quan xuất khẩu lao động của Việt Nam
Ngày 09/11/1991, Chính phủ ra Nghị định 370/HĐBT ban hành Quy chế đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Bản quy chế này đánh dấu bước thay đổi mạnh về cách thức tiến hành hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài trong bối cảnh quan hệ chính trị - kinh tế quốc tế mới. Kể từ đây, hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài không chỉ thực hiện thông qua các hiệp định giữa các Chính phủ mà cũng được thực hiện theo hợp đồng cung ứng lao động được ký giữa các tổ chức kinh tế Việt Nam và các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân người nước ngoài. Nhà nước giao quyền chủ động cho các doanh nghiệp XKLĐ tìm kiếm TTLĐ, ký kết với các đối tác nước ngoài hợp đồng cung ứng lao động, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tay nghề và giáo dục định hướng cho NLĐ để đáp ứng yêu cầu của bên sử dụng. Nhà nước chỉ thực hiện chức năng ban hành chính sách, quản lý, kiểm tra giám sát.
Năm 1999, Chính phủ có Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 cho phép các doanh nghiệp thuộc các tổ chức chính trị - xã hội tham gia hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Trên cả nước khi đó xuất hiện nhiều doanh nghiệp XKLĐ và cùng với nó là sự tăng lên đáng kể số NLĐ Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Cùng với những chính sách đổi mới kinh tế - xã hội chung, hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài đã được Nhà nước xem như một giải pháp quan trọng về giải quyết việc làm, đồng thời nâng cao trình độ tay nghề cho NLĐ và nâng cao thu nhập cho người dân. Bộ Chính trị có Chỉ thị số 41-CT-
TW ngày 22 tháng 9 năm 1998 về XKLĐ và chuyên gia, khẳng định rằng: “XKLĐ và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Trong quá trình thực hiện chủ trương này, các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài đã được ban hành và từng bước hoàn thiện. Các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp XKLĐ và NLĐ đã được thể chế hóa, tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động XKLĐ diễn ra minh bạch.
Bộ luật Lao động nước CHXHCN Việt Nam được Quốc hội thông qua năm 1994, trong đó có 2 điều liên quan đến hoạt động XKLĐ. Mặc dù nội dung về XKLĐ còn ít nhưng Bộ luật Lao động năm 1994 đã đánh dấu một bước đổi mới quan trọng trong việc xây dựng thể chế hóa theo cơ chế thị trường đối với XKLĐ. Đến năm 2002, Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung một số điều như: ngoài việc đã sửa đổi toàn diện 02 điều về XKLĐ, còn bổ sung thêm 04 điều mới bao phủ khá toàn diện các vấn đề liên quan tới hoạt động XKLĐ. Các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật cũng đã được ban hành theo hướng đồng bộ hơn, cụ thể:
Nghị định 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về NLĐ Việt Nam làm việc ở nước ngoài thay thế cho Nghị định 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 cho phép các doanh nghiệp thuộc các tổ chức chính trị - xã hội tham gia hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Để hướng dẫn thực hiện Nghị định 81/2003/NĐ-CP, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 01 Quyết định, Bộ LĐTBXH và các Bộ, ngành có liên quan đã ban hành 07 Thông tư và nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định trên.
Nghị định 141/2005/NĐ-CP ngày 11/11/2005 của Chính phủ về quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài nhằm xử lý đối với NLĐ phá hợp đồng ở lại nước ngoài làm ăn, cư trú bất hợp pháp. Để hướng dẫn Nghị định 141/2005/NĐ-CP, Bộ LĐTBXH đã phối hợp với các Bộ ngành liên quan ban hành 03 Thông tư hướng dẫn thi hành.
Đáng chú ý nhất là Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Quốc hội phê chuẩn và có hiệu lực từ 01/7/2007 (Luật số 72/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc Hội khóa XI, kỳ họp thứ 10- gọi tắt là Luật 72), gồm 8 chương với 80 điều, quy định chi tiết và cụ thể hơn nhiều nội dung trước đây do văn bản dưới luật quy định. Đây là một bước thể chế hóa quan trọng về hoạt động XKLĐ. Theo Luật này, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và NLĐ; hỗ trợ đầu tư mở TTLĐ mới, có chính sách tín dụng ưu đãi, khuyến khích đưa nhiều lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài, nhất là thị trường thu nhập cao; chấp nhận nhiều hình thức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. So với quy định cũ, Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng điều chỉnh và mở rộng tới 5 loại hình tham gia. Đó là: (1) doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; (2) doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; (3) Tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa lao động đi làm việc; (4) doanh
nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề; (5) Tổ chức sự nghiệp của Nhà nước đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Việc quản lý đối với doanh nghiệp XKLĐ cũng được quy định chặt chẽ hơn trước. Đặc biệt, Luật quy định minh bạch vấn đề bảo lãnh, tiền môi giới, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ. Đối với NLĐ, Luật bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ, đồng thời cũng nêu ra các nghĩa vụ NLĐ phải thực hiện, trong đó nếu
vi phạm pháp luật, nhất là lao động tự ý bỏ hợp đồng, ở lại nước ngoài trái phép sẽ bị xử lý nghiêm minh bằng xử phạt hành chính hoặc buộc về nước.
