2.3.2.1 Những hạn chế, yếu kém:
Mặc dù những kết quả đạt được là rất đáng kể, không phải địa phương nào cũng dễ dàng làm được, song quá trình chỉ đạo XD NTM trên địa bàn huyện Xuân Trường vẫn còn có những hạn chế, đó là:
Tiến độ xây dựng NTM ở một số địa phương còn chậm so với mục tiêu đặt ra, phong trào không đồng đều giữa các thôn, xóm và giữa các xã. Một số địa phương đã được công nhận đạt chuẩn NT chưa quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng các tiêu chí, chất lượng thực hiện một số tiêu chí NT chưa cao, chưa thật sự bền vững, nhất là nhóm tiêu chí về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, y tế, văn hóa, giáo dục và môi trường,…
Trong thực hiện các nội dung xây dựng NT , một số địa phương mới tập trung cao cho xây dựng cơ sở hạ tầng, các nội dung về phát triển sản xuất nâng cao
thu nhập, phát triển văn hóa, cải thiện môi trường,… chưa được quan tâm chỉ đạo và đầu tư đúng mức nên chưa có chuyển biến rõ nét. Chưa có chính sách hỗ trợ phù hợp kịp thời, đối với các địa phương có điểm xuất phát thấp và điều kiện kinh tế xã hội khó khăn như Xuân Thủy, Xuân Châu, Xuân Tân.
Nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội tiếp tục khó khăn - Nhất là việc huy động các nguồn vốn để thực hiện các giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Kết cấu hạ tầng đầu tư chưa đồng bộ và chưa đồng đều giữa các địa phương, một số xã như Xuân Thuỷ, Xuân Châu, Xuân Phong, Xuân Tân… có tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng chậm do điều kiện địa hình, xuất phát điểm thấp, đầu tư lớn, trong khi nguồn vốn còn hạn chế; công tác quản lý, duy tu và bảo dưỡng các công trình hạ tầng còn nhiều bất cập, chưa có cơ chế tài chính để thực hiện; việc đầu tư xây dựng một số công trình ở các xã còn để xảy ra tình trạng lãng phí; huy động, phân bổ, quản lý và sử dụng nguồn vốn NTM một số địa phương thực hiện chưa đúng hướng dẫn, chưa mạnh dạn giao cho các cộng đồng dân cư tự bàn, tự quyết định và tự làm dẫn tới sự lãng phí trong sử dụng nguồn kinh phí xây dựng NTM.
Phương thức tổ chức sản xuất, việc áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất chuyển biến chậm; hiệu quả hoạt động của nhiều HTX SX DDV nông nghiệp chưa cao, việc thực hiện liên kết “4 nhà” trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế,... Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp rơi vào thời kỳ suy thoái, chậm được hồi phục và phát triển. Làng nghề nông thôn phát triển chậm, phân bố không đồng đều giữa các khu vực dân cư, hầu hết các địa phương người dân làm nghề nông nghiệp vẫn là chủ yếu, chưa quan tâm quy hoạch và đầu tư phát triển làng nghề nông thôn, nên chuyển dịch cơ cấu lao động dôi dư từ sản xuất nông nghiệp sang phi nông nghiệp là khó khăn.
2.3.2.2. Nguyên nhân của các hạn chế:
CTMTQG XD NTM là một chương trình hoàn toàn mới, chưa có nhiều địa phương thực hiện thành công để vận dụng, áp dụng vào địa bàn cho nên thời gian đầu công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng NT còn lúng túng; các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình còn chậm và có thay đổi ở cấp tỉnh; một số
chính sách triển khai chưa đồng bộ, một số tiêu chí chưa phù hợp nên các địa phương gặp khó khăn trong triển khai thực hiện.
Huy động nguồn lực để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế vào khu vực nông thôn còn khó khăn. Việc lãnh đạo, chỉ đạo định hướng phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; đổi mới và xây dựng các hình thức sản xuất phù hợp còn lúng túng, chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm. Một số mô hình sản xuất được đầu tư, nhưng mới chỉ dừng lại ở một nhóm nhỏ tham gia, chưa mang tính chất lan tỏa, chưa tạo được số lượng hàng hóa lớn, chất lượng cao và chưa đồng nhất theo yêu cầu của thị trường để thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Do đó chưa khuyến khích được nông dân tích cực đầu tư để làm giàu từ sản xuất nông nghiệp. Ở một số địa phương còn để xảy ra hiện tượng nông dân bỏ đất canh tác, nhất là trong sản xuất vụ đông.
Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động tại các xã chưa được triển khai thực hiện tốt, do từng địa phương chưa xác định được thế mạnh để đào tạo ngành nghề phù hợp. Đào tạo nghề đa số vẫn chưa theo nhu cầu của người dân, mới chỉ thực hiện việc đào tạo nghề theo chương trình chứ chưa đào tạo theo nhu cầu của xã hội.
Nguồn nhân lực phục vụ chương trình TQG xây dựng NTM còn thiếu và yếu, các thành viên trong BCĐ, Ban điều phối các cấp đều làm kiêm nhiệm; Ban chỉ đạo cấp xã chưa huy động hết tiềm năng nội lực trong nhân dân, vẫn còn tư tưởng làm thay cho dân, chạy theo thành tích, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước.
Công tác tuyên truyền có nơi, có lúc chưa được chú trọng, nội dung và hình thức tuyên truyền chưa được đổi mới, chưa đảm bảo sâu rộng và thiết thực đến toàn thể các đoàn viên, hội viên và nhân dân.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Trên cơ sở tìm hiểu những đặc điểm của Huyện Xuân Trường về đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội, Luận văn đã phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới của huyện Xuân Trường.
Nội dung chính mà Chương 2 của Luận văn đã đi sâu nghiên cứu là thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới bền vững của huyện Xuân Trường. Nhìn chung, hoạt động này trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trên các nội dung. Việc hoạch định chiến lược, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước và chính sách về xây dựng nông thôn mới ngày càng được hoàn thiện. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về XD NT được chú trọng bước đầu đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn. Sự tích cực, chủ động, linh hoạt trong tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung XD NT cùng với sự thanh tra, kiểm tra, giám sát là những điểm mạnh đáng ghi nhận của huyện Xuân Trường.
Tuy nhiên, thực trạng cũng cho thấy những hạn chế không nhỏ, nổi bật trên các phương diện. Tiến độ xây dựng NT ở một số địa phương còn chậm so với mục tiêu đặt ra, phong trào không đồng đều giữa các thôn, xóm và giữa các xã. Một số địa phương đã được công nhận đạt chuẩn NT chưa quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng các tiêu chí, chất lượng thực hiện một số tiêu chí NTM chưa cao, chưa thật sự bền vững, nhất là nhóm tiêu chí về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, y tế, văn hóa, giáo dục và môi trường, tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu chưa được phát huy mạnh mẽ, công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế,...
Điều này đặt ra những yêu cầu hoàn thiện trên nhiều mặt cho hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới bền vững của huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định nhằm đạt được hiệu quả cao hơn nữa.
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN XUÂN TRƢỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
3.1. Chủ trƣơng, quan điểm của tỉnh Nam Định về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 và những năm tiếp theo
3.1.1 Chủ trương, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ
3.1.1.1. Chủ trương, quan điểm
Tiếp tục thực hiện Quyết định số 1620/QĐ-TTg ngày 20/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NT ”, để đẩy mạnh tiến độ triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XD NT trên địa bàn tỉnh, ngày 27/9/2016, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Kế hoạch số 76/KH-UBND về tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Chung sức XD NT giai đoạn 2016 - 2020”, cụ thể như sau:
Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NT đã đạt được, theo các tiêu chí NT nâng cao của tỉnh Nam Định. Tập trung chỉ đạo phát triển KT-XH địa phương, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. XD NTM có kết cấu hạ tầng KT-XH từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái đựợc bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững.
3.1.1.2. Mục tiêu
Phấn đấu đến năm 2019 có 209/209 xã trong tỉnh đều đạt chẩn NT từng bước nâng cao chất lượng các tiêu chí theo chuẩn NT bền vững, các huyện đều đạt chuẩn NT , năm 2020 Huyện Hải Hậu và các xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2010-2015: được công nhận lại đạt chuẩn NT theo quy định, tỉnh Nam Định đạt chuẩn NT .
3.1.1.3. Các nhiệm vụ cụ thể để duy trì và nâng cao chất lượng các theo tiêu chí của xã NT .
Một là: về hạ tầng kinh tế – xã hội trên địa bàn xã đồng bộ, phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và đảm bảo các yêu cầu phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Cụ thể như sau:
Hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn đạt chuẩn theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 21/11/2016 của UBND tỉnh và quy định cụ thể của các Bộ, ngành Trung ương.
Riêng đối một số tiêu chí phải đảm bảo thêm các yêu cầu sau:
Hệ thống thủy lợi: Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu ứng phó hiệu quả với mức độ rủi ro thiên tai cấp độ 3 bão, lũ, lụt).
Trường học: Trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia và đạt chuẩn “Xanh - sạch - đẹp - an toàn”; Trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 và đạt chuẩn “Xanh - sạch - đẹp - an toàn”; Trường Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia và đạt chuẩn “Xanh - sạch - đẹp - an toàn”.
