Những kết quả đạt được và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới bền vững trên địa bàn huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 68 - 85)

2.3.1.1 Những kết quả đạt được

Toàn huyện có 19 xã. Năm 2013, huyện có 2/19 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bao gồm các xã Xuân Thượng, Xuân phương, năm 2014, có thêm 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bao gồm các xã: Xuân iên; năm 2015, có thêm 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bao gồm các xã: Xuân Đài, Xuân Thành, Xuân Phú, Xuân Trung, Xuân Vinh, Xuân Hoà, Xuân Ngọc, Xuân Ninh; năm 2016, có thêm 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới là xã: Thọ Nghiệp, Xuân Hồng, Xuân Tiến, Xuân Bắc, Xuân Phong, Xuân Tân, Xuân Châu, Xuân Thủy.

Với sự cố gắng của các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở, mức đạt các tiêu chí NT tăng lên rõ rệt. Từ bình quân 8-10 tiêu chí/xã năm 2013 đến hết năm 2017 đạt 19-19 tiêu chí/xã.

Biểu 2.1: Danh sách các xã đ t chuẩn nông thôn mới TT Tên xã Năm đƣợc công nhận Số, ký hiệu, ngày tháng của Quyết định công

nhận Cấp ban hành Quyết định 1 Xã Xuân Thượng 2013 Quyết định số 346/QĐ- UBND ngày 04/3/2014 UBND tỉnh Nam Định 2 Xã Xuân Phương 2013 Quyết định số 346/QĐ- UBND ngày 04/3/2014 UBND tỉnh Nam Định

3 Xã Xuân Kiên 2014 Quyết định số 426/QĐ- UBND ngày 08/3/2015

UBND

tỉnh Nam Định

4 Xã Xuân Đài 2015 Quyết định số 503/QĐ- UBND ngày 10/3/2016 UBND tỉnh Nam Định 5 Xã Xuân Thành 2015 Quyết định số 503/QĐ- UBND ngày 10/3/2016 UBND tỉnh Nam Định 6 Xã Xuân Phú 2015 Quyết định số 503/QĐ- UBND ngày 10/3/2016 UBND tỉnh Nam Định

7 Xã Xuân Trung 2015 Quyết định số 503/QĐ- UBND ngày 10/3/2016

UBND

tỉnh Nam Định

8 Xã Xuân Vinh 2015 Quyết định số 503/QĐ- UBND ngày 10/3/2016

UBND tỉnh Nam Định

9 Xã Xuân Hòa 2015 Quyết định số 503/QĐ- UBND ngày 10/3/2016 UBND tỉnh Nam Định 10 Xã Xuân Ngọc 2015 Quyết định số 503/QĐ- UBND ngày 10/3/2016 UBND tỉnh Nam Định

11 Xã Xuân Ninh 2015 Quyết định số 503/QĐ- UBND ngày 10/3/2016 UBND tỉnh Nam Định 12 Xã Thọ Nghiệp 2016 Quyết định số 657/QĐ- UBND ngày 07/4/2017 UBND tỉnh Nam Định 13 Xã Xuân Hồng 2016 Quyết định số 657/QĐ- UBND

UBND ngày 07/4/2017 tỉnh Nam Định

14 Xã Xuân Tiến 2016 Quyết định số 657/QĐ- UBND ngày 07/4/2017 UBND tỉnh Nam Định 15 Xã Xuân Bắc 2016 Quyết định số 657/QĐ- UBND ngày 07/4/2017 UBND tỉnh Nam Định

16 Xã Xuân Phong 2016 Quyết định số 657/QĐ- UBND ngày 07/4/2017

UBND

tỉnh Nam Định

17 Xã Xuân Tân 2016 Quyết định số 1889/QĐ- UBND ngày 18/8/2017

UBND

tỉnh Nam Định

18 Xã Xuân Châu 2016 Quyết định số 1889/QĐ- UBND ngày 18/8/2017

UBND

tỉnh Nam Định

19 Xã Xuân Thủy 2016 Quyết định số 1889/QĐ- UBND ngày 18/8/2017

UBND

tỉnh Nam Định

Nguồn: Văn phòng điều phối NTM huyện Xuân Trường

* Kết quả đ t đƣợc theo Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM:

Tiêu chí về quy hoạch: 19/19 xã đạt tiêu chí số 1 về Quy hoạch theo quy định của Trung ương và của tỉnh Nam Định

Quy hoạch được xác định là nội dung phải được triển khai trước một bước để định hướng cho xây dựng NTM. Đầu năm 2011, UBND huyện đã chỉ đạo các xã phối hợp chặt chẽ với đơn vị tư vấn và các cơ quan chuyên môn của huyện rà soát, đánh giá đúng hiện trạng nông thôn, quy hoạch sát thực, khả thi, đảm bảo tính đồng bộ và liên kết vùng; Đồ án quy hoạch và Đề án xây dựng NT được công khai đến từng thôn, xóm để lấy ý kiến của nhân dân và được Hội đồng thẩm định của huyện nhiều lần góp ý hoàn chỉnh trước khi phê duyệt. Quy hoạch NTM của các xã hoàn thành xong trong năm 2011, Đề án hoàn thành xong trong năm 2012. ết quả có 100% số xã đạt tiêu chí số 1 quy hoạch .

