Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động của việt nam sang khu vực bắc á (Trang 83)

2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, trình độ, nhận thức của đội ngũ cán bộ công chức còn một số hạn chế dẫn đến tình trạng hệ thống luật pháp được xây dựng chưa bao quát được hết, đôi khi văn bản chưa có hiệu lực đã phải đính chính, sửa đổi, bổ sung trong khi luật pháp là công cụ quản lý vĩ mô quan trọng nhất của nhà nước. Khi có một hệ thống luật pháp đầy đủ, việc QLNN sẽ đơn giản và dễ dàng hơn.

Thứ hai, trình độ, nhận thức của NLĐ còn hạn chế nên chưa đáp ứng được hết các yêu cầu của TTLĐ, một số NLĐ có động cơ xấu khi đi XKLĐ nên dẫn đến tình trạng bỏ hợp đồng đi làm việc bất hợp pháp hoặc hết hạn hợp đồng không quay về nước.

Thứ ba, các doanh nghiệp XKLĐ ở nước ta chưa đủ lực cả về con người và vốn để khai thác các thị trường mới mà chủ yếu tập trung vào các thị trường truyền thống. Các doanh nghiệp XKLĐ chưa xây dựng kế hoạch tạo nguồn lao động để đáp ứng được yêu cầu khác nhau của TTLĐ, chủ yếu dựa vào nguồn lao động sẵn có trên thị trường. Công tác đào tạo và chuẩn bị nguồn LĐXK như đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng còn tự phát, manh mún chưa được coi trọng đầu tư đúng mức.

2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, sự cạnh tranh trong hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp XKLĐ mà còn giữa các quốc gia thể hiện ở chính sách QLNN của các chính phủ nhằm đẩy mạnh hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Khi có cạnh tranh xuất hiện giữa các quốc gia, để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện hơn cho các doanh nghiệp XKLĐ

trong cạnh tranh quốc tế, các chính phủ không còn ở ngoài cuộc đối với hoạt động của các doanh nghiệp mà ngày càng can thiệp mạnh mẽ hơn về mặt QLNN theo hướng đưa hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài đi vào khuôn khổ pháp luật.

Thứ hai, quan hệ chính trị, kinh tế của nước XKLĐ và nước NKLĐ. Kinh tế giữa các quốc gia không thể tách rời thể chế chính trị và quan hệ chính trị giữa các quốc gia đó. Đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, lĩnh vực liên quan đến con người, có nhiều yếu tố nhạy cảm thì quan hệ chính trị càng có ý nghĩa quan trọng. Nếu không có sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau về mặt chính trị, tôn giáo giữa nước XKLĐ và NKLĐ thì không thể có sự di chuyển sức lao động bởi sức lao động gắn liền với con người cụ thể, có ý chí, suy nghĩ và hoạt động vì lợi ích của quốc gia mình một cách chủ động hoặc bị động.

Thứ ba, luật pháp và phong tục, tập quán của nước NKLĐ. Luật pháp của nước tiếp nhận lao động là một trong những yêu cầu khắt khe và thường cũng là yếu tố nhạy cảm dễ bị vi phạm. Mỗi quốc gia có một hệ thống pháp luật khác nhau, thậm chí đôi khi trái ngược nhau, hoặc quá khắt khe đối với NLĐ, hoặc cũng có khi là phi lý. Tuy nhiên, là một nước hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài chúng ta phải chấp nhận những quy định và hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài phải được hoạt động trong khuôn khổ pháp luật đó. Tìm hiểu về pháp luật của nước NKLĐ để hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài cũng như công tác QLNN về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài được chủ động hơn trong các cuộc đàm phán, ký kết hợp đồng.

Yếu tố phong tục, tập quán của nước NKLĐ thường có ảnh hưởng mạnh tới cuộc sống hàng ngày của NLĐ trong quá trình sinh sống ở nước ngoài. Sự

NLĐ phải tuân thủ theo những thói quen và yêu cầu của các phong tục, tập quán đó. Nếu có sự khác biệt quá lớn về phong tục, tập quán sẽ khó khăn hơn cho NLĐ và đôi khi gây ra những mâu thuẫn giữa chủ sử dụng lao động và người làm thuê. Trong trường hợp này, vai trò của QLNN về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài là rất quan trọng. Nó có nhiệm vụ định hướng cho NLĐ những sự khác biệt đó để chuẩn bị trước khi xuất cảnh sao cho hạn chế tới mức thấp nhất những mâu thuẫn có thể xảy ra. Với mỗi quốc gia có phong tục, tập quán khác nhau QLNN cần phải có sự can thiệp khác nhau.

