- Đẩy mạnh triển khai mô hình liên kết doanh nghiệp XKLĐ và địa phương để có nguồn lao động đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Cải tiến quy trình tuyển chọn lao động nhằm tiết kiệm kinh phí cho tuyển chọn, đồng thời chọn được người đúng việc, đúng thời gian.
- Tăng cường đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ cho nhân viên doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, dạy ngoại ngữ và giáo dục định hướng đối với NLĐ vì đây là khâu then chốt quyết định đến chất lượng LĐXK.
3.4.6. Kiến nghị đối với ngƣời lao động
- Chủ động nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề và ngoại ngữ khi tham gia XKLĐ;
- Chủ động tìm hiểu các quy định về hoạt động XKLĐ nhằm nâng cao nhận thức, hiều biết về XKLĐ, góp phần hạn chế tối đa tình trạng lừa đảo trong XKLĐ;
- Nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, an toàn lao động và tuân thủ các quy định pháp luật trong quá trình sống và làm việc tại nước ngoài.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Qua nghiên cứu về cơ sở khoa học và thực trạng QLNN về XKLĐ của Việt Nam sang khu vực Bắc Á, chương 3 của luận văn, tác giả đã nêu ra 6 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với XKLĐ của Việt Nam sang khu vực Bắc Á, cụ thể:
- Nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế pháp luật về XKLĐ theo hướng sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Luật 72 và các nghị định, thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật nhằm giải quyết những bất cập, mâu thuẫn hoặc chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn;
- Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về XKLĐ thông qua việc thành lập các phòng chuyên môn phục vụ công tác QLNN về XKLĐ, bổ sung thêm nhân lực và kiện toàn hệ thống các Ban quản lý lao động ở nước ngoài, đổi mới và tăng cường đội ngũ cán bộ trong bộ máy QLNN về XKLĐ theo hướng tăng cán bộ lãnh đạo trẻ, vững vàng về chuyên môn, giỏi ngoại ngữ và tin học.
- Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch, đề án định hướng cho hoạt động XKLĐ nói chung và sang thị trường Bắc Á nói riêng.
- Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách về xuất khẩu lao động, đặc biệt là các chính sách liên quan đến phát triển thị trường XKLĐ;
- Nhóm giải pháp về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động XKLĐ, trong đó tăng cường thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề để kịp thời ngăn chặn, xử lý các vi phạm.
- Giải pháp tăng cường cải cách thủ tục trong các hoạt động liên quan đến XKLĐ theo hướng công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính, cải tiến quy trình thực hiện đăng ký hợp đồng cung ứng lao động của các
doanh nghiệp để tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian thẩm định, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong việc thực hiện các thủ tục trong XKLĐ.
Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị với: Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương, doanh nghiệp và NLĐ để đảm bảo thực hiện các giải pháp nêu trên.
KẾT LUẬN
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh sự chuyển dịch quốc tế về vốn và hàng hoá, cũng diễn ra sự chuyển dịch lao động với quy mô lớn trên phạm vi thế giới. Hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Đối với Việt Nam là nước đông dân, việc đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài vừa là phương tiện thu hút ngoại tệ, vừa làm tăng cơ hội việc làm cho người dân, giảm bớt nạn thất nghiệp ở trong nước, góp phần xoá đói giảm nghèo và cải thiện tay nghề cho NLĐ.
Tuy nhiên, với nhiều biến động trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi vai trò quản lý của nhà nước đối với hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài phải thích nghi với điều kiện mới. Đề tài luận văn đã tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề sau:
1. Hệ thống hóa toàn diện những lý luận cơ bản về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài và những nội dung QLNN như: khái niệm về QLNN, QLNN đối với hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.
2. Nghiên cứu học tập kinh nghiệm của một số quốc gia Châu á trong công tác QLNN như Hàn Quốc, Philippines và Ấn Độ, để rút ra bài học đối với Việt Nam.
3. Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang khu vực Bắc Á. Trong đó đã nêu bật những thành tựu đã đạt được, chỉ ra những hạn chế tồn tại về xây dựng hệ thống văn bản pháp luật để
làm hành lang pháp lý cho hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, về tổ chức thực hiện trong công tác QLNN, về xây dựng và thực hiện chính sách, về công tác thanh tra, kiểm tra. Từ đó tác giả đã phân tích những nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến hiệu quả của hoạt động này chưa cao, nhà nước chưa kiểm soát toàn diện được hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.
