Tình hình ban hành và thực hiện các chính sách về xuất khẩu lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động của việt nam sang khu vực bắc á (Trang 66 - 73)

Trong thực tiễn QLNN về XKLĐ của Việt Nam, về cơ bản không có chính sách quản lý dành riêng cho khu vực Bắc Á. Các chính sách được Nhà nước ban hành đều áp dụng chung cho các thịt trường xuất khẩu lao động.

chung cho hoạt động XKLĐ. Các chính sách này bao gồm: Chính sách về phát triển thị trường, chính sách hỗ trợ rủi ro đối với NLĐ, chính sách hỗ trợ về tài chính và các chính sách khác liên quan đến hoạt động XKLĐ.

2.3.4.1. Chính sách phát triển thị trường

Để phát triển thị trường XKLĐ, Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề hợp tác quốc tế, đàm phán, ký kết các thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế song phương và đa phương về vấn đề XKLĐ. Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp về thông tin, tài chính, kết cấu hạ tầng của TTLĐ, thực hiện khảo sát TTLĐ và tăng cường công tác tuyên truyền về các thị trường NKLĐ mới. Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 185 quốc gia, thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với gần 230 thị trường tại tất cả các châu lục, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện với nhiều quốc gia chủ chốt trên thế giới. Việt Nam có quan hệ hợp tác tốt với tất cả các nước lớn, trong đó có 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việt Nam hiện tham gia vào hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực và đang chủ động, tích cực khẳng định vai trò trong các diễn đàn đa phương quan trọng cũng như các liên kết kinh tế hàng đầu ở khu vực và quốc tế. Sáu năm qua (2010-2016), chúng ta ngày càng chủ động, tích cực trong việc đàm phán và ký kết các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), hội nhập sâu và toàn diện hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Giai đoạn 2013–2015 là giai đoạn cao điểm trong đàm phán, ký kết các FTA của Việt Nam. Ta đã hoàn thành ba FTA song phương với các đối tác quan trọng của Việt Nam, bao gồm FTA với Hàn Quốc (5/2015), FTA với Liên minh Kinh tế Á-Âu (5/2015) và FTA với Liên minh châu Âu (12/2015). Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết và tham gia 11 FTA khu vực và song phương, trong đó có 6 FTA trong khuôn khổ hợp tác ASEAN. Đặc biệt, đối với Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Việt Nam đã tích cực triển khai các biện pháp ưu tiên nhằm

thực hiện Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia thành viên có tỷ lệ thực hiện cao nhất các biện pháp trong Lộ trình AEC. Kết quả là: Ngày 31/12/2015, Việt Nam chính thức tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN góp phần tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức trong lĩnh vực XKLĐ nói riêng và các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội nói chung. Theo đó, thời gian tới Việt Nam sẽ cho phép lao động thuộc 8 ngành: Du lịch, kiểm toán, kiến trúc, khảo sát, nha sỹ, bác sỹ, y tá, điều dưỡng viên được quyền tự do di chuyển tìm việc làm mà Cộng đồng ASEAN cho phép. Vì vậy, lao động Việt Nam hoàn toàn có thể có cơ hội tìm kiếm việc làm tại các thị trường phát triển như Singapore, Thái Lan…Cùng với đó, thị trường Việt Nam cũng sẽ “mở cửa” để đón nhận nguồn lao động chất lượng cao từ các nước phát triển này đến làm việc.

Ở cấp độ toàn cầu, tại Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tháng 12/2013, Việt Nam đã cùng với các thành viên WTO thông

qua “Gói cam kết thương mại Bali”, khai thông bế tắc đàm phán trong khuôn khổ WTO đã kéo dài nhiều năm.

Những hoạt động kinh tế đối ngoại này đã đóng góp tích cực vào việc mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tăng cường thu hút đầu tư, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), thu hút khách du lịch, đấu tranh chống những hành động gian lận thương mại, áp đặt các rào cản thương mại làm tổn hại tới lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và nhà nước.

2.3.4.2. Chính sách hỗ trợ rủi ro đối với NLĐ

Năm 2004, Chính phủ quyết định thành lập Quỹ Hỗ trợ XKLĐ và nay được đổi tên là Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước (Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg ngày 31/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ) thuộc Bộ LĐTBXH đã góp phần rất lớn trong việc hỗ trợ rủi ro cho NLĐ khi đi XKLĐ.

* Quỹ được hình thành từ sự đóng góp của:

- NLĐ: mức đóng là 100.000 VNĐ/người; sau khi đóng sẽ được cấp thẻ đã đóng Quỹ, đây là bằng chứng NLĐ gửi kèm khi xin hỗ trợ từ Quỹ.

