Luật số 72 đã dành hẳn 1 chương để quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực XKLĐ, tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan QLNN thực hiện xử phạt hành chính đối với các vi phạm. Đồng thời, Chính phủ và Bộ LĐTBXH cũng ban hành các văn bản triển khai hướng dẫn liên quan đến hoạt động thanh kiểm tra, giám sát hoạt động XKLĐ như: Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, Bảo hiểm xã hội và đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động; Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo; Thông tư liên tịch số 32/2013/TTLT-BLĐTBXH-BNG ngày 06/12/2013 của liên Bộ LĐTBXH – Bộ Ngoại giao về hướng dẫn trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều 35 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ…
Hàng năm, các cơ quan chức năng (phòng thanh tra của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Thanh tra của Bộ LĐTBXH, Thanh tra của Sở LĐTBXH) sẽ thực hiện thanh kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về hoạt động XKLĐ.
Theo quy định thì các doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo về số lượng NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, lao động hoàn thành hợp đồng về nước, lao động phá hợp đồng hàng tháng; Đồng thời, định ký 6 tháng và 1 năm, doanh nghiệp phải báo cáo về số lượng lao động được tuyển dụng ở các địa phương. Ngoài ra, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố cũng phải báo cáo số lượng lao động được tuyển chọn tại địa phương định kỳ 3 tháng/lần và số lượng lao động ở địa phương đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng cá nhân 1 năm/lần. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo nên các Sở LĐTBXH cũng không thể nắm chính xác số lượng lao động của địa phương được tuyển trên địa bàn. Do đó, số liệu được tổng hợp chủ yếu lấy từ Cục Quản lý lao động ngoài nước qua việc tổng hợp các hợp đồng được đăng ký.
Trong QLNN về XKLĐ cũng đã có biện pháp để quản lý, giám sát hoạt động doanh nghiệp như quy định về việc thẩm định hợp đồng, doanh nghiệp chỉ được thực hiện hợp đồng cung ứng lao động sau khi có ý kiến chấp thuận của cơ quan QLNN. Quy định này góp phân hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá tính khả thi của hợp đồng cũng như năng lực của đối tác.
Trong giai đoạn 2010-2016, Bộ LĐTBXH đã thực hiện 300 cuộc thanh, kiểm tra đối với các doanh nghiệp XKLĐ, trong đó có 67 doanh nghiệp (chiếm 20% tổng số doanh nghiệp thanh, kiểm tra) bị xử lý do có những vi phạm quy định về XKLĐ (Bảng 2.1)
Bảng 2.1: Số lƣợt doanh nghiệp đƣợc thanh, kiểm tra và xử lý (2010-2016)
Đơn vị tính: Lượt doanh nghiệp
Năm Số doanh nghiệp Số lƣợng doanh nghiệp
thanh, kiểm tra bị xử lý
2010 53 06 2011 41 17 2012 46 12 2013 35 10 2014 46 06 2015 30 04 2016 49 12 Tổng 300 67
Nguồn: Báo cáo hàng năm Cục Quản lý lao động ngoài nước
Công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện một số vi phạm của doanh nghiệp như: Doanh nghiệp giao cho nhiều đơn vị trực thuộc cùng thực hiện chức năng hoạt động XKLĐ, buông lỏng quản lý để các cơ sở đơn vị trực thuộc lợi dụng danh nghĩa hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật như: thu tiền trái quy định của NLĐ, thông báo tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền; thực hiện chưa đầy đủ và đúng hạn việc đăng ký hợp đồng tại Bộ LĐTBXH; bán tư cách pháp nhân cho các đơn vị không có chức năng về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; không quán triệt nguyên tắc trực tiếp tuyển chọn lao động, để hiện tượng tuyển lao động qua trung gian, gây tốn kém cho NLĐ; Nội dung, chương trình đào tạo của các doanh nghiệp, nhìn chung không thống nhất, còn sơ sài, kém chất lượng; không rõ ràng các
gian làm việc ở nước ngoài; thu mức phí môi giới còn cao, không đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho NLĐ; Công tác quản lý lao động làm việc ở nước ngoài chưa thường xuyên, việc nắm bắt thông tin khi có phát sinh đối với NLĐ thiếu kịp thời, khi lao động phải về nước trước thời hạn không đảm bảo hồ sơ pháp lý để giải quyết thanh lý hợp đồng với NLĐ, gây nên những phát sinh phức tạp; không thực hiện việc báo cáo đầy đủ và đúng hạn về hoạt động XKLĐ với cơ quan chức năng.
Tình trạng lừa đảo xảy ra nhiều ở các thị trường tiềm năng, có thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật Bản. Đáng chú ý là đa phần các vụ lừa đảo trong thời gian qua đều nhắm vào đối tượng có nhu cầu đi làm việc ở Hàn Quốc.
