Nội dung quản lý nhà nước về công tác thanh niên đồng bào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 66)

thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

2.2.3.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản, chiến lược, chính sách, chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên đồng bào DTTS

Nhằm thực hiện có hiệu quả những nội dung quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trên cơ sở những văn bản quy định của Trung ương, tỉnh Quảng Trị đã thể chế hóa, đồng thời ban hành một số văn bản qui định chế độ, chính sách riêng của địa phương nhằm phát huy vai trò của thanh niên, cụ thể như:

Trên cơ sở Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 13/10/2011 của Tỉnh ủy Quảng Trị về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020; tại Kỳ họp thứ 3 khóa XI gày 27/10/2011 HĐND tỉnh Quảng Trị ban hành Nghị quyết số 22/2011/NQHĐND về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020; theo đó, về mục tiêu: Xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế, góp phần đưa Quảng Trị cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020:

- 100% thanh niên trong lực lượng vũ trang, thanh niên công chức, viên chức, thanh niên học sinh và sinh viên; 70% thanh niên nông thôn, đô thị và công nhân thường xuyên được học nghị quyết của các cấp uỷ Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến đời sống, học tập và việc làm của thanh niên. Đến năm 2020, có ít nhất 90% thanh niên được học tập, nghiên cứu các nội dung trên.

- Hàng năm tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho khoảng 30% thanh niên lao động tự do và thanh niên lao động ở các khu công nghiệp, khu kinh tế; tư vấn pháp luật cho 25% thanh niên nông thôn, miền núi, thanh niên dân tộc thiểu số.

- Bình quân hàng năm tạo việc làm mới cho 6.000 - 7.000 thanh niên, với tỷ lệ số thanh niên được tạo việc làm mới chiếm khoảng, định hướng đến năm 2020 có trên 10.000 thanh niên/năm. Giải quyết việc làm cho 60 - 70% thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Có trên 80 % thanh niên được tư vấn về nghề nghiệp, việc làm; 70% thanh niên trong độ tuổi lao động được đào tạo nghề; Giảm tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên đến năm 2020 xuống dưới 4,2% (bảng 2.2).

Bảng 2.2. Tỷ lệ thanh niên có việc làm và đƣợc tạo việc làm mới giai đoạn 2015 - 2019

Năm

Dân số thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh niên dân tộc thiểu số Thanh niên có việc làm qua các năm Tỷ trọng Thanh niên có việc làm qua các năm (%) Thanh niên đƣợc tạo việc làm qua các năm Tỷ trọng Thanh niên đƣợc tạo việc làm qua các năm (%) 2015 37.168 19.439 52.3 6.201 16.68 2016 39.276 25.640 65.3 6.356 16.18 2017 39.698 31.661 79.8 6.021 15.17 2018 40.606 39.396 97.0 7.735 19.05 2019 40.844 47.237 115.7 7.841 19.20

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015 – 2019

- Đến năm 2020, có ít nhất 90% thanh niên được trang bị kỹ năng sống, kiến thức về bình đẳng giới, sức khoẻ sinh sản, xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng chống bạo lực gia đình, kiến thức phòng chống các tệ nạn xã hội. - Phấn đấu đến năm 2020, chiều cao bình quân của thanh niên 18 tuổi là 1,67m; chiều cao bình quân của nữ thanh niên 18 tuổi là 1,56m.

- Đến năm 2020, có 90% thanh niên vùng đồng bằng, 80% thanh niên miền núi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương; 100% thanh niên học sinh được giáo dục hướng nghiệp.

- Hàng năm, bồi dưỡng và nâng cao năng lực về quản lý Nhà nước cho ít nhất 30% cán bộ, công chức trẻ cấp xã; 40% cán bộ, công chức trẻ cấp tỉnh, huyện.

- Đến năm 2015, 100% các huyện, thành phố và thị xã hoàn thành việc đầu tư xây dựng Nhà thiếu nhi hoặc Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi.

- Phấn đấu đến năm 2020, 100% xã, phường, thị trấn đồng bằng, 60% xã miền núi, vùng sâu, vùng xa có điểm vui chơi, hoạt động cho thanh thiếu nhi.

