, bước đi triển khai xây dựng nông thôn mới phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, phát huy tối đa vai trò của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò của chi bộ đảng, thôn, xóm và hộ gia đình trong xây dựng nông thôn mới; đã huy động được sự vào cuộc của các chức sắc tôn giáo vận động xây dựng nông thôn mới. Qua đó bộ mặt nông thôn thay đổi rõ rệt, kinh tế nông thôn phát triển khá; các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục phát triển toàn diện, an ninh xã hội được đảm bảo, quy chế dân chủ ở cơ sở được thực hiện tốt, an ninh trật tự xã hội được tăng cường, hệ thống chính trị được củng cố kiện toàn, trình độ sản xuất và đời sống của nông dân được nâng cao, tình làng nghĩa xóm được khơi dậy, các hoạt động văn hóa truyền thống được khôi phục và phát huy , đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.

100% các tuyến đường có chiều rộng nền đường đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; 20/20 trường mầm non, 27/27 trường tiểu học và 20/20 trường trung học cơ sở đều đạt chuẩn Quốc gia; có 20 Nhà văn hóa xã đạt 100% các xã có nhà văn hóa , có 307/307 xóm của 20 xã có nhà văn hoá xóm hoặc điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng đạt 100%); 20/20 xã có hạ tầng kỹ

thuật viễn thông, internet đạt tiêu chuẩn; 100% số xã trên địa bàn huyện đạt tiêu chí nhà ở dân cư, không còn hộ gia đình ở trong nhà tạm, nhà dột nát; Thu nhập bình quân đạt trên 38,5 Triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo không thuộc chính sách bảo trợ xã hội 1,8%.

Từ những kết quả trên, huyện Giao Thủy đã có 100% số xã đạt chuẩn NT và đã được Thủ Tướng Chính phủ công nhận huyện nông thôn mới năm 2017 theo quyết định số 405/QĐ-TTg, ngày 16/4/2018 và đang tiếp tục thực hiện nâng cao các tiêu chí NT trên địa bàn huyện.

1.5.4. Bài học kinh nghiệm cho huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định

Từ thực tiễn chỉ đạo xây dựng NT trên địa bàn huyện Hải Hậu, huyện Trực Ninh và huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm mà huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định có thể tham khảo và vận dụng, đó là:

Một là, Trong quá trình triển khai phải huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quyết tâm chính trị cao, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ, xác định rõ nội dung trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với điều kiện thực tiễn cụ thể của từng địa bàn; hiện thực hóa phương châm hành động của cả hệ thống chính trị và người dân để đạt được sự đồng lòng, đồng thuận và đồng hành của nhân dân.

Hai là, Trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng NT , đã xác định rõ trách nhiệm đối với các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội từ huyện đến cơ sở, đó là: rõ về trách nhiệm; rõ về nội dung, nhiệm vụ; rõ về phương thức, biện pháp, cách thức tổ chức thực hiện và rõ về kết quả đạt được. Từ đó tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy phong trào XD NT ngày càng đạt kết quả rõ nét hơn.

Ba là, Chú trọng và nâng cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở; đảm bảo sâu sát tình hình sản xuất và đời sống của nông dân; sâu sát với thực tiễn địa bàn cơ sở; sâu sát với nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân để thực hiện tốt công tác hướng dẫn, hỗ trợ tích cực nông dân phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập của người nông dân.

Bốn là, Đối với cán bộ, đảng viên, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở phải ưu tiên tập trung giành thời gian, công sức, trí tuệ để lãnh đạo, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện; luôn gần gũi, tôn trọng, thấu hiểu, đối thoại, giải thích, giải đáp, giải quyết kịp thời, tạo sự lan tỏa nhằm phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động trong quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ.

Năm là, Coi trọng, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và chú trọng công tác dân vận chính quyền với cách thức, phương pháp tuyên truyền cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ để người dân hiểu và thực hiện theo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân quyết định, dân làm, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Ngoài sự hỗ trợ của nhà nước, cần phải huy động nguồn lực trong dân để xây dựng NTM theo hướng công khai, dân chủ, đồng thuận cao để nhân dân hiến kế, đề xuất cách thức thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới bền vững trên địa bàn huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)