Nhóm giải pháp về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 93 - 96)

luật về công tác thanh niên

Tỉnh Quảng Trị cần đẩy mạnh khuyến khích và hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, đấu tranh chống các hủ tục, tập quán lạc hậu. Tỉnh cần đảm bảo ưu tiên dạy nghề, giải quyết việc làm và cho vay vốn phát triển sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, phát huy tính năng động của thanh

niên dân tộc thiểu số trong lao động sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Trị cần quan tâm có chính sách chăm lo đào tạo, bồi dưỡng thanh niên ưu tú người dân tộc thiểu số để tạo nguồn cán bộ quản lý, lãnh đạo các cấp.

Tuy nhiên, vấn đề của một bộ phận thanh niên dân tộc thiểu số tại Quảng Trị hiện nay là tư tưởng an phận, chưa ham học hỏi, chưa ham làm giàu; trình độ học vấn, trình độ nghề nghiệp đều thấp; lối sống khá thụ động, tâm lý ỷ lại còn nặng nề; thể lực, chiều cao, cân nặng trung bình đều khá thấp so với các đối tượng thanh niên khác; tình trạng tảo hôn và sinh nhiều con còn khá phổ biến trong thanh niên dân tộc thiểu số… Do vậy, việc đảm bảo chính sách, pháp luật đối với thanh niên dân tộc thiểu số cần hướng vào việc nâng cao trình độ dân trí, nâng cao thể chất, đời sống tinh thần, vật chất cho thanh niên đồng bào DTTS.

Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền với các nội dung tuyên truyền phù hợp với từng địa bàn và được phiên dịch thành tiếng địa phương. Các hình thức tuyên truyền có tính hấp dẫn, thu hút được đông đảo thanh thiếu niên tham gia là tuyên truyền trực tiếp thông qua các hình ảnh sinh động như triển lãm, chiếu videoclip, tiểu phẩm truyên truyền có nội dung về thực trạng vi phạm pháp luật, nguyên nhân, giải pháp và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở trong việc thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước… qua đó nhằm tác động trực tiếp đến nhận thức và hành vi của thanh thiếu niên, cung cấp kiến thức pháp luật, kỹ năng sống, nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên về “Sống và làm việc theo pháp luật”.

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, đấu tranh xóa bỏ các luật tục lạc hậu. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; ăn, ở hợp vệ sinh; phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;

phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết; phòng chống các tệ nạn xã hội như: uống rượu bê tha, đánh bạc, nghiện ma túy...

Giáo dục nâng cao ý thức pháp luật, đề cao tinh thần tự lực, tự cường, không trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nước; không hưởng thụ chính sách một cách thụ động...

Tăng cường công tác giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tuyên truyền phổ biến nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cho thanh niên đồng bào DTTS.

Tăng cường công tác giáo dục đạo đức và lối sống, lịch sử và truyền thống dân tộc, niềm tự hào và ý thức tự tôn dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, địa phương và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại cho thanh niên đồng bào DTTS.

Nâng cao hiểu biết của thanh niên về tình hình địa phương, đất nước, thế giới và các vấn đề mà các thế lực phản động đang lợi dụng thanh niên để chống phá đất nước. Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong xây dựng, phát triển tỉnh nhà, giữ vững quốc phòng, an ninh và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa và Thể thao, Tỉnh Đoàn phối hợp xây dựng chương trình giáo dục thanh niên, học sinh sinh viên về lòng yêu nước, lòng nhân ái, yêu thương con người, lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống, tinh thần tự tôn dân tộc; ý thức chấp hành pháp luật, có trách nhiệm với xã hội, tôn trọng quy ước cộng đồng. Thông qua các hoạt động như: hội thi hùng biện, diễn thuyết về vai trò trách nhiệm của thanh niên đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay; tham gia các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, các chương trình tình nguyện vì đồng bào dân tộc thiểu số, vì người khuyết tật,…; các cuộc thi viết góp ý, sáng kiến về xây dựng Đảng, chính quyền trong lãnh đạo, điều hành của Nhà nước hiện nay

đối với công tác thanh niên; về học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chương trình tuổi trẻ với pháp luật, học làm người có ích, thanh niên với lịch sử và tương lai,…

Các cơ quan thông tin, báo chí và truyền thông của tỉnh mở các chuyên trang, chuyên mục và thường xuyên đổi mới nội dung tuyên truyền nhằm bồi dưỡng lý tưởng và đạo đức, truyền thống văn hóa, kỹ năng sống cho thanh niên đồng bào DTTS.

Giáo dục pháp luật không chỉ đóng vai trò quy định đối với nhận thức, ý thức pháp luật của thanh niên đồng bào DTTS mà còn chi phối đến công tác tổ chức, quản lý thanh niên trở nên hiệu quả hơn. Vì vậy, nội dung giáo dục pháp luật cần được lựa chọn những nội dung cơ bản, phổ thông để thanh niên biết và thực hiện nghĩa vụ công dân, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Đặc biệt là các nội dung pháp luật mang tính cấp thiết, đang trở thành vấn đề bức xúc của xã hội, của địa phương, đơn vị; chú trọng vào các nội dung gắn với cuộc sống hằng ngày của thanh niên; đồng thời phải phù hợp với điều kiện sống, học tập, công tác của từng đối tượng thanh niên đồng bào DTTS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 93 - 96)