Ngày 04 tháng 7 năm 2012, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Quyết định số 997/QĐ-UBND, Quyết định ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược Phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2012-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị với Mục tiêu tổng quát: Xây dựng thế hệ thanh niên tỉnh Quảng Trị phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, có đạo đức cách mạng, có ý thức chấp hành pháp luật, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa; có trình độ học vấn, nghề nghiệp và việc làm; có văn hóa, sức khỏe, kỹ năng sống và ý chí vươn lên; xung kích, sáng tạo làm chủ khoa học và công nghệ tiên tiến; hình thành nguồn nhân lực trẻ, có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Phát huy vai trò và trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nghị quyết số 04/2013/NQ-HĐND ngày 13/3/2013 về việc quy định chính sách thu hút, khuyến khích nguồn nhân lực chất lượng cao và sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy đến công tác, làm việc tại tỉnh Quảng Trị;

UBND tỉnh đã ban hành các Quyết định: Quyết định số 458/2008/QĐ UBND ngày 26/12/2008 Quy định chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp Đại

học về công tác ở cấp xã, phường, thị trấn; Quyết định số 308/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 phê duyệt Đề án đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 655/QĐ-UBND ngày 02/05/2012 về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm” đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Quyết định số 89/QĐ-UBND ngày 29/5/2012 về việc ban hành Đề án Đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và thu hút nhân lực có trình độ cao giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh Quảng Trị; Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 18/6/2014 Quy định Chính sách đãi ngộ đối với bác sĩ, dược sĩ đại học và những người có trình độ sau đại học chuyên ngành y, dược đang công tác tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh Quảng Trị;

Dựa trên các văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Quảng Trị về lĩnh vực quản lý nhà nước về thanh niên, theo đó, các sở ban ngành, UBND các huyện, thành phố của tỉnh cũng đã cụ thể hóa thành các kế hoạch về công tác thanh niên theo ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi mình quản lý và tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương.

Theo báo cáo số liệu thống kê danh mục các văn bản chỉ đạo điều hành thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về thanh niên của Sở Nội vụ qua các năm cho thấy, việc ban hành hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên là khá đầy đủ, đã triển khai hầu hết các nội dung hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương.

Về thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo trong thanh niên, theo Đề án “Hỗ trợ các hộ thanh niên thuộc diện nghèo giảm và thoát nghèo”, hàng năm ngành Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp cùng Tỉnh Đoàn đã tổ chức rà soát, nắm bắt tình hình thanh niên là hộ nghèo và hộ nghèo có thanh niên

trên địa bàn, nhằm tạo điều kiện để thanh niên có cơ hội phấn đấu vươn lên thoát nghèo và ổn định cuộc sống.

Theo số liệu thống kê, Năm 2017 tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm được 1,97% nhưng vẫn cao hơn tỉ lệ chung cả nước 1,72 lần, hơn các tỉnh trong khu vực 1,4 lần và xếp thứ 47/63 tỉnh, thành phố về tỉ lệ hộ nghèo. Năm 2017 toàn tỉnh có 22.313 hộ nghèo, tỉ lệ 13,49%, trong lúc đó ở 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên tỉ lệ hộ nghèo rất cao. Huyện Hướng Hóa năm 2017 có 6.344 hộ nghèo chiếm 32,78%; huyện Đakrông có 4.810 hộ nghèo, tỉ lệ 55,05%. Xem xét tốc độ giảm nghèo của vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số cho thấy năm 2016 tỉ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số là 39,64%, cao hơn tỉ lệ hộ nghèo chung của tỉnh 2,57 lần; năm 2018 còn 32,1%, giảm 7,55% nhưng lại cao hơn đến 2,79 lần so với tỉ lệ chung của tỉnh; năm 2019 còn 29,3%, giảm 2,8 % so với năm 2018.

Tổ chức thực hiện các đề án đào tạo nghề cho thanh niên vùng dân tộc thiểu số

Xác định được vấn đề thanh niên dân tộc thiểu số là những người sinh sống chủ yếu ở vùng nông thôn, vì vậy đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những bước đột phá trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động ở vùng thanh niên dân tộc thiểu số. Trong những năm thực hiện Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Quảng Trị bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Thông qua thí điểm các mô hình đã mang lại hiệu quả tích cực, đặc biệt sản phẩm làm ra từ các mô hình sản xuất đã được thị trường chấp nhận mang lại giá trị thương phẩm và hiệu qủa kinh tế cao qua đó góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động sau đào tạo, nâng cao đời sống và thu nhập.