Thứ tư, sự phát triển bùng nổ của khoa học công nghệ và những tác động của nó lên xu hướng cũng như chính sách tiếp nhận lao động của các nước NKLĐ. Trong thời kỳ phát triển như hiện nay thì khoa học công nghệ chiếm vị trí cực kỳ quan trọng trong guồng máy vận hành của nhiều lĩnh vực: kinh tế, tài chính, giải trí, du lịch, dịch vụ...Khoa học - công nghệ mang lại rất nhiều lợi ích trong sự phát triển của đất nước. Khoa học và công nghệ đã trực tiếp tác động nâng cao năng suất lao động, giảm nhẹ cường độ lao động, giảm chi phí, giá thành sản xuất, giảm rõ rệt tỷ lệ tiêu hao vật chất, tăng tỷ lệ chất xám trong cấu tạo sản phẩm,…. Chu kỳ sản xuất cũng được rút ngắn đáng kể. Với sự tác động của tiến bộ khoa học – công nghệ, tính cạnh tranh trong hoạt động XKLĐ càng được nâng cao, đòi hỏi bản thân NLĐ và quốc gia XKLĐ phải cập nhật trình độ khoa học - công nghệ để đáp ứng nhu cầu của TTLĐ.

Thứ năm, bối cảnh thế giới hiện nay với nhiều diễn biến phức tạp như khủng hoảng kinh tế thế giới, bệnh dịch, xung đột tôn giáo… cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong công tác QLNN về XKLĐ. Năm 2011, Lybya xảy ra chiến tranh, Việt Nam đã phải tổ chức đưa hơn 10.000 lao động về nước, đến tháng 8/2014 tiếp tục đưa 1.300 lao động về nước với lý do tương tự, kéo theo đó là việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động sau khi về nước đã gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động XKLĐ.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Chương 2 của luận văn, tác giả đã đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng QLNN về XKLĐ của Việt Nam sang khu vực Bắc Á, trong đó làm rõ các nội dung: Đặc điểm của TTLĐ khu vực Bắc Á với những thuận lợi, khó khăn của Việt Nam khi XKLĐ sang thị trường này; Tình hình XKLĐ của Việt Nam sang khu vực Bắc Á trong thời gian 2010-2016 với nhiều biến động; Đặc biệt, chương 2 đi sâu nghiên cứu Thực trạng QLNN về XKLĐ của Việt Nam sang khu vực Bắc Á trong thời gian 2010 – 2016, bao gồm các nội dung QLNN: Thực trạng xây dựng và thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về XKLĐ của Việt Nam; Thực trạng tổ chức bộ máy QLNN về XKLĐ; Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, đề án về XKLĐ sang khu vực Bắc Á; Thực trạng ban hành và thực hiện các chính sách về xuất khẩu lao động sang khu vực Bắc Á; Thực trạng về thanh kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu lao động sang khu vực Bắc Á.

Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đã đánh giá thực trạng QLNN, tìm ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về QLNN đối với XKLĐ của Việt Nam sang khu vực Bắc Á

Nội dung chương 1 và chương 2 là cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc giải quyết các vấn đề nghiên cứu ở chương 3 của luận văn.

Chƣơng 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG KHU VỰC BẮC Á

TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƢỚC TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

3.1.1. Bối cảnh quốc tế

Bối cảnh quốc tế có nhiều biến động gây tác động mạnh mẽ tới hoạt động XKLĐ như sự phát triển mang tính bùng nổ của khoa học và công nghệ, xu thế toàn cầu hoá kinh tế, chiến tranh xung đột và thảm hỏa thiên nhiên xảy ra ở một số quốc gia trên thế giới…Điều này đem lại nhiều thuận lợi nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho XKLĐ của Việt Nam trong thời điểm hiện tại và thời gian tới, cụ thể:

Một là, xu thế toàn cầu hóa kinh tế thế giới diễn ra mạnh mẽ làm cho sự phân công lao động quốc tế phát triển cả bề rộng và bề sâu. Đồng thời, cùng với sự phát triển bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển, nền sản xuất lớn không thể bó hẹp trong phạm vi biên giới quốc gia mà mở rộng ra nhiều quốc gia khác nhau. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực có số lượng lao động lớn nhất trên thế giới do quy mô dân số lớn. Chính vì vậy, nguồn nhân lực dồi dào tiếp tục là một trong những lợi thế chính giúp các nền kinh tế trong khu vực thu hút đầu tư. Trên TTLĐ thế giới giai đoạn 2011 – 2020, cầu về lao động có tay nghề và trình độ cao và lao động trong lĩnh vực dịch vụ ngày càng tăng [16].

Hai là, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang dần đi qua nhưng ảnh hưởng của nó còn tồn tại rõ trong nền kinh tế thế giới. Năm 2008, khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ

đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo. Nhiều nền kinh tế lớn, bắt đầu từ Nhật, và EU tuyên bố rơi vào suy thoái. Điều tương tự cũng xảy ra với Nga, cường quốc kinh tế lớn thứ 4 thế giới. Giá dầu sụt giảm mạnh cùng với đó là nhu cầu xây dựng đi xuống ảnh hưởng nghiêm trọng tới hai mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Nga là dầu mỏ và kim loại, góp phần khiến quốc gia này rơi vào suy thoái. Tình trạng đóng băng của hệ thống tài chính tiếp tục dẫn đến sự giảm sút trong các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng như chi tiêu của người dân. Hệ quả của tình trạng trên là nhiều doanh nghiệp phá sản và đẩy tỷ lệ thất nghiệp tại nhiều quốc gia tăng cao, chi tiêu và chỉ số lòng tin của người tiêu dùng rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm. Thời gian gần đây nhất thế giới liên tục chứng kiến những quyết định lịch sử của các quốc gia lớn như: 2016, nước Anh quyết định rời khỏi EU; tháng 1/2017 tân tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh chính thức rút khỏi TPP - Thỏa thuận thương mại, được ký kết bởi 12 quốc gia, vốn được coi là giúp Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất khi Quốc hội Mỹ thông qua. Theo chuyên gia ước tính rằng vào năm 2030, TPP (nếu có) sẽ thêm 10% vào tăng trưởng GDP và tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 30%. Bối cảnh quốc tế trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến Việt Nam, đặc biệt là lĩnh lực XKLĐ vì những thị trường trên là thị trường NKLĐ quan trọng của Việt Nam.