- Công ty môi giới XKLD: 1% tiền dịch vụ mỗi năm

* Mục đích Hỗ trợ rủi ro cho NLĐ của Quỹ và thủ tục xin hỗ trợ từ Quỹ:

- NLĐ chết - hỗ trợ thân nhân 10.000.000 VND; Thân nhân của NLĐ làm đơn đề nghị hỗ trợ rủi ro có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về hộ khẩu của NLĐ và quan hệ giữa người được uỷ quyền và NLĐ (theo mẫu) gửi Quỹ kèm theo bản phôtô giấy chứng tử của NLĐ hoặc xác nhận của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;

Tối đa 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, Quỹ hỗ trợ trực tiếp cho thân nhân NLĐ hoặc thông qua hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (theo địa chỉ ghi trong đơn đề nghị). Trường hợp không giải quyết phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- NLĐ đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật không đủ sức khoẻ để tiếp tục làm việc và phải về nước trước thời hạn. Hỗ trợ này không áp dụng đối với NLĐ ra ngoài hợp đồng hoặc phải về nước ngay sau khi sang đến nước làm việc do sai sót khám sức khoẻ trong nước. Mức hỗ trợ: Tối đa 5.000.000 đồng/trường hợp đối với NLĐ đã làm việc ở nước ngoài bằng hoặc ít hơn 50% thời hạn hợp đồng và tối đa 3.000.000 đồng/trường hợp đối với NLĐ đã làm việc ở nước ngoài trên 50% thời hạn hợp đồng.

NLĐ hoặc người được NLĐ uỷ quyền làm đơn đề nghị hỗ trợ rủi ro có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về hộ khẩu của NLĐ và quan hệ giữa người được uỷ quyền và NLĐ (theo mẫu) gửi Quỹ thông qua doanh nghiệp, tổ chức đưa đi hoặc Sở LĐTBXH nơi đăng ký hợp đồng kèm theo giấy xác nhận

của cơ quan y tế nước sở tại hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước đó về việc NLĐ không đủ sức khoẻ để tiếp tục làm việc;

Tối đa 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, Quỹ xem xét, hỗ trợ cho NLĐ thông qua doanh nghiệp, tổ chức đưa đi hoặc Sở LĐTBXH, trường hợp không giải quyết phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Hỗ trợ cho NLĐ trong một số trường hợp rủi ro khách quan khác: Đối tượng được hỗ trợ: NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Mức hỗ trợ: Bộ trưởng Bộ LĐTBXH quyết định mức hỗ trợ tối đa

5.000.000 đồng/trường hợp, trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản lý Quỹ. Quy trình, thủ tục chi hỗ trợ: Hội đồng quản lý Quỹ hướng dẫn quy trình, thủ tục hồ sơ chi hỗ trợ phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Chậm nhất 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được tiền từ Quỹ, doanh nghiệp, tổ chức đưa đi hoặc Sở LĐTBXH phải chi trả cho NLĐ.

Thời gian qua, Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước đã từng bước đa dạng hoạt động, huy động được sự đóng góp đáng kể của doanh nghiệp và NLĐ; góp phần nâng cao chất lượng lao động, hỗ trợ NLĐ khi ốm đau, tai nạn hoặc bị rủi ro. Từ năm 2010 đến 2016, Quỹ đã thực hiện hỗ trợ cho tổng số 13.122 người với tổng kinh phí hỗ trợ là 55.231.009.718 đồng (trong đó: Hỗ trợ thân nhân lao động chết: 427 trường hợp với 4.270.000.000 đồng; Hỗ trợ NLĐ không đủ sức khỏe về nước trước hạn: 93 trường hợp với 403.000.000 đồng; Hỗ trợ NLĐ thuộc huyện nghèo về nước trước hạn: 96 trường hợp với 723.954.718 đồng; Hỗ trợ rủi ro khác cho NLĐ: 81 trường hợp với

249.000.000 đồng; Hỗ trợ doanh nghiệp: 02 doanh nghiệp với 19.740.500 đồng; Hỗ trợ đặc biệt khác: 12.423 trường hợp với 49.565.314.500 đồng).

