Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu lực hiểu quả QLNN về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 89 - 92)

công tác thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Tỉnh Quảng Trị

3.3.1. Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về chiến lược, chính sách công tác thanh niên, tình hình thanh niên

Sửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên năm 2005 là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước ban hành các cơ chế, chính sách chương trình phát triển thanh niên; là căn cứ pháp lý cao nhất để hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về công tác thanh niên, cụ thể: Về nội dung quản lý nhà nước về thanh niên (Điều 5) cần quy định cụ thể các nội dung như: Xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về công tác thanh niên.

Xây dựng chiến lược phát triển thanh niên, chương trình mục tiêu quốc gia về thanh niên và các cơ chế, chính sách phát hiện, bồi dưỡng, phát triển nhân tài trong thanh niên. Xây dựng chính sách vận động, huy động, bố trí và sử dụng lực lượng thanh niên xung kích tham gia phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các chương trình, kế hoạch phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên trong thanh niên để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ quan nhà nước, đảng, đoàn thể. Phân công trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc chủ trì, phối hợp để tổ chức triển khai thực hiện các quy định của Luật Thanh niên.

Cần bổ sung quy định cụ thể cơ chế phối hợp quản lý nhà nước về thanh niên giữa cơ quan giúp Chính phủ thực hiện chức năng này với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh làm nòng cốt.

3.3.2. Nhóm các giải pháp về công tác thống kê, nghiên cứu, dự báo, đánh giá tình hình thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số định kỳ và lập kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số.

Hiện nay, tỉnh Quảng Trị chưa có cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ về thanh niên, cũng như chưa có báo cáo phân tích, đánh giá tình hình thanh niên của tỉnh một cách bao quát và toàn diện về số lượng, độ tuổi, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngành nghề đã qua đào tạo; các chỉ số phát triển và sự tham gia, đóng góp của thanh niên tương ứng với tình hình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương,… qua các thời kỳ và từng năm. Điều này gây khó khăn cho các cơ quan, tổ chức tham gia quản lý nhà nước về công tác thanh niên đồng bào DTTS trong việc xác định quy mô, chất lượng và điều kiện hiện có của thanh niên để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, mỗi cơ quan sẽ

đưa ra một số liệu, một cách đánh giá, nhìn nhận khác nhau để làm cơ sở cho việc hoạch định, ban hành các chính sách chăm lo, phát triển thanh niên dù cùng một thời điểm, tạo ra sự không thống nhất cũng như những lãng phí không đáng có, ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước về công tác thanh niên đồng bào DTTS.

Chính vì vậy, công tác thống kê, nghiên cứu, dự báo và đánh giá tình hình thanh niên là bước đầu, đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý nhà nước về công tác thanh niên, vì nếu không có các chỉ số thông tin cơ bản cần thiết về tình hình thanh niên thì rất khó đề ra các chính sách, quy định đối với công tác thanh niên một cách sát thực. Để công tác này được đảm bảo, theo tác giả, tỉnh Quảng Trị cần thực hiện những nội dung sau:

- Thứ nhất, quy định rõ trách nhiệm chính trong thu thập, khảo sát, thống kê, tình hình thanh niên thuộc về Cục Thống kê tỉnh. Bằng nghiệp vụ chuyên ngành và điều kiện đội ngũ nhân sự được đào tạo chuyên sâu thì kết quả thống kê, đánh giá và dự báo tình hình của Cục Thống kê tỉnh là số liệu có độ chính xác và tin cậy cao, đồng thời số liệu thống kê cũng chính là cơ sở mang tính pháp lý thuyết phục cho quá trình hoạch định, lập kế hoạch phát triển thanh niên. Bên cạnh đó, trách nhiệm phối hợp thuộc về Sở Nội vụ – cơ quan trực tiếp tham mưu quản lý nhà nước về công tác thanh niên, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Sở Y tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Ban Quản lý các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh và Đoàn Thanh niên Cộng sản tỉnh Quảng Trị. Thời gian và quy mô khảo sát được tiến hành đồng thời với kế hoạch điều tra kinh tế – xã hội thường niên, giai đoạn 05 năm, 10 năm của Cục Thống kê tỉnh, nhằm đảm bảo tính đồng nhất về thời gian, không gian và điều kiện điều tra, đồng thời tiết kiệm được ngân sách nhà nước, nhân lực và thời gian.

- Thứ hai, chỉ đạo các cơ quan nhà nước hoặc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các cá nhân, tổ chức thực hiện các đề tài, báo cáo điều tra xã hội học hoặc công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến thanh niên, trong đó tập trung vào các mục tiêu thực hiện điều tra, khảo sát tình hình tư tưởng, mong muốn và nguyện vọng của thanh niên đồng bào DTTS về các vấn đề học tập, nhu cầu của nền kinh tế – xã hội về nguồn nhân lực thanh niên, khả năng tìm kiếm và giải quyết việc làm, thu nhập, nhu cầu lập nghiệp, nhà ở, vui chơi giải trí,….

- Thứ ba, thực hiện nghiêm công tác đánh giá sơ kết, tổng kết kết quả triển khai thực hiện Chương trình Phát triển Thanh niên trên địa bàn tỉnh trong thời gian vừa qua về những thành tựu và các mặt chưa làm được, để từ đó đúc kết được những kinh nghiệm thực tiễn quý báu trong thực hiện từng chính sách của nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên đồng bào DTTS mà hiện nay các cơ quan nhà nước thật sự quan tâm.

Kết quả của thống kê, nghiên cứu, dự báo, đánh giá tình hình thanh niên và kinh nghiệm thực tiễn từ công tác sơ kết, tổng kết sẽ là nguồn cung cấp những chỉ số thông tin quan trọng, cần thiết cho công tác lập kế hoạch chăm lo, phát triển thanh niên đồng bào DTTS. Một kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ được xây dựng dựa trên những số liệu, thông tin có độ chính xác cao sẽ đảm bảo cho việc đề ra những giải pháp, chính sách phù hợp, sát thực với tình hình phát triển của thanh niên đồng bào DTTS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 89 - 92)