Tiêu chí về giao thông: 19/19 xã đạt chuẩn

Toàn huyện đã nhựa hoá, bê tông hoá đường trục xã được 116,44 km, đạt tỷ lệ 94,81%;

Cứng hoá đường dong, ngõ xóm được 398,49 km, đạt tỷ lệ 100%;

Cứng hoá đường giao thông trục chính nội đồng được 130,49 km, đạt tỷ lệ 81,06%.

ết quả có 100% số xã đạt tiêu chí số 2 giao thông .

Tiêu chí về thủy lợi: ết quả có 100% số xã đạt tiêu chí số 3 thủy lợi . Hệ thống thuỷ lợi của các xã được thiết kế và xây dựng phù hợp với quy hoạch hệ thống thuỷ lợi chung của huyện đảm bảo tưới, tiêu cho khoảng 13 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu phòng chống thiên tai, đời sống nhân dân trong toàn huyện. Tổng chiều dài kênh mương cấp 3 do địa phương quản lý là 642,500 km đã kiên cố hoá được 47,5 km, đạt 7,40% . Hàng năm thực hiện kế hoạch làm thủy lợi nội đồng, các địa phương đã tập trung nạo vét kênh mương, đắp bổ sung bờ vùng, bờ thửa, xây dựng, tu bổ sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi nội đồng, giải tỏa, khơi thông dòng chảy các tuyến kênh sông đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch, với khối lượng đào đắp trên 300.000 m3/năm.

Tiêu chí về điện nông thôn: 19/19 số xã đạt tiêu chí số 4 về điện theo quy định của Trung ương và của tỉnh Nam Định

Đã triển khai các dự án DEP1, DEP2 trên địa bàn 14 xã, đây là các dự án thực hiện chống quá tải trên địa bàn các xã, cụ thể: thay thế và cải tạo hệ thống đường trục trung áp của các xã, lắp đặt thêm các trạm biến áp mới tại các khu vực bị quá tải, thay thế hạ áp, hòm, hộp công tơ,… và thực hiện dự án KFW cải tạo hệ thống lưới điện hạ thế trên địa bàn 6 xã, gồm: thay thế các cột hạ thế, xà, xứ, thay dây dẫn hạ thế bằng cáp vặn xoắn. Điện lực huyện thực hiện các chương trình sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn theo kế hoạch đã được phê duyệt; thay thế, lắp đặt các tụ bù của trung thế, hạ thế, các cầu dao phụ tải, máy cắt,… Đến nay, nguồn vốn huy động đầu tư cải tạo và xây dựng mới hệ thống điện nông thôn khoảng 68,454 tỷ đồng, chủ yếu là vốn của ngành điện, người dân đóng góp đất xây dựng hành lang an toàn lưới điện, hệ thống điện chiếu sáng đường thôn, ngõ xóm. Đảm bảo 100% số xã đều có hệ thống điện đạt chuẩn; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt 100%.

Tiêu chí về trường học: 19/19 xã đều đạt tiêu chí số 5 về trường học theo quy định của Trung ương và của tỉnh Nam Định

Toàn huyện đã xây mới, nâng cấp, sửa chữa 525 phòng học, 298 phòng chức năng của các trường mầm non, tiểu học, THCS; mua sắm bổ sung trang thiết bị, đồ dùng dạy học với tổng kinh phí thực hiện là 481,538 tỷ đồng. Trong đó, cấp mầm non 215 phòng học, 73 phòng chức năng; cấp tiểu học 171 phòng học, 105 phòng chức năng; cấp THCS 139 phòng học, 120 phòng chức năng. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 81,15%, cụ thể: ầm non 15 trường đạt chuẩn/20 trường = 75%; Tiểu học 28 trường đạt chuẩn/28 trường = 100%; THCS 13 trường đạt chuẩn/21 trường = 61,9%; các trường học còn lại mầm non 5 trường, THCS 8 trường đều có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia

Tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa: 19/19 xã đều đạt tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa theo quy định của Trung ương và của tỉnh Nam Định