Hiện nay, nền kinh tế thế giới đang phục hồi hứa hẹn nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài của các thị trường sẽ tăng lên và là cơ hội cho XKLĐ của nước ta phát triển.

Ba là, chiến tranh, xung đột giữa một số quốc gia làm tình hình thế giới trở nên căng thẳng như chiến tranh ở Lybya khiến năm 2011 Chính Phủ Việt Nam phải sơ tán hơn 10.000 lao động Việt Nam về nước và đến tháng 8/2014

mâu thuẫn về vấn đề hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên là điều đáng ngại trong bối cảnh quốc tế.

Bốn là, sự cạnh tranh giữa các nước XKLĐ diễn ra ngày càng gay gắt khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển góp phần hỗ trợ mạnh mẽ quá trình phát triển sản xuất và làm giảm nhu cầu sử dụng số lượng nhân công, nhu cầu sử dụng lao động chất lượng cao ngày càng tăng khiến cho mức độ cạnh tranh giữa các nước XKLĐ với nhau diễn ra ngày càng gay gắt và đòi hỏi các quốc gia phải có chiến lược lâu dài trong hoạt động XKLĐ.

3.1.2. Bối cảnh trong nƣớc

Một là, phát triển XKLĐ đã và sẽ tiếp tục là chủ trương, chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước. Tại các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc đều khẳng định phát triển kinh tế đối ngoại là một tất yếu khách quan, trong đó XKLĐ là một nội dung quan trọng trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Hoạt động XKLĐ được luật hóa trong Bộ luật Lao động và Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm hoàn chỉnh hành lang pháp lý để phát triển lĩnh vực XKLĐ [16].

Hai là, nhận thức về vị trí, vai trò của XKLĐ trong đại bộ phận NLĐ và các cấp chính quyền, đoàn thể đã chuyển biến theo hướng tích cực. XKLĐ ở nước ta hiện nay đã được xem là một trong những giải pháp cơ bản để giải quyết việc làm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của hầu hết các địa phương.

Ba là, trong những năm qua, quan hệ đối ngoại của nước ta đã phát triển nhanh chóng. Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 185 quốc gia, thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với gần 230 thị trường tại tất cả các châu lục, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện với nhiều quốc gia chủ chốt trên thế giới. Điều này tạo ra nhiều cơ hội đối với hoạt động XKLĐ của Việt Nam.

Bốn là, Trong quá trình hội nhập, hoạt động XKLĐ cùng gặp phải một số các thách thức. Thứ nhất, về cơ cấu ngành nghề đối với lao động đi làm việc ở nước ngoài: Hiện nay, lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu trong lĩnh vực thuyền viên, xây dựng, công nhân nhà máy (lao động phổ thông). Trình độ tay nghề của lao động Việt Nam nhìn chung còn thấp. Vì vậy, mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực thông qua con đường XKLĐ chưa đạt được kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó, cơ cấu ngành nghề đối với lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, nếu không chú trọng đến việc nâng cao tay nghề và kỷ luật cho lao động thì ta sẽ mất dần ưu thế cạnh tranh vì lao động ta kém hơn về sức khoẻ và sự quen thuộc đối với phong tục, ngôn ngữ trên các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống [17].

3.2. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI

3.2.1. Quan điểm phát triển xuất khẩu lao động trong thời gian tới

Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến hoạt động XKLĐ. Điều này được thể hiện rõ nét qua các quan điểm cụ thể:

Một là, XKLĐ là một nhiệm vụ chính trị, kinh tế có ý nghĩa chiến lược và là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội và các cá nhân. XKLĐ là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. XKLĐ tạo điều kiện cho NLĐ tiếp cận, tiếp thu được công nghệ, kỹ thuật và kiến thức quản lý hiện đại.

Hai là, XKLĐ phải phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và phân công lao động quốc tế, là một bộ phận của hợp tác quốc tế, củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với các nước và là một chiến lược quan trọng, lâu dài.

Ba là, trong QLNN về XKLĐ cần tạo môi trường thuận lợi cho sự tham gia của doanh nghiệp và NLĐ. Nhà nước cần loại bỏ các rào cản, quy định không phù hợp, hạn chế sự can thiệp trực tiếp bằng mệnh lệnh hành chính của Nhà nước, để doanh nghiệp và NLĐ hoàn toàn chủ động mọi hoạt động trên thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động của việt nam sang khu vực bắc á (Trang 83)