4. Kiến nghị và giải pháp hoàn thiện QLNN đối với hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang khu vực Bắc Á.
5. Những đề xuất chính của luận văn: Đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang khu vực Bắc Á. Đó là các giải pháp: Hoàn thiện thể chế pháp luật về XKLĐ; Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về XKLĐ; Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch, đề án định hướng cho hoạt động XKLĐ nói chung và sang thị trường Bắc Á nói
riêng; Hoàn thiện chính sách về XKLĐ; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động XKLĐ; Tăng cường cải cách thủ tục trong các hoạt động liên quan đến XKLĐ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị, Chỉ thị 41/CT-TW ngày 22/9/1998 của Bộ Chính trị về xuất khẩu lao động và chuyên gia, Hà Nội.
2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016), Báo cáo hàng năm của Cục Quản lý lao động ngoài nước,
Hà Nội.
3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2007), Thông tư liên tịch 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC quy định cụ thể về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2007), Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BLĐTBXH-NHNNVN quy định việc quản lý và sử dụng tiền kỹ quỹ của doanh nghiệp và tiền kỹ quỹ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2008), Thông tư liên tịch 11/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
6. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2013), Thông tư liên tịch 31/2013/TTLT-BLĐTBXH-BTC về hướng dẫn thực hiện Quyết định 1465/QĐ-TTg ngày 21/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc.
7. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2013), Thông tư liên tịch 32/2013/TTLT-BLĐTBXH-BNG về hướng dẫn trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b và điểm c Khoản 2 Điều 35 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ.
8. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2008), Quyết định 61/2008/QĐ- BLĐTBXH về mức tiền môi giới người lao động hoàn trả cho doanh nghiệp tại một số thị trường.
9. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2007), Nghị định 126/2007/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
10. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.
11. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Nghị định 119/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về
khiếu nại, tố cáo.
12. Đỗ Đức Bình, Ngô Thị Tuyết Mai (2012), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Lao động xã hội.
13. Nguyễn Duy Dũng (chủ biên) (2008), Đào tạo và Quản lý nhân lực (kinh nghiệm Nhật Bản, Hàn Quốc và những gợi ý cho Việt Nam), NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.
14. Vũ Thị Thanh Hà (2016), Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản, Luận văn thạc sĩ.
15. Lê Hồng Huyên (2010), Quản lý nhà nước về di chuyển lao động Việt Nam ra làm việc ở nước ngoài, Luận án tiến sĩ kinh tế.
16. Nguyễn Xuân Hưng (2015), Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động của Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế.
17. Lưu Văn Hưng (2005), Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc Á - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ kinh tế
18. Nguyễn Thị Hoàng Lan (2013), Xuất khẩu lao động của Việt Nam trước và sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học ngoại thương.
19. Vũ Đình Toàn (2006), Nội dung chủ yếu và những điểm mới của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Tạp chí Việc làm ngoài nước số 6 năm 2006, trang 6.
20. Đỗ Hoàng Toàn (2002), Giáo trình quản lý kinh tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Bùi Sỹ Tuấn (2011), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động của Việt Nam đến năm 2020, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
22. Nguyễn Đình Thiện (2000), Một số vấn đề về xuất khẩu lao động của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị.
23. Luật số 72/2006 QH 2006 ngày 29/11/2006 về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
24. Nguyễn Thị Phương Linh (2004), Một số giải pháp đổi mới quản lý tài chính về xuất khẩu lao động Việt Nam theo cơ chế thị trường, Luận án tiến sĩ kinh tế.