Để đề án đào tạo nghề mang lại hiệu quả thiết thực, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện đồng bộ 03 nhóm chính sách: Chính sách đối với người học, chính sách đối với giáo viên và chính sách đối với các cơ sở dạy nghề, đồng thời thực hiện 05 nhóm giải pháp đó là tăng cường tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức với 60% trở lên lao động nông thôn, người dân tộc thiểu số nắm được chủ trương dạy nghề, đẩy mạnh phân luồng nhằm giúp các em học sinh phổ thông định hướng và lựa chọn ngành nghề học phù hợp; phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, huy động tối đa cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của các trường cao đẳng; trung cấp chuyên nghiệp; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công; các trung tâm thuộc tổ chức đoàn thể và các cơ sở dạy nghề ngòai công lập tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn và người dân tộc thiểu số; Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý dạy nghề. Mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nghề, kỹ năng dạy nghề nông thôn, xây dựng chương trình, thiết kế bài giảng điện tử cho giáo viên, nhằm huy động các nghệ nhân, người có tay nghề cao tham gia dạy nghề nông thôn.

Thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm nông-lâm-ngư nghiệp. Tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân tộc thiểu số tham gia học các nghề phi nông nghiệp như cơ khí, sữa chữa xe máy, cắt uốn tóc, ... góp phần giảm tỷ trọng học nghề thuộc ngành nông - lâm - thủy sản xuống 70%, ngành công nghiệp-xây dựng tăng lên 22,2%, ngành thương mại-dịch vụ 7,8%. Qua thực hiện, các cơ sở dạy nghề đã tổ chức đào tạo cho 66 nghề, tổ chức ký kết hợp đồng đào tạo theo hình thức 3 nhà: Nhà nước, nhà trường, và nhà doanh nghiệp. Tỷ lệ lao động chuyển đổi từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp sau học nghề đạt khoảng 12%

Các chính sách hỗ trợ người dân tộc thiểu số đi học và đào tạo:

Trong thời gian qua, Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đào tạo, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực, trong đó có công tác đào tạo lao động người dân tộc thiểu số để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Các văn bản, chính sách về lao động - việc làm ra đời nhưng việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chưa đầy đủ, chưa thực sự theo sát thực tiễn, hiệu quả triển khai thực hiện chính sách còn chậm, lúng túng. Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách chưa được thường xuyên, việc xử lý vi phạm chưa thực sự nghiêm minh.

Sự phối hợp giữa các ngành quản lý giữa các cơ sở đào tạo lao động với các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động còn thiếu chặt chẽ. Công tác quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn lao động còn nhiều bất cập. Vì vậy, để tiếp tục phát triển công tác đào tạo lao động người dân tộc thiểu số trên địa bàn, Tỉnh cần phải có sự điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển nguồn lao động đáp ứng cho nhu cầu của địa phương.

Trong Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định ưu tiên về dạy nghề đối với học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở dân tộc nội trú và trung học phổ thông dân tộc nội trú, kể cả nội trú dân nuôi được hưởng học bổng, trợ cấp xã hội và các chính sách khác như học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú; Quyết định 1956/2009/QĐTTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” có quy định ưu tiên cho đối tượng học nghề là người dân tộc thiểu số.

Theo Điều 71 luật giáo dục nghề nghiệp có qui định về trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề

nghiệp ở Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức tuyển sinh, đào tạo nghề cho 6.641 lao động nông thôn, trong đó: Đào tạo nghề trình độ cao đẳng: 76 người; trung cấp: 158 người; sơ cấp và đào tạo thường xuyên: 6.407 người. Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo được đào tạo nghề là 65 người, tổng kinh phí hỗ trợ trên 162,5 triệu đồng.

UBND cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo phân cấp của Chính phủ; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu nhân lực của địa phương; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục nghề nghiệp của các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, các tổ chức, cá nhân có tham gia giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn theo thẩm quyền; thực hiện xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp; nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp tại địa phương.

Bảng 2.3. Phân tích các chủ thể thực hiện chiến lƣợc phát triển thanh niên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Kế hoạch Chủ thể thực hiện chiến lƣợc phát triển thanh niên Chức năng, nhiệm vụ Mức độ trách nhiệm liên quan UBND tỉnh

- Hình thành mục tiêu, nguyên tắc và các giải pháp của chiến lược phát triển thanh niên.

- Lãnh đạo tổ chức thực hiện chiến lược.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)