Để hướng dẫn thực hiện Luật số 72, ngày 01/8/2007, Chính Phủ ban hành Nghị định số 126/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Nghị định này thay thế Nghị định 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về NLĐ Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Đồng thời, các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong XKLĐ cũng được sửa đổi, bổ sung chi tiết hơn: Ngày 10/9/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2007/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Nghị định quy định tổng số 44 hành vi vi phạm của từng đối tượng và trên cơ sở đó thực hiện xử phạt vi phạm hành chính.
Ngoài ra, để hướng dẫn thực hiện các quy định trong Luật, Nghị định, Bộ LĐTBXH đã phối hợp với các Bộ ngành liên quan xây dựng và ban hành các Thông tư, Quyết định hướng dẫn liên quan, cụ thể:
- Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP ngày 11/7/2007
của Bộ BLĐTBXH và Bộ Tư pháp hướng dẫn chi tiết một số vấn đề về nội dung Hợp đồng bảo lãnh và việc thanh lý hợp đồng bảo lãnh cho NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Thông tư liên tịch số 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 04/9/2007 của Bộ BLĐTBXH và Bộ Tài chính quy định cụ thể về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BLĐTBXH-NHNNVN ngày 04/9/2007 của Bộ BLĐTBXH và Ngân hành nhà nước Việt Nam quy định việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ vủa doanh nghiệp và tiền ký quỹ của
- Quyết định số 18/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/7/2007 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH ban hành chương trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
- Quyết định số 19/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/7/2007 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH ban hành quy định về tổ chức bộ máy hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài…
Như vậy, sau khi Luật 72 được ban hành đến này, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về XKLĐ tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ và kịp thời góp phần tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai thực hiện hoạt động XKLĐ, tạo cơ hội thuận lợi hơn cho cả doanh nghiệp và NLĐ khi tham gia hoạt động XKLĐ.
2.3.2. Thực trạng về tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về xuất khẩu lao động của Việt Nam nói chung và sang khu vực Bắc Á nói riêng
Chính phủ thống nhất thực hiện QLNN về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài và giao nhiệm vụ trực tiếp cho Bộ LĐTBXH QLNN về lĩnh vực hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài trong cả nước, với cơ quan chuyên môn là Cục quản lý Lao động ngoài nước (viết tắt là DOLAB – Department of Overseas Labour). Cục quản lý Lao động ngoài nước có các nhiệm vụ chính: thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn và hàng năm, dự án đề án về đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, nghiên cứu định hướng phát triển về khai thác TTLĐ ngoài nước; tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và xử lý những vấn đề liên quan đến NLĐ; thu, quản lý và sử dụng các nguồn thu từ hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài… Ngoài ra, tại mỗi quốc gia có NLĐ Việt Nam còn có các Ban Quản lý lao động tại địa phương cũng thuộc Bộ LĐTBXH.
Thủ tƣớng Chính phủ
Bộ ngoại giao Bộ Lao động-Thƣơng binh và
Xã hội Các đại sứ quán, lãnh sự quán tại nƣớc sở tại Các sở LĐTBXH Cục quản lý lao động ngoài nƣớc Các ban quản lý lao động tại nƣớc sở tại
Ngƣời lao động Việt Nam ở nƣớc ngoài
Nguồn: Bàn về xuất khẩu lao động của Việt Nam khi AEC vận hành; Tạp chí Kinh tế và Dự báo; Số 15; tr.14-16; Tháng 7/2016
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy QLNN về XKLĐ của Việt Nam
Qua sơ đồ trên, có thể thấy bộ máy QLNN về XKLĐ của nước ta hiện nay khá phù hợp, đảm bảo thực hiện đầy đủ toàn bộ chức năng, nhiệm vụ về QLNN đối với XKLĐ.