Đã xây mới thêm và cải tạo, nâng cấp được 168 nhà văn hóa thôn, xóm, với kinh phí bình quân 400 - 900 triệu đồng/01 Nhà văn hóa; 19 sân thể thao xã và xây mới 03 Nhà văn hóa trung tâm xã. Các xã chưa có nhà văn hóa trung tâm, hiện đang sử dụng hội trường UBND xã, HTX nông nghiệp làm nơi hội họp và đã qui hoạch xây dựng giai đoạn 2011-2020. Đến hết tháng 9/2017, 100% thôn, xóm có NVH, NVH liên xóm - điển hình trong phong trào xây dựng nhà văn hoá thôn, xóm là xã Xuân Hoà, Xuân Đài, Xuân Trung, Xuân Ninh. hu thể thao trung tâm, khu vực đã được quy hoạch và đang từng bước được đầu tư xây dựng. Mạng lưới Nhà văn hóa - khu thể thao các xã hoạt động thường xuyên, có hiệu quả, đã đáp ứng được các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và tổ chức hội họp của nhân dân. Nội dung hoạt động phòng chống đuối nước cho trẻ em đã được thực hiện ở tất cả các xã, đặc biệt vào dịp nghỉ hè.

Tiêu chí về chợ nông thôn: 19/19 xã đều đạt theo quy định

Hệ thống chợ nông thôn trên địa bàn được đầu tư cải tạo, nâng cấp ngày càng đáp ứng nhu cầu giao thương phát triển kinh tế - xã hội, tổng số vốn đầu tư cải tạo, xây dựng chợ nông thôn 7,13 tỷ đồng. Đến nay các chợ đều được đầu tư xây dựng đầy đủ các hạng mục công trình; trang bị, lắp đặt biển, tên chợ, nội

quy, thiết bị PCCC, cân đối chứng; có Ban quản lý tổ chức điều hành các hoạt động tại chợ; bố trí bãi gửi xe đảm bảo an toàn, trật tự giao thông. Toàn huyện đến nay có 02 chợ hạng 2 chợ cầu Cụ - Xuân Tiến, chợ Hành Thiện – Xuân Hồng) và 14 chợ hạng 3. ột số địa phương chưa có chợ như Xuân Thượng, Xuân phương, Xuân Tân, Xuân Thủy, Xuân Châu,… chuyển đổi qui hoạch chợ thành điểm dịch vụ thương mại và các qui hoạch khác phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. ết quả có 100% số xã đạt tiêu chí số 7 cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn .

Tiêu chí về bưu điện: 19/19 xã đều đạt tiêu chí số 8 về bưu điện theo quy định của Trung ương và của tỉnh Nam Định

Các xã đều có Bưu điện văn hóa xã từ trước năm 2011, được xây dựng ở vị trí phù hợp, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính của nhân dân. Bưu điện luôn quan tâm đầu tư, nâng cấp, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ các tổ chức và cá nhân tại địa phương. Dịch vụ viễn thông phát triển mạnh những năm gần đây, Internet tốc độ cao đã đến được hầu hết các điểm bưu điện văn hóa xã, vùng phủ sóng 3G đã đạt trên 90% dân số. Hầu hết người dân khu vực nông thôn được sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông phổ cập. Các xã đều được trang bị Đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn, xóm. Công tác quản lý và điều hành của các xã hầu hết đã ứng dụng phổ cập công nghệ thông tin; 19/19 xã có trang thông tin điện tử; 100% cán bộ, công chức đã được cấp hòm thư điện tử công vụ và trên 80% cán bộ, công chức xã sử dụng thành thạo hòm thư điện tử công vụ trong giải quyết công việc.

Tiêu chí về nhà ở dân cư: 19/19 xã đều đạt tiêu chí về số 9 nhà ở nông thôn theo quy định của Trung ương và của tỉnh Nam Định

Những năm vừa qua, kinh tế nông nghiệp, nông thôn có sự phát triển vượt bậc, đời sống, tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên. Bên cạnh đó, huyện Xuân Trường đã thực hiện tốt chính sách nhà ở cho người nghèo theo chính sách của Chính phủ, tuyên truyền, vận động nhân dân xây mới, cải tạo, nâng cấp nhà ở, công trình ao, vườn, chuồng trại chăn nuôi theo tiêu chí “3 sạch”. Từ đó, nhà ở nông thôn đã có sự thay đổi vượt bậc. Đến nay,

tỷ lệ nhà ở dân cư đạt chuẩn chiếm 96%. Trên địa bàn huyện không còn nhà tạm, nhà dột nát.

