Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới bền vững trên địa bàn huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 53 - 54)

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Là huyện nằm ở phía Đông Nam tỉnh Nam Định, cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 30 km. Diện tích đất tự nhiên 116,1 km 2 , được bao bọc bởi sông Hồng, sông Ninh Cơ, sông Sò; dân số trên 19 vạn người, với mật độ trung bình trên 1.600 người/km 2 . Huyện có 20 đơn vị hành chính (19 xã, 01 thị trấn . Phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Bình qua sông Hồng , phía Đông Nam giáp huyện Giao Thủy qua sông Sò , phía Nam giáp huyện Hải Hậu, phía Tây giáp huyện Trực Ninh qua sông Ninh cơ . Với địa thế là trung tâm các huyện phía Nam tỉnh và giáp danh với tỉnh Thái Bình, cùng với hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy thuận tiện, đây là điều kiện thuận lợi để giao thương, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2.1.1.2. Khí hậu, thời tiết, thủy văn

Huyện Xuân Trường nằm trong khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông :

Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23-24°C, số tháng có nhiệt độ trung bình lớn hơn 20°C từ 8-9 tháng. ùa đông, nhiệt độ trung bình 18,9°C, tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2. Mùa hạ, nhiệt độ trung bình 27°C, tháng nóng nhất là tháng 7 và tháng 8.

Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm từ 80-85%, độ ẩm gần như không có sự chênh lệch lớn giữa các tháng, tháng có độ ẩm cao nhất là 90% (tháng 3), thấp nhất là 81% (tháng 11).

Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.700-1.800 mm, tập trung vào các tháng 7,8,9. Do lượng mưa nhiều, tập trung nên hay gây ngập úng, làm ảnh

hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, nhất là khi mưa lớn kết hợp với triều cường, nước sông lên cao. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, các tháng có lượng mưa thấp là tháng 12, 1, 2.

2.1.1.3. Tài nguyên

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 11.609,44 ha; trong đó đất nông nghiệp 7.576,59 ha, đất phi nông nghiệp 4.001,76 ha, đất chưa sử dụng 31,09 ha. Nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn toàn huyện lấy từ sông Hồng, sông Ninh cơ và tiêu ra biển qua hệ thống sông Sò.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới bền vững trên địa bàn huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)