DANH SÁCH 44 DOANH NGHIỆP ĐÃ NỘP LẠI, BỊ THU HỒI GIẤY PHÉP
1. Công ty Cổ phần Thương mại IIG Việt Nam 2. Tổng Công ty Sông Đà
3. Công ty cổ phần Quốc tế Thái Minh
4. Công ty TNHH một thành viên Xây lắp điện 2 5. Công ty cổ phần Dịch vụ dầu khí Sài Gòn
6. Tổng công ty Xây dựng Thuỷ Lợi 4- Công ty Cổ phần 7. Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9 Đắclắk 8. Tổng công ty Sông Hồng
9. Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xuất nhập khẩu tổng hợp Sài Gòn 10. Tổng công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam 11. Công ty Du lịch Khách sạn Thái Bình
12. Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư & Phát triển Thương mại Vạn Xuân
13. Công ty cổ phần Cơ khí và Xuất khẩu lao động Thừa Thiên Huế 14. Công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực Hoa Anh Đào
15. Tổng công ty Du lịch Sài Gòn
16. Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Phát triển Chấn Hưng 17. Công ty cổ phần Vận chuyển Sài Gòn Tourist
18. Công ty Du lịch Dịch vụ Dâù khí Việt Nam
19. Công ty TNHH một thành viên Sản Xuất-Thương mại và Xuất khẩu lao động
20. Công ty cổ phần Procimex Việt Nam
21. Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu Quảng Ninh 22. Tổng Công ty Cơ điện- Xây dựng nông nghiệp Thuỷ lợi 23. Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Cửu Long
Hoàng Việt
27. Công ty Xuất nhập khẩu Bình Định
28. Công ty cung ứng xuất khẩu lao động và chuyên gia Nghệ An 29. Công ty Xuất nhập khẩu và lương thực Trà Vinh
30. Công ty Xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật 31. Công ty Thiết bị Vật tư Du lịch II
32. Tổng Công ty Vật tư Nông nghiệp
33. Tổng đội thanh niên xung phong Trường Sơn 34. Công ty cổ phần Thương mại và Du lịch Bắc Ninh 35. Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 4 36. Tổng công ty Viglacera
37. Công ty cổ phần hàng hải Đông Đô
38. Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng giao thông 39. Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Sơn La 40. Công ty cổ phần Tập đoàn FLC
41. Công ty cổ phần Dịch vụ hàng hải và Du lịch Sài Gòn 42. Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8
43. Công ty cổ phần Du lịch Dịch vụ dầu khí Hải Phòng
BẢN GHI NHỚ 2016
GIỮA BỘ LAO ĐỘNG – THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI NƢỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨ VIỆT NAM
VÀ
BỘ VIỆC LÀM VÀ LAO ĐỘNG ĐẠI HÀN DÂN QUỐC VỀ PHÁI CỬ VÀ TIẾP NHẬN LAO ĐỘNG SANG LÀM VIỆC TẠI HÀN QUỐC THEO CHƢƠNG TRÌNH CẤP PHÉP VIỆC LÀM
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc (sau đây gọi tắt là “hai Bên”),
Trên cơ sở TÔN TRỌNG nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi,
Với MONG MUỐN tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước thông qua hợp tác trong lĩnh vực lao động và nâng cao năng lực,
Với NHẬN THỨC về kết quả đạt được từ chưong trình hợp tác này giữa hai nước,
ĐÃ THỐNG NHẤT các nội dung sau:
Điều 1. Mục đích
1. Mục đích của Bản ghi nhớ này (sau đây gọi tắt là MOU) để thiết lập một khuôn khổ cụ thể cho chương trình hợp tác giữa hai Bộ nhằm tăng cường tính minh bạch và hiệu quả trong quá trình phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam thông qua việc đề ra những quy định đối với hai Bên về phái cử và tiếp nhận người lao động theo Chương trình cấp phép việc làm (sau đây gọi tắt là Chương trình EPS) của Hàn Quốc phù hợp với Luật Việc làm cho lao động nước ngoài,v.v. của Hàn Quốc (sau đây gọi tắt là “Luật Việc làm cho lao động nước ngoài”).
của hai bên.
Điều 2. Các khái niệm
Vì các mục đích của Bản thoả thuận này:
a) Thuật ngữ “người sử dụng lao động” được hiểu là chủ doanh nghiệp được Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc (sau đây gọi tắt là MOEL) cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc theo Luật Việc làm cho lao động nước ngoài;
b) Thuật ngữ “ứng viên tìm việc” được hiểu là công dân Việt Nam có nhu cầu được làm việc tại Hàn Quốc trong khuôn khổ Luật Việc làm cho lao động nước ngoài;
c) Thuật ngữ “người lao động” được hiểu là công dân Việt Nam đã ký hoặc có ý định ký hợp đồng lao động với người sử dụng lao động ở Hàn Quốc với mục đích làm việc tại Hàn Quốc trong một thời gian nhất định theo Luật Việc làm cho lao động nước ngoài;
d) Thuật ngữ “cơ quan phái cử” được hiểu là cơ quan có quyền tuyển chọn và phái cử người lao động có nhu cầu sang làm việc tại Hàn Quốc theo Luật Việc làm cho lao động nước ngoài;
e) Thuật ngữ “cơ quan tiếp nhận” được hiểu là cơ quan có quyền quản lý danh sách các ứng viên và nhận lao động Việt Nam từ cơ quan phái cử của Việt