Tiêu chí về thu nhập: 19/19 xã đều đạt theo quy định của TW và tỉnh Với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn, các xã trong huyện đã tập trung các giải pháp, huy động tối đa mọi nguồn lực để phát triển mọi lĩnh vực: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ,... từ đó nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Thu nhập bình quân khu vực nông thôn tăng từ 11 triệu đồng/người năm 2010 lên 30 triệu đồng/người năm 2015, đến tháng 9/2017 thu nhập bình quân đạt 39,14 triệu đồng/người.

Cơ cấu tỷ trọng các ngành kinh tế của huyện Xuân Trường Nông nghiệp, thủy sản: 12,09 %

Công nghiệp, xây dựng: 54.49%% Dịch vụ 33,42%

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Xuân Trường năm 2018

Tiêu chí về hộ nghèo: 19/19 xã đều đạt tiêu chí số 11 về hộ nghèo theo quy định của Trung ương và của tỉnh Nam Định

Công tác LĐ-TBXH, BHXH đã đảm bảo thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với người hưởng lương, BHXH, đối tượng chính sách và các đối tượng xã hội. Hàng năm, hàng chục nghìn người thuộc hộ gia đình nghèo, hộ cận nghèo được cấp thẻ Bảo hiểm y tế miễn phí, học sinh con hộ nghèo được miễn, giảm học phí, các hộ nghèo, hộ có người hưởng bảo trợ xã hội được hỗ trợ tiền điện theo quy định. Chính sách tín dụng được Ngân hàng chính sách xã hội phối hợp với các hội, đoàn thể, UBND các xã triển khai có hiệu quả. Người nghèo được thụ hưởng các chính sách tạo việc làm qua vay vốn, xuất khẩu lao động,...

Năm 2010 chuẩn nghèo theo thu nhập từ 200.000 đồng/người/tháng trở xuống) bình quân toàn huyện đạt 8,32%, với 4.190 hộ nghèo. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo không thuộc đối tượng chính sách BTXH giảm còn 1,71%; có 100% số xã

đạt tiêu chí số 10 (thu nhập) và tiêu chí số 11 (hộ nghèo), cụ thể thu nhập bình quân đầu người và tỷ lệ hộ nghèo tính đến tháng 12/2018 như sau:

Biểu 2.2: Biểu tổng hợp thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo huyện Xuân Trƣờng

STT Thu nhập (Tr.đồng/ngƣời) Tỷ lệ hộ nghèo (%) 1 Xuân Châu 37,10 1,97 2 Xuân Hồng 40,50 1,91 3 Xuân Thành 37,20 1,91 4 Xuân Thượng 38,00 1,30 5 Xuân Phong 37,30 1,88 6 Xuân Đài 37,30 1,82 7 Xuân Tân 37,30 1,49 8 Xuân Thủy 37,10 1,93 9 Xuân Ngọc 37,30 1,44 10 Xuân Bắc 37,50 1,78 11 Xuân Phương 39,50 1,43 12 Thọ Nghiệp 37,30 1,86 13 Xuân Phú 37,30 1,92 14 Xuân Trung 42,50 1,93 15 Xuân Vinh 37,30 1,76 16 Xuân Kiên 43,00 1,42 17 Xuân Tiến 47,50 1,25 18 Xuân Ninh 39,50 1,41 19 Xuân Hòa 37,20 1,89 Toàn huyện 39,14 1,71

Nguồn: chi cục Thống kê huyện Xuân Trường năm 2018

Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên: 19/19 xã đều đạt tiêu chí số 12 theo quy định của Trung ương và của tỉnh Nam Định

Đã tổ chức 126 lớp dạy nghề cho 4.360 lao động nông thôn, trong đó 1.324 lao động (30,37%) học các nghề nông nghiệp; 3.036 lao động (69,63%)

học nghề phi nông nghiệp. Trên 85% lao động sau học nghề có việc làm ổn định, thu nhập bình quân đạt từ 2,5 – 5,5 triệu đồng/người/tháng. Những lao động sau học nghề nông nghiệp đều tổ chức sản xuất hiệu quả hơn, thu nhập cao hơn, nhất là những chủ trang trại, gia trại. Tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề tăng đạt 46,71%.

Các chương trình phát triển kinh tế, thu hút đầu tư và đào tạo nghề đã góp phần quan trọng tạo thêm nhiều việc làm ổn định và thu nhập khá cho người lao động nông thôn, đồng thời góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và tạo thêm nhiều nguồn lực để xây dựng NTM. Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm đạt 94,47%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn 50,2%.

Biểu 2.3: Lao động và tỷ lệ lao động có việc làm của huyện Xuân Trƣờng

STT Tổng số lao động Tổng số lao động có việc làm Tỷ lệ % 1 Xuân Hồng 8.977 8.522 94,93 2 Xuân Trung 4.610 4.372 94,83

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới bền vững trên địa bàn huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 68 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)