Nguyên nhân của những vi phạm trên là doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, tuyển dụng cán bộ thực hiện nhiệm vụ không đủ phẩm chất đạo đức, trình độ để đáp ứng yêu cầu trong lĩnh vực này, chưa quan tâm đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ. Mặt khác do các doanh nghiệp thực hiện chưa nghiêm túc các quy định về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; Việc phát sinh khoản phí môi giới ngoài quy định, một mặt do cạnh tranh trên thị trường quốc tế, mặt khác là do chính các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam cạnh tranh không lành mạnh. Những doanh nghiệp số lượng lao động đưa đi ít, hợp đồng khan hiếm nên đều chấp nhận mức phí môi giới do đối tác đưa ra; Công tác đào tạo của một số doanh nghiệp chưa xác định đầu tư dài hạn, còn làm theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ, chưa lấy mục tiêu chất lượng và hiệu quả làm thước đo để thu hút nguồn lao động vào học.
Mới đây, trong tháng 11/2016, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã ban hành 5 quyết định xử phạt 4 công ty XKLĐ hơn 285 triệu đồng vì vi phạm khi đưa lao động đi làm việc chưa có giấy phép, không báo cáo về
việc mở thêm cơ sở tại địa phương khác, không niêm yết thông tin cần thiết...Cụ thể:
- Ngày 7/11/2016, Cục Quản lý lao động ngoài nước ban hành quyết định xử phạt hành chính số 270/QĐ-XPVPHC đối với Công ty Cổ phần Đào tạo và Phát triển Công nghệ: Mức phạt: 37,5 triệu đồng. Lý do xử phạt: Công ty không niêm yết công khai quyết định của Công ty giao nhiệm vụ cho Chi nhánh và bản sao Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài của Công ty tại trụ sở Chi nhánh theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Luật về NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Không cam kết với NLĐ về thời gian chờ xuất cảnh sau khi NLĐ trúng tuyển đi làm việc
ở nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật về NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Ngày 17/11/2016, Cục Quản lý lao động ngoài nước ban hành quyết định xử phạt hành chính số 71/QĐ-XPHC đối với Công ty cổ phần đầu tư phát triển Thăng Long TLG: Mức xử phạt: 10 triệu đồng. Lý do xử phạt: Công ty không báo cáo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Đoàn Thanh tra Cục Quản lý lao động ngoài nước về các cơ sở hoạt động XKLĐ tại Hà Nội,
Thanh Hóa và Thái Bình.
Trong quá trình tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra, Bộ LĐTBXH đã có sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành có liên quan và chính quyền các địa phương, đặc biệt đối với những địa bàn tập trung nhiều đơn vị làm XKLĐ như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội...; trong đó nâng cao trách nhiệm, vai trò của cơ quan lao động địa phương đối với hoạt động QLNN về XKLĐ tại địa bàn.
Qua việc phát hiện các vi phạm, tùy vào mức độ vi phạm mà Bộ LĐTBXH sẽ áp dụng biện pháp xử lý như: thu hồi giấy phép hoạt động của doanh nghiệp XKLĐ, xử phạt vi phạm hành chính hoặc đình chỉ có thời hạn
hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài đối với hàng chục doanh nghiệp khác.
Tính đến nay, Bộ LĐTBXH đã thu hồi giấy phép hoạt động của 44 doanh nghiệp XKLĐ (Phụ lục 01). Gần đây nhất, ngày 15/03/2017, Bộ LĐTBXH đã ban hành quyết định thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đối với 2 công ty dịch vụ Việt Nam, cụ thể như sau:
- Quyết định thu hồi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài số 400/QĐ-LĐTBXH đối với Công ty cổ phần Phát triển nguồn lực và dịch vụ dầu khí Việt Nam theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 15 Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Công ty không làm thủ tục đổi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài sau khi được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Công ty được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngày
01/8/2016).
- Quyết định thu hồi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài số 401/QĐ-LĐTBXH đối Công ty cổ phần Hàng Hải Đông Đô theo quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều 15 Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do không đảm bảo quy định tại Khoản 2, Điều 8 Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Công ty không được cấp đổi giấy phép do không đáp ứng quy định về vốn pháp định (Không đủ 5 tỷ vốn).
Sau khi bị thu hồi Giấy phép, theo quy định tại Điều 24 Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Điểm b, Khoản 7, Mục I Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH, 02 Công ty nêu trên có trách nhiệm tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng cung ứng lao động , hợp đồng đưa
báo cáo Cục Quản lý lao động ngoài nước về các hợp đồng đang còn hiệu lực, số lượng NLĐ đang làm việc ở nước ngoài, số lượng NLĐ đã được tuyển chọn để đưa đi làm việc ở nước ngoài và phương án thực hiện trách nhiệm đối với các hợp đồng còn hiệu lực.
