Kiến nghị với các Bộ, Ngành liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động của việt nam sang khu vực bắc á (Trang 102)

- Bộ Kế hoạch - Đầu tư phối hợp với Bộ LĐTBXH xây dựng kế hoạch XKLĐ hàng năm và 5 năm, tiến tới đưa kế hoạch XKLĐ và kế hoạch thu ngoại tệ từ XKLĐ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm, và kế hoạch thu ngân sách của đất nước.

- Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, xây dựng và trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách về kiều hối như chính sách lãi suất, tỷ giá, tài khoản tiền gửi nhằm thu hút NLĐ chuyển tiền vào hệ thống ngân hàng chính thức và hướng dẫn họ sử dụng số thu nhập do lao động

ở nước ngoài có được vào các mục đích phát triển kinh tế quốc gia.

- Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ LĐTBXH thẩm tra các báo cáo tài chính và hệ thống sổ kế toán để kiểm tra các doanh nghiệp XKLĐ trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước, đối với NLĐ, về doanh thu và lợi nhuận cũng như việc tuân thủ các chế độ tài chính, thuế, tiền lương, Luật Lao động và chế độ báo cáo thống kê; Thường xuyên kiểm tra và truy thu các khoản mà doanh nghiệp chậm nộp hoặc tránh nộp cho cơ quan thuế và Quỹ Hỗ trợ Việc làm ngoài nước.

3.4.4. Kiến nghị với các cấp chính quyền ở địa phƣơng

- Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác XKLĐ, quyền lợi

và nghĩa vụ của NLĐ khi tham gia XKLĐ.

hỗ trợ của tỉnh về đào tạo - bồi dưỡng kiến thức cần thiết, các chính sách cho vay để trang trải chi phí ban đầu của NLĐ...để ngăn chặn các thông tin không đúng về XKLĐ, giảm thiểu các chi phí thất thiệt cho người tham gia XKLĐ. - Quán triệt sâu sắc các chủ trương chính sách của Đảng đến các cấp uỷ Đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể xã hội để phối hợp vận động quần chúng tham gia thực hiện chủ trương tạo việc làm cho NLĐ ở ngoài nước.

- Thành lập các Ban Chỉ đạo XKLĐ các cấp để giúp Uỷ ban nhân dân trong việc xây dựng chính sách, kế hoạch cung ứng XKLĐ, khảo sát nắm nguồn lao động trên địa bàn tỉnh; Chỉ đạo thường xuyên các Ban chỉ đạo

XKLĐ của tỉnh, huyện, địa phương trong việc lựa chọn, giới thiệu các doanh nghiệp XKLĐ, tuyển chọn, đào tạo người tham gia XKLĐ, cho vay vốn và đơn giản hoá các thủ tục để việc thực hiện các hợp đồng XKLĐ đã ký kết; Kiểm tra và giải quyết kịp thời các vấn đề tranh chấp trong hoạt động XKLĐ giữa các doanh nghiệp, NLĐ và gia đình họ theo các quy định của pháp luật. - Hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người tham gia XKLĐ; thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các đối tượng chính sách trong việc giải quyết việc làm trong và ngoài nước.

3.4.5. Kiến nghị với các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động

- Đẩy mạnh triển khai mô hình liên kết doanh nghiệp XKLĐ và địa phương để có nguồn lao động đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Cải tiến quy trình tuyển chọn lao động nhằm tiết kiệm kinh phí cho tuyển chọn, đồng thời chọn được người đúng việc, đúng thời gian.

- Tăng cường đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ cho nhân viên doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, dạy ngoại ngữ và giáo dục định hướng đối với NLĐ vì đây là khâu then chốt quyết định đến chất lượng LĐXK.

3.4.6. Kiến nghị đối với ngƣời lao động

- Chủ động nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề và ngoại ngữ khi tham gia XKLĐ;

- Chủ động tìm hiểu các quy định về hoạt động XKLĐ nhằm nâng cao nhận thức, hiều biết về XKLĐ, góp phần hạn chế tối đa tình trạng lừa đảo trong XKLĐ;

- Nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, an toàn lao động và tuân thủ các quy định pháp luật trong quá trình sống và làm việc tại nước ngoài.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Qua nghiên cứu về cơ sở khoa học và thực trạng QLNN về XKLĐ của Việt Nam sang khu vực Bắc Á, chương 3 của luận văn, tác giả đã nêu ra 6 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với XKLĐ của Việt Nam sang khu vực Bắc Á, cụ thể:

- Nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế pháp luật về XKLĐ theo hướng sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Luật 72 và các nghị định, thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật nhằm giải quyết những bất cập, mâu thuẫn hoặc chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn;

- Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về XKLĐ thông qua việc thành lập các phòng chuyên môn phục vụ công tác QLNN về XKLĐ, bổ sung thêm nhân lực và kiện toàn hệ thống các Ban quản lý lao động ở nước ngoài, đổi mới và tăng cường đội ngũ cán bộ trong bộ máy QLNN về XKLĐ theo hướng tăng cán bộ lãnh đạo trẻ, vững vàng về chuyên môn, giỏi ngoại ngữ và tin học.

- Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch, đề án định hướng cho hoạt động XKLĐ nói chung và sang thị trường Bắc Á nói riêng.

- Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách về xuất khẩu lao động, đặc biệt là các chính sách liên quan đến phát triển thị trường XKLĐ;

- Nhóm giải pháp về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động XKLĐ, trong đó tăng cường thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề để kịp thời ngăn chặn, xử lý các vi phạm.

- Giải pháp tăng cường cải cách thủ tục trong các hoạt động liên quan đến XKLĐ theo hướng công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính, cải tiến quy trình thực hiện đăng ký hợp đồng cung ứng lao động của các

doanh nghiệp để tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian thẩm định, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong việc thực hiện các thủ tục trong XKLĐ.

Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị với: Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương, doanh nghiệp và NLĐ để đảm bảo thực hiện các giải pháp nêu trên.

KẾT LUẬN

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh sự chuyển dịch quốc tế về vốn và hàng hoá, cũng diễn ra sự chuyển dịch lao động với quy mô lớn trên phạm vi thế giới. Hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Đối với Việt Nam là nước đông dân, việc đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài vừa là phương tiện thu hút ngoại tệ, vừa làm tăng cơ hội việc làm cho người dân, giảm bớt nạn thất nghiệp ở trong nước, góp phần xoá đói giảm nghèo và cải thiện tay nghề cho NLĐ.

Tuy nhiên, với nhiều biến động trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi vai trò quản lý của nhà nước đối với hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài phải thích nghi với điều kiện mới. Đề tài luận văn đã tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề sau:

1. Hệ thống hóa toàn diện những lý luận cơ bản về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài và những nội dung QLNN như: khái niệm về QLNN, QLNN đối với hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.

2. Nghiên cứu học tập kinh nghiệm của một số quốc gia Châu á trong công tác QLNN như Hàn Quốc, Philippines và Ấn Độ, để rút ra bài học đối với Việt Nam.

3. Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang khu vực Bắc Á. Trong đó đã nêu bật những thành tựu đã đạt được, chỉ ra những hạn chế tồn tại về xây dựng hệ thống văn bản pháp luật để

làm hành lang pháp lý cho hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, về tổ chức thực hiện trong công tác QLNN, về xây dựng và thực hiện chính sách, về công tác thanh tra, kiểm tra. Từ đó tác giả đã phân tích những nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến hiệu quả của hoạt động này chưa cao, nhà nước chưa kiểm soát toàn diện được hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.

4. Kiến nghị và giải pháp hoàn thiện QLNN đối với hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang khu vực Bắc Á.

5. Những đề xuất chính của luận văn: Đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang khu vực Bắc Á. Đó là các giải pháp: Hoàn thiện thể chế pháp luật về XKLĐ; Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về XKLĐ; Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch, đề án định hướng cho hoạt động XKLĐ nói chung và sang thị trường Bắc Á nói

riêng; Hoàn thiện chính sách về XKLĐ; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động XKLĐ; Tăng cường cải cách thủ tục trong các hoạt động liên quan đến XKLĐ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị, Chỉ thị 41/CT-TW ngày 22/9/1998 của Bộ Chính trị về xuất khẩu lao động và chuyên gia, Hà Nội.

2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016), Báo cáo hàng năm của Cục Quản lý lao động ngoài nước,

Hà Nội.

3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2007), Thông tư liên tịch 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC quy định cụ thể về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2007), Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BLĐTBXH-NHNNVN quy định việc quản lý và sử dụng tiền kỹ quỹ của doanh nghiệp và tiền kỹ quỹ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2008), Thông tư liên tịch 11/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.

6. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2013), Thông tư liên tịch 31/2013/TTLT-BLĐTBXH-BTC về hướng dẫn thực hiện Quyết định 1465/QĐ-TTg ngày 21/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc.

7. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2013), Thông tư liên tịch 32/2013/TTLT-BLĐTBXH-BNG về hướng dẫn trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b và điểm c Khoản 2 Điều 35 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ.

8. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2008), Quyết định 61/2008/QĐ- BLĐTBXH về mức tiền môi giới người lao động hoàn trả cho doanh nghiệp tại một số thị trường.

9. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2007), Nghị định 126/2007/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

10. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.

11. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Nghị định 119/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về

khiếu nại, tố cáo.

12. Đỗ Đức Bình, Ngô Thị Tuyết Mai (2012), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Lao động xã hội.

13. Nguyễn Duy Dũng (chủ biên) (2008), Đào tạo và Quản lý nhân lực (kinh nghiệm Nhật Bản, Hàn Quốc và những gợi ý cho Việt Nam), NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.

14. Vũ Thị Thanh Hà (2016), Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản, Luận văn thạc sĩ.

15. Lê Hồng Huyên (2010), Quản lý nhà nước về di chuyển lao động Việt Nam ra làm việc ở nước ngoài, Luận án tiến sĩ kinh tế.

16. Nguyễn Xuân Hưng (2015), Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động của Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế.

17. Lưu Văn Hưng (2005), Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc Á - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ kinh tế

18. Nguyễn Thị Hoàng Lan (2013), Xuất khẩu lao động của Việt Nam trước và sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học ngoại thương.

19. Vũ Đình Toàn (2006), Nội dung chủ yếu và những điểm mới của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Tạp chí Việc làm ngoài nước số 6 năm 2006, trang 6.

20. Đỗ Hoàng Toàn (2002), Giáo trình quản lý kinh tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Bùi Sỹ Tuấn (2011), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động của Việt Nam đến năm 2020, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

22. Nguyễn Đình Thiện (2000), Một số vấn đề về xuất khẩu lao động của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị.

23. Luật số 72/2006 QH 2006 ngày 29/11/2006 về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

24. Nguyễn Thị Phương Linh (2004), Một số giải pháp đổi mới quản lý tài chính về xuất khẩu lao động Việt Nam theo cơ chế thị trường, Luận án tiến sĩ kinh tế.

DANH SÁCH 44 DOANH NGHIỆP ĐÃ NỘP LẠI, BỊ THU HỒI GIẤY PHÉP

1. Công ty Cổ phần Thương mại IIG Việt Nam 2. Tổng Công ty Sông Đà

3. Công ty cổ phần Quốc tế Thái Minh

4. Công ty TNHH một thành viên Xây lắp điện 2 5. Công ty cổ phần Dịch vụ dầu khí Sài Gòn

6. Tổng công ty Xây dựng Thuỷ Lợi 4- Công ty Cổ phần 7. Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9 Đắclắk 8. Tổng công ty Sông Hồng

9. Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xuất nhập khẩu tổng hợp Sài Gòn 10. Tổng công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam 11. Công ty Du lịch Khách sạn Thái Bình

12. Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư & Phát triển Thương mại Vạn Xuân

13. Công ty cổ phần Cơ khí và Xuất khẩu lao động Thừa Thiên Huế 14. Công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực Hoa Anh Đào

15. Tổng công ty Du lịch Sài Gòn

16. Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Phát triển Chấn Hưng 17. Công ty cổ phần Vận chuyển Sài Gòn Tourist

18. Công ty Du lịch Dịch vụ Dâù khí Việt Nam

19. Công ty TNHH một thành viên Sản Xuất-Thương mại và Xuất khẩu lao động

20. Công ty cổ phần Procimex Việt Nam

21. Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu Quảng Ninh 22. Tổng Công ty Cơ điện- Xây dựng nông nghiệp Thuỷ lợi 23. Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Cửu Long

Hoàng Việt

27. Công ty Xuất nhập khẩu Bình Định

28. Công ty cung ứng xuất khẩu lao động và chuyên gia Nghệ An 29. Công ty Xuất nhập khẩu và lương thực Trà Vinh

30. Công ty Xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật 31. Công ty Thiết bị Vật tư Du lịch II

32. Tổng Công ty Vật tư Nông nghiệp

33. Tổng đội thanh niên xung phong Trường Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động của việt nam sang khu vực bắc á (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)