Trạm y tế xã: Đạt yêu cầu “Xanh - sạch - đẹp”. Có phương án/kế hoạch và bố trí nguồn vốn để thường xuyên duy tu bảo trì, nâng cấp các công trình hạ tầng kinh tế xã hội. Quản lý, sử dụng hiệu quả các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội đã được đầu tư.
Hai là: về phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sông nhân dân: Có quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành hàng, sản phẩm chủ lực của xã (ít nhất đối với 01 sản phẩm nông nghiệp chủ lực); thực hiện hiệu quả quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành hàng, sản phẩm chủ lực của xã và các nội dung tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Có vùng hoặc mô hình chuyển đổi sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững.
Có ít nhất 01 vùng cánh đồng lớn đạt Tiêu chí cánh đồng lớn.
Có ít nhất 01 chuỗi liên kết bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản hàng hóa của xã.
Có HTX hoạt động hiệu quả theo Luật HTX năm 2012.
Có ít nhất một trong các mô hình: Nông nghiệp an toàn, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ hoặc nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Giải quyết thêm việc làm mới thường xuyên cho từ 100 lao động nông thôn trở lên thông qua các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên ≥95%.
Thu nhập bình quân đầu người/năm: Năm 2019 ≥ 49,2 triệu đồng; năm 2020 ≥ 54,6 triệu đồng.
Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều không thuộc đối tượng bảo trợ xã hội ≤ 1 %.
Ba là: về giáo dục, y tế, văn hóa:
Đạt chuẩn và duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và giáo dục trung học cơ sở mức độ 2 trở lên.
Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo ≥65%.
Có 100% số lao động nông thôn trong độ tuổi lao động thường trú ở địa phương có khả năng tham gia lao động được phổ biến kiến thức khoa học, công nghệ, rủi ro thiên tai, cơ chế, chính sách của Nhà nước và được cung cấp thông tin để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu và mức hưởng thụ các dịch vụ y tế ban đầu cho người dân.
Thực hiện hiệu quả công tác kiểm soát các bệnh truyền nhiễm và bệnh gây dịch.
hông để xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm đông người.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao tại Trung tâm văn hóa - thể thao của xã, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được phát huy thông qua các hoạt động sinh hoạt văn hóa của địa phương.
Cộng đồng dân cư trong xã đoàn kết, đồng thuận, dân chủ có nhiều hoạt động tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau và hoạt động đền ơn, đáp nghĩa nhân đạo, từ thiện.
Đảm bảo bình đẳng giới, không để xảy ra vụ việc nghiêm trọng về bạo lực gia đình và xâm hại trẻ em.
Bốn là: về cảnh quan – ôi trường
Có 100% số hộ dân trên địa bàn xã được cung cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung.
Cảnh quan môi trường nông thôn thường xuyên sáng - xanh - sạch - đẹp: Các khu công cộng, đường giao thông, sông, kênh mương không có rác, thường xuyên sạch sẽ; đường trục xã, liên xã có dải cây xanh; đường trong khu dân cư có cây xanh, có điện chiếu sáng; có tuyến đường hoa
Có mô hình quy mô từ thôn/xóm trở lên về phân loại rác thải tại nguồn. Các khu dân cư tập trung có hệ thống thu gom nước thải, tiêu thoát nước mưa; nước thải đã qua xử lý trước khi đổ ra kênh mương.
Các hộ gia đình đảm bảo “3 sạch”: Xã có hoạt động xử lý rác thải thân thiện với môi trường; Duy trì thường xuyên hoạt động thu gom, vận chuyển xử lý rác thải của xã; tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn xã đạt từ 90% trở lên.
Năm là an ninh trật tự – Hành chính công:
An ninh trật tự được bảo đảm; không có khiếu kiện đông người; không để xảy ra trọng án; các loại tội phạm và tai tệ nạn xã hội giảm so với năm trước.
Xã thường xuyên tổ chức hiệu quả phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, được đông đảo người dân hưởng ứng tham gia.
Có các mô hình tự quản, liên kết bảo vệ an ninh trật tự hoạt động thường xuyên, hiệu quả.
Thực hiện tốt cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính.
Giải quyết các thủ tục hành chính cho các tổ chức, công dân đảm bảo đúng hạn, đúng quy định.
Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở.
100% số thôn/xóm có hương ước, quy ước được phê duyệt và tổ chức thực hiện tốt các hương ước, quy ước.
Sáu là hoạt động của các đoàn thể chính trị – xã hội: Các đoàn thể chính trị - xã hội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; có kế hoạch chương trình hành động cụ thể tích cực tham gia hiệu quả phong trào thi đua “Chung sức xây dựng NT ”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NT , đô thị văn minh” và