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG KHU VỰC BẮC Á
2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc
Đi cùng với sự nỗ lực của Đảng và Nhà nước, hoạt động QLNN về XKLĐ của Việt Nam sang khu vực Bắc Á đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia: - Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngày càng được hoàn thiện, phù hợp và đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thực tế: Bộ LĐTBXH đã trình Quốc Hội, Chính phủ và trực tiếp ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thể hiện cụ thể cơ chế, chính sách để thực hiện chủ trương XKLĐ của Đảng và Nhà nước, góp phần tạo hành lang pháp lý tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ để quản lý và phát triển hoạt động XKLĐ. Đồng thời, đã phân định được chức năng QLNN với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp XKLĐ. Bên
cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường XKLĐ, phát huy quyền chủ động của các doanh nghiệp.
- Tổ chức bộ máy QLNN về XKLĐ được đổi mới toàn diện, hoàn thiện hơn, thống nhất quản lý từ trung ương tới địa phương với sự phân công, phân cấp rõ ràng, cơ bản đồng bộ và khá hoàn chỉnh, nhìn chung đã đảm bảo môi trường cạnh tranh và hợp tác lành mạnh cho hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước về hoạt động XKLĐ được tăng cường, phối hợp nhịp nhàng và ngày càng hiệu quả.
- Chính sách về XKLĐ góp phần khuyến khích và thúc đẩy hoạt động XKLĐ. Các chính sách về phát triển thị trường, chính sách hỗ trợ rủi ro đối
với NLĐ, chính sách hỗ trợ về tài chính và các chính sách khác liên quan đến hoạt động XKLĐ đã góp phần khuyến khích và thúc đẩy hoạt động XKLĐ, đặc biệt là tạo điều kiện cho người nghèo đi XKLĐ.
- Các kế hoạch, đề án về XKLĐ góp phần nhất định về nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và thu nhập cho NLĐ, giải quyết vấn đề xã hội. Sau khi đi XKLĐ NLĐ thường tiết kiệm gửi tiền về cho gia đình nhằm nâng cao cuộc sống, xóa đói giảm nghèo. Đồng thời, NLĐ khi hết hạn hợp đồng về nước cũng có một số vốn trong tay để kinh doanh, buôn bán chăm lo cho gia đình.
- Công tác thanh, kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu lao động góp phần phát hiện vi phạm, kịp thời giải quyết những vướng mắc, bất cập trong công tác quản lý.
2.4.2. Một số tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được công tác QLNN về XKLĐ của Việt Nam sang khu vực Bắc Á vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới:
- Hạn chế về hệ thống pháp luật và chính sách: Hệ thống văn bảnpháp luật còn thiếu một số chính sách, cơ chế cụ thể hóa một số nội dung để quản lý hoạt động XKLĐ như chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường mới, chính sách miễn giảm thuế, chính sách khen thưởng… Ngoài ra, chính sách quản lý nền kinh tế thị trường chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế; các chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế thiếu đồng bộ, nhất quán và chưa phù hợp với điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế; chưa có một chiến lược tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế cho cả giai đoạn dài với các lộ trình mở cửa trong từng lĩnh vực cụ thể.
Một số ví dụ cụ thể như: Hiện nay chưa có quy định về thời hạn của giấy phép hoạt động đưa người Việt Nam đi XKLĐ nên dẫn đến tình trạng
định sau khi đã được cấp phép vì họ cũng không bị áp lực về thời hạn của hiệu lực; Luật số 72 quy định Tổ chức sự nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong trường hợp thực hiện Thỏa thuận quốc tế do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ký với bên nước ngoài nhưng Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì lại quy định: “Chính Phủ giao cho Bộ LĐTBXH đàm phán, đề nghị cấp có thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế về lao động theo quy định của pháp luật về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế; ký kết các thỏa thuận quốc tế về lao động theo quy định của pháp luật về ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế”. Theo quy định trên thì có thể hiểu các Bộ, ngành khác không được giao chức năng đàm phán, ký kết các thỏa thuận về lao động nhưng lại tổ chức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các thỏa thuận của Bộ, ngành đó ký. Hơn nữa, theo quy định của Luật 72 và các văn bản hướng dẫn, lĩnh vực đưa lao động đi làm việc ở nước thuộc thẩm quyền QLNN của Bộ LĐTBXH nhưng lại không quy định về việc khi các Bộ, ngành khác ký thỏa thuận về lao động và chuyên