2.3.3. Tình hình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, đề án về xuất khẩu lao động sang khu vực Bắc Á xuất khẩu lao động sang khu vực Bắc Á
Bộ LĐTBXH được Chính Phủ giao chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện một số đề án, dự án nhằm đẩy mạnh hoạt động XKLĐ, trong đó chưa có đề án, dự án riêng đối với thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc mà các đề án thúc đẩy phát triển chung tất cả các thị trường, cụ thể: Đề án “Dạy nghề
cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2015”; Đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020”; Dự án “Hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012- 2015”; Đề án “Xác định thiệt hại, hỗ trợ khắc phục hậu quả và chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế”…
Đề án “Dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2015” nhằm phát triển nguồn lao động đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành cho TTLĐ nước ngoài, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống NLĐ. Đây là Đề án đầu tiên của Nhà nước trực tiếp đầu tư cho công tác đào tạo nguồn lao động dành riêng cho XKLĐ. Đề án đã đưa ra một số giải pháp nổi bật như: đổi mới cơ chế, chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho đào tạo và cung ứng lao động kỹ thuật cho XKLĐ; xây dựng các chính sách ưu đãi về thuế sử dụng đất, về tín dụng cho các cơ sở đào tạo tay nghề cho LĐXK; phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo cho NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; Nhà nước dành riêng một số chỉ tiêu đào tạo nghề được ngân sách đảm bảo hàng năm để đặt hàng cho các cơ sở dạy nghề đào tạo XKLĐ… Đề án đã phản ánh sự thay đổi trong nhận thức của các cơ quan Nhà nước về XKLĐ, đã thực sự coi XKLĐ là một hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng cần có chính sách đầu tư riêng chứ không chỉ lồng ghép trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác. Đặc biệt là giải pháp cụ thể về việc một số chỉ tiêu dạy nghề được ngân sách đảm bảo hàng năm thông qua hình thức đặt hàng phục vụ cho các đơn hàng đã có của các doanh nghiệp. Vì vậy, lao động được tập trung vào thực hành kỹ năng theo yêu cầu của đơn hàng và được giảm bớt nội dung chương trình học lý thuyết. Việc này
đã phát huy hiệu quả rất cao vì học viên được đào tạo sát nhu cầu của doanh nghiệp sử dụng lao động.
Đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020” nhằm mục tiêu tăng cường giải quyết việc làm thông qua XKLĐ đối với 61 huyện nghèo của cả nước. Các chính sách hỗ trợ gồm hỗ trợ NLĐ học bổ túc văn hóa, học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết để tham gia XKLĐ; cho NLĐ vay tín dụng ưu đãi với lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay hiện hành của Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng cho đối tượng chính sách đi XKLĐ; các cơ sở dạy nghề cho XKLĐ cũng sẽ được vay vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư tăng quy mô đào tạo... Trong đó, NLĐ thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ 100% học phí học nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức. Còn lại các đối tượng khác thuộc 61 huyện nghèo được hỗ trợ 50% học phí trên. Bên cạnh đó, nếu NLĐ có thời gian làm việc thực tế dưới 12 tháng phải về nước sẽ được hỗ trợ bằng 1 lượt vé máy bay khi gặp một trong các lý do: sức khỏe không phù hợp với yêu cầu công việc; chủ sử dụng lao động gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh nên NLĐ bị mất việc làm; chủ sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Nhìn chung, NLĐ các huyện nghèo đi XKLĐ có công việc và thu nhập ổn định góp phần tăng đáng kể thu nhập cho gia đình và giảm nghèo. Hiện nay, mức thu nhập trung bình khoảng 10-12 triệu đồng/tháng tại Malaysia; 25-30 triệu/tháng tại Hàn Quốc, Nhật Bản…
2.3.4. Tình hình ban hành và thực hiện các chính sách về xuất khẩulao động sang khu vực Bắc Á lao động sang khu vực Bắc Á
Trong thực tiễn QLNN về XKLĐ của Việt Nam, về cơ bản không có chính sách quản lý dành riêng cho khu vực Bắc Á. Các chính sách được Nhà nước ban hành đều áp dụng chung cho các thịt trường xuất khẩu lao động.
chung cho hoạt động XKLĐ. Các chính sách này bao gồm: Chính sách về phát triển thị trường, chính sách hỗ trợ rủi ro đối với NLĐ, chính sách hỗ trợ