Thứ nhất, nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác thanh niên đồng bào DTTS chưa cao, chưa thật sự quan tâm và nhìn thấy được tầm quan trọng của quản lý nhà nước về công tác thanh niên đồng bào DTTS, vị trí và vai trò của thanh niên trong đời sống kinh tế – xã hội. Việc thực hiện bố trí biên chế chuyên trách làm công tác thanh niên của Sở Nội vụ và Phòng Nội vụ cấp huyện chưa thực hiện nghiêm, thực tế vẫn là công việc kiêm nhiệm, và được xem là nhiệm vụ thứ yếu, điều này vô hình ảnh hưởng lớn đến khả năng đầu tư, nghiên cứu, tham mưu, hoạch định các chính sách cho thanh niên, xem nhẹ công tác thanh niên trong tình hình hiện nay.
Thứ hai, trên thực tế, chưa có chế tài điều chỉnh các hoạt động Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên đồng bào DTTS nên nhận thức nhiệm vụ Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên chưa có sự đồng bộ; chưa có sự đầu tư đúng mức, chiến lược dài về phát triển thanh niên gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và phát triển bền vững. Ngoài việc ưu tiên đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng của Nhà nước, các cơ chế chính sách theo hướng tăng cường xã hội hóa về đầu tư, phát triển thanh niên còn hạn chế.
Thứ ba, công tác phối hợp giữa các cấp, ngành và trong hệ thống chính trị về triển khai các chương trình, đề án phát triển thanh niên chưa đồng bộ; chất lượng, hiệu quả thực hiện chưa cao; Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tưởng cho thanh niên đồng bào DTTS chưa bắt kịp với sự phát triển của xã hội; nội dung và hình thức tuyên truyền thiếu khoa học, chưa đi vào thực chất.
Thứ tư, lực lượng thanh niên đồng bào DTTS hiện nay vẫn còn một bộ phận chỉ thích hưởng thụ, lười lao động, thiếu ý thức trách nhiệm với gia đình, xã hội, xem thường tình thân; thiếu ý chí phấn đấu, rèn luyện, dễ sa vào các tệ nạn xã hội, dễ kích động, lôi kéo vi phạm pháp luật; chưa dám đương đầu với cái xấu để bảo vệ lẻ phải, lợi ích tập thể.
Tiểu kết chƣơng 2
Từ nghiên cứu thực tế cho thấy, Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên đồng bào DTTS ở tỉnh Quảng Trị có những ưu điểm là: các cấp chính quyền đã từng bước quan tâm chỉ đạo các ngành triển khai thực hiện các nội dung Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên đồng bào DTTS theo ngành, lĩnh vực quản lý. Trên cơ sở kế hoạch công tác thanh niên hàng năm của tỉnh và của Trung ương, các cấp, các ngành đã chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung phù hợp với ngành lĩnh vực quản lý, cụ thể như: công tác giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lý tưởng đạo đức và lối sống phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng thanh niên; Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên được chú trọng tạo điều kiện cho thanh niên được tham gia các chương trình tư vấn, giới thiệu việc làm và tiếp xúc với các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, hoạt động Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn còn những hạn chế, cụ thể: những kết quả đạt được chủ yếu được thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cấp, các ngành, các lĩnh vực và tổ chức Đoàn Thanh niên, công tác phối hợp giữa chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong triển khai thực hiện pháp luật, chính sách thanh niên và công tác thanh niên có lúc, có nơi thiếu chặt chẽ. Các chính sách cho thanh niên chưa đáp ứng nhu cầu thực tế và tình hình phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Từ nghiên cứu các mặt đạt được, cũng như hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác thanh niên đồng bào DTTS trên địa bàn Tỉnh Quảng Trị.
CHƢƠNG 3.
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