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động của Quỹ còn bộc lộ một số hạn chế như: kết quả chi hỗ trợ còn chưa cao, chưa đáp ứng yêu

trường hợp rủi ro còn chưa liệt kê đủ, ví dụ như trường hợp NLĐ phải về nước trước thời hạn do thiếu việc làm rất phổ biến chưa được quy định trong nội dung hỗ trợ mặc dù theo quy định thì Bộ trưởng Bộ LĐTBXH được quyết định hỗ trợ trong các trường hợp cần thiết ngoài các nội dung đã được quy định. Để đi XKLĐ thì NLĐ phải chi trả một khoản tiền không nhỏ nên khi phải về nước trước thời hạn sẽ làm thiệt hại về kinh tế cho NLĐ, nhiều trường hợp không đủ để trang trải những chi phí ban đầu. Hơn nữa, họ đã tham gia đóng góp kinh phí vào Quỹ nên họ cần nhận được sự hỗ trợ. Hạn chế nữa của Quỹ là chưa có sự phân biệt mức độ rủi ro cao thấp mà chỉ cào bằng về mức hỗ trợ đối với NLĐ.

2.3.4.3. Chính sách hỗ trợ về tài chính

NLĐ được hưởng các chính sách hỗ trợ về tài chính như vay vốn để đi XKLĐ với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội khi đối tượng vay vốn thuộc gia đình chính sách, mức lãi suất vay thấp nhất (từ 0% - 0,65%/năm), mức cho vay tối đa là 20 – 30 triệu đồng và không phải thế chấp tài sản. Đối với ngân hàng thương mại: NLĐ không thuộc diện đối tượng chính sách được vay vốn tại ngân hàng thương mại theo cơ chế cho vay thông thường. Điều kiện cho vay là NLĐ phải có hợp đồng đi lao động nước ngoài và đáp ứng các điều kiện vay vốn theo cơ chế tín dụng thương mại. Mức vay vốn thấp nhất bằng 70% chi phí đi làm việc ở nước ngoài, cao nhất là 100%, trong đó NLĐ phải thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật. Một số ngân hàng cho vay không thế chấp tối đa 20 triệu nhằm tạo điều kiện cho những NLĐ khó khăn.

Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ NLĐ tham gia XKLĐ đã góp phần giúp nhiều lao động nghèo có cơ hội đi XKLĐ, tuy nhiên mức cho vay hiện nay còn thấp (khoảng 20 triệu/người) chỉ đủ một phần trong tổng số kinh phí mà họ phải chi trả nên NLĐ vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

2.3.4.4. Các chính sách khác

Gần đây nhất, khi ngư dân 4 tỉnh ven biển miền Trung bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự cố môi trường, Bộ LĐTBXH đã kịp thời có chính sách hỗ trợ ngư dân: Trong danh sách 44 quận/huyện bị tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc trong năm 2016 có các quận/huyện của 4 tỉnh bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế). Tuy nhiên, để hỗ trợ các tỉnh này, Bộ LĐTBXH không áp dụng việc tạm dừng tuyển chọn lao động ngành ngư nghiệp trong năm 2016 đối với các huyện ven biển thuộc 4 tỉnh nêu trên. Do vậy, NLĐ thuộc các huyện ven biển của 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường vẫn được đăng ký tham gia kỳ thi tiếng Hàn để đi làm việc tại Hàn Quốc trong ngành ngư nghiệp, tổ chức vào tháng 12/2016. Đặc biệt, Bộ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng “Đề án xác định thiệt hại, hỗ trợ khắc phục hậu quả và chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế”, trong đó có các giải pháp hỗ trợ NLĐ các tỉnh trên tham gia đi làm việc ở nước ngoài. Theo đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã đề xuất các giải pháp hỗ trợ chi phí đào tạo, chi phí làm các thủ tục giấy tờ, hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi để đi làm việc ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng xây dựng các phương án ưu tiên tuyển chọn lao động ngoài nước cũng xây dựng các phương án ưu tiên tuyển chọn lao động của các tỉnh này đi làm việc ở nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc…

Đối với chương trình đưa lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS, Bộ LĐTBXH ưu tiên tuyển chọn lao động ngành ngư nghiệp tại 4 tỉnh bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường.

Ngoài ra, lao động tại 4 tỉnh này nếu có nguyện vọng sẽ được ưu tiên tuyển chọn đi làm việc tại các thị trường đang có nhu cầu tuyển dụng lao động khai tác, đánh bắt thủy hải sản và những công việc khác phù hợp với khả năng của lao động tại các vùng này.

Đối với thị trường Nhật Bản, Bộ LĐTBXH đã bổ sung thêm 200 chỉ tiêu tuyển chọn thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản theo chương trình IM Janban cho 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế, mỗi tỉnh 50 người.

2.3.5. Thực trạng về thanh kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu lao động sang khu vực Bắc Á

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động của việt nam sang khu vực bắc á (Trang 66 - 73)